Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh suy chức năng tuyến giáp (Hypothyroidism) (Kỳ 1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.21 KB, 5 trang )

Bệnh suy chức năng tuyến giáp
(Hypothyroidism)
(Kỳ 1)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
1.1. Định nghĩa.
+ Suy chức năng tuyến giáp là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp dẫn
đến sự thiếu hụt tổng hợp hormon tuyến giáp.
Danh từ đồng nghĩa: thiểu năng tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp, suy
tuyến giáp.
+ Suy tuyến giáp tiên phát là vấn đề quan tâm chung của ngành y tế.
+ Suy chức năng tuyến giáp có thể xuất hiện sau khi sinh hoặc và trong
thời kỳ trưởng thành. Bệnh gây ra chứng đần độn (cretinism).
+ Bệnh phù niêm (myxedema) là trường hợp suy tuyến giáp nặng trong đó
phù niêm là do da và các mô khác bị xâm nhiễm bởi một chất dạng nhầy chứa
nhiều polysaccarit axit hút nước, có đặc điểm là phù cứng ấn không lõm.
+ Tỷ lệ gặp: 1-3% trong cộng đồng dân số; 1-2 người trên 1.000 phụ nữ;
2 người trên 10.000 nam giới tuổi trung niên trở lên, trong đó suy giáp bẩm sinh
gặp với tỉ lệ 1/5000 trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân.
2.1. Suy giáp tiên phát (nguyên nhân tại tuyến giáp):
+ Suy giáp không có tuyến giáp to:
- Thiếu hụt bẩm sinh men tổng hợp hormon giáp.
- Suy giáp tiên phát không rõ nguyên nhân.
- Tai biến sau điều trị: phóng xạ, phẫu thuật.
- Tai biến sau chiếu xạ.
+ Suy giáp có tuyến giáp to:
- Thiếu hụt di truyền men tổng hợp hormon giáp .
- Tai biến do dùng các thuốc để điều trị bệnh lý tuyến giáp: iod, thuốc
kháng giáp tổng hợp.
- Thiếu hụt cung cấp iod.


- Tai biến do dùng một số loại thuốc khác: aminosalicylic axit, iod,
phenylbutazone, iodoantipyrine, líthium.
- Viêm tuyến giáp mạn tính: Hashimoto.
- Interleukin 2 và các tế bào họat động tự giết lymphokine.
2.2. Suy giáp thứ phát (nguyên nhân tổn thương tại tuyến yên hoặc vùng
dưới đồi):
+ Tổn thương tại tuyến yên:
- Suy toàn bộ chức năng tuyến yên.
- Thiếu hụt TSH đơn độc.
+ Tổn thương vùng dưới đồi:
- Thiếu hụt bẩm sinh TRH.
- Nhiễm khuẩn (viêm não).
- U vùng dưới đồi.
- Thâm nhiễm (sarcoidosis).
2.3. Nguyên nhân tự có trong cơ thể (self- limited):
+ Triệu chứng phản ứng khi dùng các thuốc ức chế tuyến giáp.
+ Viêm tuyến giáp bán cấp và mạn với suy giáp thoáng qua (thường đi
sau pha cường giáp).
+ Do đề kháng đối với tác dụng của hormon giáp ở ngoại vi gây ra bởi
sự bất thường của thụ thể tiếp nhận thyroxin ở tế bào.
3. Cơ chế bệnh sinh.
Suy chức năng tuyến giáp có thể có tuyến giáp to hoặc không to.
3.1. Cơ chế bệnh sinh của suy giáp không có tuyến giáp to:
Do tuyến giáp teo làm mất tổ chức tuyến giáp dẫn đến giảm tổng hợp
hormon tuyến giáp mặc dù tác dụng kích thích của TSH đối với tuyến giáp vẫn
còn được bảo tồn.
Đa số các trường hợp suy giáp là do tai biến điều trị bệnh Basedow
bằng phẫu thuật, phóng xạ.
Suy giáp có teo tuyến giáp có thể là những bệnh tiên phát không rõ
nguyên nhân, thường do cơ chế tự miễn dịch và kết hợp với sự xuất hiện các

kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành trong máu. Một số trường hợp khác là do
xuất hiện kháng thể chống lại thụ thể tiếp nhận TSH, những trường hợp này
hay kết hợp với một số bệnh như đái tháo đường do tụy, thiếu máu huyết tán,
luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, viêm gan mạn.
Nói chung suy giáp có thể là một trong những biểu hiện sự thiếu hụt của
nhiều tuyến nội tiết như tuyến giáp, thượng thận, cận giáp, sinh dục mà gây ra do
cơ chế tự miễn. Tất cả những bệnh này đều có biểu hiện suy giáp tiên phát và
là những bệnh có tăng lưu hành ở các đơn bội HLA đặc hiệu. Những thiếu hụt
của các quá trình này dẫn đến chứng đần độn đơn lẻ không có tuyến giáp to
hoặc suy giáp ở thiếu niên.
Suy giáp gây ra do viêm tuyến giáp bán cấp và trong các hội chứng
“viêm tuyến giáp không đau” bao gồm: các trường hợp sau đẻ, bệnh thường
xuất hiện sau giai đoạn nhiễm độc giáp tạm thời.

×