Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh viêm tuyến giáp (Thyroiditis) (Kỳ 1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.3 KB, 5 trang )

Bệnh viêm tuyến giáp
(Thyroiditis)
(Kỳ 1)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)
Viêm tuyến giáp là một bệnh hay gặp trong lâm sàng. Biểu hiện lâm
sàng rất đa dạng và nhiều khi rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác của
tuyến giáp.
Viêm tuyến giáp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào
nguyên nhân và diễn biến của bệnh, viêm tuyến giáp được chia thành 3 nhóm:
+ Viêm tuyến giáp cấp tính do vi khuẩn sinh mủ hoặc nhiễm khuẩn cơ
hội.
+ Viêm tuyến giáp bán cấp tính bao gồm viêm tuyến giáp tế bào khổng
lồ và viêm tuyến giáp không đau (viêm tuyến giáp thầm lặng).
+ Viêm tuyến giáp mạn tính bao gồm viêm tuyến giáp tự miễn dịch
(Hashimoto); viêm tuyến giáp teo (mydoxema không rõ căn nguyên); viêm tuyến
giáp xơ hoá (Riedel).
Các thể viêm khác nhau sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau, tùy thuộc
vào từng giai đoạn của bệnh, chức năng của tuyến giáp cũng có thể ở tình trạng
bình giáp, cường giáp hoặc suy giáp.
Viêm tuyến giáp có thể xảy ra trên một tuyến giáp bình thường hoặc một
bướu giáp có từ trước.
1. Viêm tuyến giáp cấp tính (acute thyroiditis).
Viêm tuyến giáp cấp tính là một bệnh tương đối hiếm gặp, có nguyên
nhân được xác định rõ.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh:
+ Do vi khuẩn hoặc virut: bệnh thường xảy ra sau cúm, viêm họng,
thương hàn, quai bị, viêm xoang, nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp, lao, giang
mai
Viêm tuyến giáp có thể xảy ra ngay trong thời gian nhiễm khuẩn
hoặc sau nhiễm khuẩn như là một biến chứng.
+ Nhiễm độc iod, chì, oxyt cacbon.


+ Sau chấn thương tuyến giáp.
+ Không rõ nguyên nhân.
1.2. Mô bệnh học:
Sau khi vi khuẩn hoặc virut xâm nhập vào tuyến giáp gây ra quá trình
viêm lan tràn trong nhu mô tuyến và tổ chức liên kết. Tuyến giáp sưng to, phù nề
do các hiện tượng xung huyết, xâm nhập bạch cầu đa nhân trung tính vào nhu
mô tuyến giáp, nhiều nơi làm mủ, hoại tử.
Viêm mủ gây phá hủy các tổ chức xơ, sợi, tổ chức liên kết, thoái hoá
trong đưa đến giảm nhu mô và chức năng của tuyến.
1.3. Lâm sàng:
+ ở đa số các trường hợp quá trình viêm có thể xảy ra từ từ, song cũng
có trường hợp xảy ra cấp tính.
+ Bệnh cảnh thường là nhiễm trùng: đau vùng cổ, nuốt vướng, khàn tiếng,
mệt mỏi. Nhiệt độ cơ thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Sau một thời gian có thể xuất
hiện ớn lạnh, đau đầu, ra mồ hôi, nhịp tim nhanh, đôi khi buồn nôn và nôn.
+ Tuyến giáp sưng to, đau khi nuốt, ho và sờ đau lan lên tai, dưới hàm,
sau cổ. Da vùng tuyến giáp hơi đỏ, nóng. Mặt bệnh nhân đỏ, hơi phù, sưng đau
các hạch bạch huyết vùng cổ.
+ Đa số các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường, một số ít
bệnh nhân có thể có cường chức năng giáp (giai đoạn đầu).
+ Bệnh thường kéo dài 3-6 tuần. Bệnh nặng có thể gây áp xe hoá tuyến
giáp.
+ Xét nghiệm có bạch cầu tăng cao, tăng bạch cầu đa nhân trung tính, tốc
độ lắng máu tăng. Có thể chọc hút tuyến giáp để chẩn đoán tế bào.
+ Biến chứng nguy hiểm là vỡ mủ vào thực quản, khí quản, trung thất.
+ Bệnh có thể kết thúc bằng hiện tượng phát triển tổ chức xơ trong tuyến
giáp và có thể gây suy chức năng tuyến giáp.
1.4. Điều trị:
Đa số các trường hợp viêm tuyến giáp cấp xảy ra sau viêm đường hô
hấp trên do vi khuẩn, vì vậy để điều trị thường dùng penixiline G với liều

cao cùng với metronidazole 500mg/ mỗi 8 giờ.
Nếu bệnh mức độ nặng có thể dùng clindamycin liều cao tới 300mg,
đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, cứ mỗi 6h nhắc lại một lần.
Nếu có hiện tượng đề kháng của vi khuẩn với penixiline thì có thể dùng
cephalosporin như cefotaxine.
Tại chỗ có thể dùng: chườm nóng, chiếu tia cực tím.
Nếu sau một tuần dùng kháng sinh tích cực nhưng chọc hút thấy có mủ
thì cần phải rạch tháo mủ, dẫn lưu và sau 6-8 tuần tiến hành cắt bỏ thùy viêm.

×