BỆNH LAO DA
(Kỳ 1)
Giáo trình Bệnh Da và hoa liễu HVQY
Bệnh lao da là một trong những bệnh nhiễm khuẩn tương đối phổ biến gây
tổn thương sâu sắc trong cơ thể. Bệnh do trực khuẩn lao (Bacille de Koch- BK)
gây ra . Trực khuẩn BK do Robert Koch tìm ra năm 1892, hình thể chiều dài từ 2-
4 m rộng 0, 2- 0,6 m. Có một hình thể trực khuẩn lao giảm độc lực Bacille
Calmette Guérin - BCG có thể gây những thay đổi mô bệnh học giống như nang
lao, nhưng không có sự tiến triển nặng và có khuynh hướng tự lành để lại những
thay đổi xơ hoá.
1. Sự lây truyền của bệnh.
- Đường lây truyền qua tiếp xúc: trực khuẩn lao được đưa đến da từ cơ quan
nội tạng hoặc hiếm hơn từ bên ngoài. Có người bị luput lao ở dái tai vì đã nhờ một
bệnh nhân lao phổi xâu tai để đeo khuyên, kim khâu dính nước bọt của bệnh nhân.
Các nhân viên phục vụ ở giảng đường phẫu tích, công nhân lò sát sinh có thể bị
lây trực tiếp từ những bệnh phẩm qua da bị xây xát. Tuy vậy đại đa số trường hợp
trực khuẩn lao được đa đến da từ các phủ tạng bị lao: như lao phổi, lao hạch
lymphô, lao xơng. Chính vì thế lao da luôn là biểu hiện thứ phát của nhiễm khuẩn
lao. Lao da nguyên phát là điều rất hiếm. Từ các phủ tạng (phổi) trực khuẩn lao
đến da bằng nhiều đường:
- Đường lymphô : trực khuẩn theo các khe gian bào và mạch lymphô đến
trực tiếp vùng tổn thương da, đường lan truyền này thường xẩy ra ở lao hạch.
Luput lao hay nổi ở mặt vì trực khuẩn lao từ các hạch cổ và hạch dới hàm được đa
đến da qua đường lymphô. Quá trình lao ở hạch trở ngại cho tuần hoàn lymphô,
làm cho dịch lymphô chảy ngược chiều vào một số vùng, mang theo cả trực
khuẩn lao.
- Đường máu : một số mạch máu trong ổ lao ở phủ tạng bị phá huỷ làm cho
trực khuẩn lao lan truyền trực tiếp vào máu, từ đó trực khuẩn chuyển vào khắp cơ
thể và vào da. Đường lan truyền này gặp trong luput lao, lao hạch, lao sẩn hoại tử
và một số thể lao khác.
- Lan truyền do tiếp cận : quá trình lao lan truyền dần sang tổ chức lân cận
và sau cùng đến một vùng da nào đó. Cách lan truyền này gặp trong lao hạch
lymphô và lao xơng .
- Tự tiêm truyền : một ổ lao phủ tạng nặng đang tiến triển có nhiều trực
khuẩn, những trực khuẩn này có thể lây nhiễm cho vùng da và niêm mạc. Thí dụ
lao phổi nặng có thể bị lao ở niêm mạc môi và mũi. Lao thận có thể dẫn đến lao da
và cơ quan sinh dục.
Phân loại trực khuẩn lao:
- Trực khuẩn lao người (Type human)
- Trực khuẩn lao bò (Type bovin)
- Trực khuẩn lao từ chim loại này hiếm ( Type gallinene)
Bệnh lao da không phải là bệnh đơn thuần tổn thương da mà là một bệnh
của toàn cơ thể. Trên bệnh nhân lao da ta phát hiện từ 3- - 40 % có lao hạch kèm
theo, 25 - 30 % có lao phổi. Còn có thể phát hiện lao ở sinh dục và buồng trứng.
Bệnh lao da phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Do độc lực của trực khuẩn.
- Do số lượng của trực khuẩn.
- Do cơ thể của bệnh nhân : trên đaị đa số bệnh nhân lao da thể hiện rất rõ
ràng dị ứng với Tuberculin hoặc BCG ở nồng độ 5 %; 10%; 20%, điều đó chứng
tỏ trong cơ thể có kháng thể đối với trực khuẩn lao. Dùng phản ứng này để tiên lư-
ợng bệnh. Trong lao nặng thì phản ứng này là âm tính. Bệnh còn do môi trờng,
yếu tố dinh dưỡng bản thân bệnh nhân sau những bệnh nhiễm trùng khác rồi sau
đó mới bị bệnh lao ( trẻ em sau sởi). Bệnh nhân nghiện rợu.
2. Lâm sàng :
Hình ảnh lâm sàng của lao còn phụ thuộc vào tuổi, giới, đặc tính về giải
phẫu học ở vùng da bị tổn thương và sự liên quan nhiều mặt ở yếu tố miễn dịch và
dị ứng.
Các tác giả đều phân làm 2 nhóm lao như sau:
Nhóm thứ nhất : lao da thực sự, luput thường hoặc luput lao , lao hạch, lao
da hạt cơm, lao loét kê da và niêm mạc. Nhóm này có đặc điểm tiến triển chậm,
mãn tính, có xu hướng hoại tử và có hình ảnh mô bệnh học đặc trưng .
- Đặc điểm : xét nghiệm vi khuẩn trên tổn thương dương tính.
- Nuôi cấy và tiêm truyền trên chuột dương tính ( môi trường Lowenstein)
- Mô bệnh học điển hình của nang lao : giữa là tế bào khổng lồ, vài trực
khuẩn Koch, xung quanh là tế bào lymphô ngoài là tế bào bán liên).
- Phản ứng tuberculin (+ +) kèm theo phản ứng tại chỗ.
- Thường có lao các bộ phận khác kèm theo.
Nhóm thứ 2 : á lao gồm lao sẩn hoại tử, lao dạng liken, lao da cứng.
Có tác giả còn phân loại thành á lao sẩn cục, á lao sẩn kê, á lao sẩn hoại tử.
Nhóm này có đặc điểm là mãn tính tiến triển ít có xu hướng hoại tử.
Đặc điểm :
- Xét nghiệm trực khuẩn không thấy thường xuyên.
- Nuôi cấy và tiêm truyền ít khi thành công.
- Hình ảnh tổ chức học thất thường không có nang đặc hiệu.
- Phản ứng với tuberculin (+ , - ) thất thường.
- Có thể có hoặc không có các lao ở các bộ phận khác .
Các hình thể lâm sàng.
2. 1. Luput lao: là một thể lao da thường gặp nhất 50 - 70 %. Lâm sàng đa
dạng, tiến triển dai dẳng , điều trị lâu dài, khó khăn có khuynh hướng loét phá hoại
tổ chức, nếu sức đề kháng tốt thì có thể tự lành. Phần lớn căn nguyên do trực
khuẩn từ nội tạng do đường máu gây ra hoại tử từ ngoài vào. Trẻ con hay bị hơn
người lớn.
Triệu chứng lâm sàng: củ lao ( Lupome) màu vàng đỏ vàng nâu kích thước
bằng đầu đinh ghim hoặc to như hạt đậu, bề mặt trơn bóng, có ít vẩy, hoặc chợt, da
loét. Củ lao mềm bóng dễ nén xuống giống như thịt đông. ấn kính củ lao xẹp
xuống, nhìn qua kính củ lao trong suốt màu vàng nâu châm kim thì sụt.
Tiến triển của củ lao : các củ này liên kết với nhau thành đám lan dần ra
phía ngoài, lên sẹo ở giữa màu trắng. Có khi ngay trong lòng sẹo lại phát ra củ lao
mới. Bờ nổi cao lên mặt da không đều, khúc khuỷu. Các củ lao dễ tìm thấy ở trên
bờ hoặc gần bờ. Luput lao tiến triển lâu có thể 10- 20 năm.
Phản ứng với Tuberculin 86,6 % (+).
Tổn thương khu trú thờng ở mặt, môi trên 70- 75%, ít gặp hơn ở tứ chi như
bàn tay, bàn chân, mông. Rất hiếm khi gặp ở đầu. Nếu gặp ở bộ phận sinh dục
hoặc hậu môn thì thông thờng từ lao ruột lan ra.