Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị Bệnh Viêm khớp sinh mủ (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.06 KB, 6 trang )

Điều trị Bệnh Viêm
khớp sinh mủ
(Kỳ 1)

Viêm khớp mủ, đôi lúc còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng (septic arthritis)
là một bệnh lý viêm sinh mủ trong ổ khớp, ngõ vào thông thường nhất là do đường
máu, thỉnh thoảng do vết thương xuyên thủng gây nhiễm trùng trực tiếp hoặc do
nhiễm trùng của bộ phận kế cận như viêm tủy xương mãn tính.
Viêm khớp mủ thường gặp nhất là ở trẻ em, trẻ đẻ non, người già và những
người bị ức chế miễn dịch. Nói chung, bệnh này thường xảy ra ở một khớp, khớp
gối, khớp háng, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Trẻ em có thể bị ở nhiều
khớp. Cần lưu ý rằng nhiễm trùng khớp háng có thể đau ở khớp gối và ngược lại.

1. Thông tin về viêm khớp mủ
Viêm khớp mủ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả trẻ sơ sinh, trẻ em.
Ở người lớn thường xảy ra ở khớp khủy tay hoặc một khớp chịu lực như khớp gối.
Khoảng 20% bệnh nhân có triệu chứng tại nhiều hơn một khớp. Nhiểm trùng đa
khớp thường gặp ở trẻ em, điển hình ở khớp vai, khớp gối, khớp háng.
2. Các nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển viêm khớp nhiễm
trùng, gồm:
• Bệnh nhân có viêm khớp dạng thấp mãn tính.
• Bệnh nhân có nhiễm trùng hệ thống nào đó như lậu, nhiễm HIV. Nữ và
nam quan hệ đồng tính có nguy cơ cao hơn về viêm khớp nhiễm trùng do lậu.
• Bệnh nhân bị ung thư.
• Người sử dụng ma tuý và nghiện rượu.
• Bệnh nhân có khớp giả (khớp nhân tạo).
• Bệnh nhân tiểu đường, bệnh về tế bào máu, bệnh lupus hệ thống (SLE).
• Bệnh nhân đang bị chấn thương hoặc phẫu thuật khớp hoặc đang tiêm
thuốc trực tiếp vào khớp.
3. Triệu chứng của viêm khớp mủ



Triệu chứng của viêm khớp nhiễm trùng xảy ra đột ngột, triệu chứng phát
triển từ 3 đến 14 ngày và có đặc điểm là đau nhiều, sưng tại khớp kèm theo đau,
90% trường hợp có một ít dịch mô chảy vào ổ khớp bị viêm. Khớp bị đau, nóng
khi sờ chạm; Ớn lạnh và sốt cũng là triệu chứng thường gặp. Khi sờ chạm vào
khớp thì bị đau và có thể có hoặc không có ấn kèm theo.Trẻ em thỉnh thoảng có
nôn, ói.

4. Nguyên nhân của viêm khớp mủ
Nói chung, nguyên nhân của viêm khớp mủ là do các loại vi khuẩn, siêu vi
hoặc nấm xâm nhập vào khớp qua đường máu. Mầm bệnh còn có thể xâm nhập
trực tiếp vào khớp từ bên ngoài do chấn thương, tiêm thuốc vào khớp hoặc do các
nhiễm trùng từ nơi khác của cơ thể. Các mầm bệnh cụ thể khác nhau tùy theo
nhóm tuổi. Trẻ sơ sinh thường do nhiểm lậu cầu khuẩn từ mẹ bị bệnh lậu. Trẻ em
củng có thể bị viêm khớp nhiểm trùng mắc phải do môi trường bệnh viện, thường
là do đặt catheter. Các mầm bệnh thường gặp khác:
- Trẻ em <2tuổi: Haemophilus influenzae, Staphylococcus aureus
- Trẻ em lớn và người lớn: Steptococcus pyogenes, Streptococcus viridans,
Staphylococcus aureus, Staphylococcus Epidermis (thường nhiễm trùng liên quan
phẫu thuật).
- Thanh niên và người lớn: Neisseria gonorrhoeae thường do nhiễm qua
quan hệ tình dục.
- Người già: vi khuẩn Gram âm gồm Salmonellae và Pseudomonas
Các nguyên nhân thường gặp gây nhiểm trùng khớp theo nhóm tuổi

STT

Nhóm
tuổi
Mầm bệnh

1
Trẻ s
ơ
Streptococcus pyogenes; vi khu
ẩn
sinh
(Neonates)
Gram âm
2
Tr
ẻ em
(Infants and
children)
Staphylococcus aureus;
Haemophycoccus influenzae; Salmonella
3
Thiếu
niên
(Aldolescent)
Staphylococcus aureus; Nesseria
gonorrhoea
4
Người
lớn (Adults)
Staphylococcus aureus; Streptococcus;
vi khuẩn Gram âm
5
Chích
ma túy t
ỉnh

m
ạch (IV drug
abusers)
Pseudomonas, các vi khu
ẩn không
điển hình

Viêm khớp nhiễm trùng được xem là một cấp cứu y khoa vì tổn thương trên
xương cũng như sụn và khả năng dẫn đến sốc nhiểm trùng có khi tử vong.
Staphilococcus aureus có khả năng hủy hoại sụn trong một đến hai ngày. Sự hủy
hoại sụn và xương sẽ dẫn đến trật khớp. Nếu nhiểm trùng do vi khuẩn thì nó sẽ
vào máu và các mô xung quanh gây nên áp xe, ngay cả nhiễm trùng nhiễm độc.
Biến chứng thường gặp nhất của viêm khớp nhiểm trùng là viêm khớp xương mãn
tính.

×