Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Viêm loét niêm mạc miệng-lưỡi (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.36 KB, 5 trang )

Viêm loét niêm mạc miệng-lưỡi
(Kỳ 2)

C. Viêm miệng do Herpes simplex virus
Nhiễm Herpes ở miệng không phổ biến. Có hai dạng nhiễm Herpes có ảnh
hưởng khoang miệng. Nhiễm Herpes nguyên phát còn gọi là viêm miệng, lợi do
Herpes cấp tính, xảy ra sau nhiễm virus Herpes, biểu hiện tòan thân nhiễm trùng,
hầu hết ở trẻ em bởi vì nhiễm nguyên phát xảy ra ở trước thời kỳ trưởng thành.
Dạng phổ biến là nhiễm Herpes ở môi, hay còn gọi là đau do lạnh hoặc sốt
mụn nước, điển hình xảy ra ở môi, màu đỏ sậm và không thuộc phổ của loét
miệng. Dạng ít gặp là dạng nhiễm Herpes miệng, nhiều khi nhiễm Herpes miệng
nhưng không triệu chứng và không nhận thức được có nhiễm bệnh.
Về lâm sàng, chẩn đoán phân biệt chính của RAS là nhiễm virus Herpes
simplex.
Đặc điểm chính để phân biệt là vị trí tổn thương.
- RAS thường xảy ra trên vùng niêm mạc lỏng lẻo, không bị sừng hóa như:
niêm mạc má, môi, sàn miệng,và mặt dưới lưỡi.
- Loét do Herpes xảy ra ở niêm mạc bị sừng hóa, có liên quan mật thiết với
quá trình nhai: khẩu cái cứng, lợi, mặt lưng lưỡi, tùy theo vùng chấn thương.


Aphthous ulcer Herpes labialis

Nhìn chung, RAS phổ biến hơn nhiễm Herpes miệng tái phát, tổn thương
của RAS không có giai đoạn mụn nước và thừơng kích thước lớn hơn loét do
Herpes.
Nhiễm Herpes được xác định bằng tế bào học và cấy virus. Tế bào học
Tzanck nền vết loét thấy biểu hiện của nhiễm virus điển hình: nền như thủy tinh,
nhân chromatin và tế bào khổng lồ đa nhân. Cấy virus là tiêu chuẩn vàng. Gần đây
kỹ thuật khuếch đại PCR có thể biểu hiện mức DNA trong mô , nhạy cảm hơn và
nhanh hơn cấy virus. Sinh thiết khi các phương pháp trên thất bại, nhất là khi loét


không điển hình, ở người suy giảm miễn dịch, nhiễm Herpes có thể ở bất kỳ vị trí
nào nên khó phân biệt với RAS.

D. Giảm bạch cầu trung tính chu kỳ
- Là nguyên nhân hiếm gặp của loét miệng tái phát. Tổn thương gần giống
nhiễm Herpes hoặc RAS.
- Thường xảy ra ở lứa tuổi niên thiếu, loét tái phát có tính chu kỳ có thể dự
đoán được
- Bệnh nhân có triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, nổi hạch,…giảm bạch
cầu đa nhân được nghĩ kết quả của sự bắt giữ bạch cầu đa nhân, gây ra loét miệng
chu kỳ.

E. Bệnh hệ thống
Khoảng 15% loét dạng aphthe phức tạp là triệu chứng của bệnh hệ thống
như: hội chứng Behcet (tam chứng lâm sang: viêm màng bồ đào, RAS và loét sinh
dục), viêm ruột, bệnh ruột nhạy cảm Gluten (Celiac disease),u hạt Wegener.


Nhiễm HIV có thể gây loét miệng đa dạng, loét rất to, đau, hoặc loét miệng
khác thường, khó chữa với điều trị thông thường, bệnh thường nặng và kéo dài
hơn

F. Thiếu dinh dưỡng
Khoảng 15- 25 % bệnh nhân bị aphthe phức tạp có thiếu máu gồm: thiếu
máu thiếu sắt, folate, kẽm, vitamin B12.

×