Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh viêm tuyến giáp (Thyroiditis) (Kỳ 5) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.72 KB, 5 trang )

Bệnh viêm tuyến giáp
(Thyroiditis)
(Kỳ 5)
TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY)


+ Tiến triển của bệnh:
Đa số bệnh nhân bị viêm tuyến giáp thầm lặng đều tiến triển qua 3 giai
đoạn: cường giáp, suy giáp và hồi phục.
- Giai đoạn cường giáp:
. Hormon tuyến giáp: T3, T4, FT4 đều cao; nồng độ TSH thấp, không
tăng khi làm test TRH.
. Thyroglobulin và iod liên kết protein (PBI) cũng đều tăng.
. Do các tế bào nang tuyến giáp bị tổn thương và nồng độ TSH giảm tiết
nên các tế bào nang tuyến giáp không thể vận chuyển iod được, do vậy độ hấp
thu 131I của tuyến giáp thấp.
. Khoảng 25% bệnh nhân có kháng thể kháng thyroglobulin, kháng
thể kháng microsom của tuyến giáp xuất hiện ở 60% số bệnh nhân.
. Khoảng 50% số bệnh nhân có tốc độ lắng máu tăng cao, có thể >
50mm/ giờ, số lượng bạch cầu toàn phần và protein huyết thanh tăng ở một nửa
số bệnh nhân.
- Giai đoạn suy giáp và hồi phục:
Cuối giai đoạn cường giáp, nồng độ T3, T4 giảm dần về mức bình
thường sau 1-6 tuần và sau đó giảm xuống dưới mức bình thường. Trong giai
đoạn này nồng độ TSH và độ hấp thu 131I vẫn còn ở mức thấp và chỉ 2-4 tuần
sau khi đã bình giáp hoặc cuối giai đoạn suy giáp 2 chỉ số trên mới trở về bình
thường hoặc tăng lên. Thời gian của giai đoạn suy giáp kéo dài 4-10 tuần hoặc
lâu hơn, chỉ có khoảng 5% số bệnh nhân suy giáp vĩnh viễn.
Nồng độ kháng thể kháng tuyến giáp tăng cao đặc biệt ở phụ nữ sau đẻ.
Nồng độ iod tự do lưu hành ngoài tuyến giáp giảm 50-70% sau 1-3 tháng kể
từ khi bệnh nhân bị viêm tuyến giáp và vẫn còn giảm tiếp 20-30% sau 10-12


tháng. Nồng độ thyroglobulin vẫn còn ở mức thấp trong suốt giai đoạn hồi
phục và chỉ tăng sau 1-2 năm; điều đó chứng tỏ viêm tuyến giáp tồn tại rất lâu
dài. Nồng độ iod niệu cũng giảm rõ rệt trong cả giai đoạn hồi phục.
+ Chẩn đoán:
Chẩn đoán viêm tuyến giáp thầm lặng dựa vào biểu hiện cường giáp
mức độ nhẹ hoặc trung bình với việc tăng nồng độ T3, T4, giảm chỉ số hấp thu
131I của tuyến giáp và tuyến giáp to (gặp ở 50- 60%) trên những bệnh nhân
không có tiền sử dùng các hormon tuyến giáp và các chế phẩm có iod.
Nếu có cường giáp hoặc suy giáp thoáng qua xuất hiện ngay sau khi đẻ
phải nghĩ ngay là viêm tuyến giáp thầm lặng.
Trong một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân
khác của cường giáp như bệnh Basedow: bệnh nhân Basedow có độ hấp thu
131I tăng cao. Trường hợp cường giáp do dùng thuốc, TSH giảm và nồng độ
thyroglobulin huyết thanh cũng giảm.
+ Điều trị:
Bệnh có thể tự khỏi sau 8-12 tuần. Nếu có biểu hiện nhiễm độc giáp thì
cần dùng các thuốc ức chế thụ thể bêta. Đa số các trường hợp không cần thiết
phải dùng thuốc kháng giáp tổng hợp bởi vì tăng nồng độ T3, T4 ở đây là do
quá trình viêm tuyến giáp.
Một số trường hợp viêm tuyến giáp có biểu hiện nhiễm độc giáp nếu dùng
prednisolon để giảm viêm thì vừa có tác dụng làm tuyến giáp nhỏ đi vừa có thể
hạ nồng độ T3, T4. Liều ban đầu 40-60 mg/ ngày, uống 1 hoặc 2 lần/ ngày, giảm
liều 7,5-15 mg/ 1 tuần, đợt điều trị khoảng 4 tuần.
Số ít trường hợp nếu bệnh dễ tái phát thì cần cắt bán phần tuyến giáp. Nếu
suy giáp kéo dài > 10 tuần cần dùng thêm hormon tuyến giáp.
Các bệnh nhân cần được theo dõi 1-2 năm bởi vì có khoảng một nửa số
bệnh nhân viêm tuyến giáp thầm lặng trở thành bệnh lý tuyến giáp vĩnh viễn.
Phụ nữ có bướu tuyến giáp hoặc đã có tiền sử viêm tuyến giáp thầm lặng cần
phải được theo dõi kỹ giai đoạn sau đẻ đề phòng bệnh tái phát hoặc trầm cảm
sau đẻ.


×