Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn sinh học pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.42 KB, 4 trang )

Hướng dẫn học và trả lời trắc nghiệm môn sinh học
1. Cách học
a) Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm; không nhất thiết phải thuộc lòng, nhưng phải
hiểu bản chất của khái niệm, phân biệt được khái niệm đó trong hệ thống các khái niệm
đã biết.
b) Tìm trong bài học những kiến thức về quá trình, qui luật sinh học; phân biệt các quá
trình, qui luật sinh học đó với những quá trình, qui luật sinh học khác trong hệ thống kiến
thức của chương trình; không cần học thuộc từng câu chữ, nhưng phải ghi nhớ những nội
dung cơ bản.
c) Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống; cách vận dụng các
kiến thức đó trong thực tiễn; tìm thêm các ví dụ tương tự.
d) Khi ôn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so
sánh. Ví dụ khi học và ôn tập bài "đột biến gen":
Liệt kê các khái niệm: đột biến, thể đột biến; các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế,
đảo vị trí một cặp nuclêôtit (Nu); đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể
khảm; đột biến trội; đột biến lặn
Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi ADN, cơ chế đột biến nhiễm
sắc thể; các tác nhân gây đột biến có bản chất vật lý, hóa học, sinh học.
Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở cây lúa, bệnh
hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người
Và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến.
e) Một số phương pháp học phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm là thường xuyên tự đặt
các câu hỏi về các nội dung từng chủ đề đã học, rồi tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó;
vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học thường gặp trong đời
sống hằng ngày, hoặc từ thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng Khi ôn luyện
bài trắc nghiệm, không chỉ đơn thuần chọn phương án đúng mà đồng thời chọn giải thích
tại sao các phương án còn lại không đúng. Những cách học này giúp hiểu và nhớ kiến
thức lâu dài, sâu sắc.
2. Cách trả lời câu trắc nghiệm
a) Đối với câu hỏi ở mức biết
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra khả năng nhận ra và nắm bắt của thí sinh


về một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình cơ bản nào đó. Những câu hỏi này
thường ngắn, đơn giản và thường thì phần lớn thí sinh ở mức trung bình, khá trở lên chỉ
cần 15 giây đến 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi.
Ví dụ: Trong tế bào sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa ADN?
A. Nhân tế bào. B. Ti thể.
C. Lạp thể. D. Mạng lưới nội chất.
Trả lời: D
b) Đối với câu hỏi ở mức hiểu
Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra thí sinh về việc hiểu bản chất một khái
niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình nào đó. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường
phức tạp hơn, có thể ở dạng so sánh, đối chiếu, suy luận ở dạng đơn giản; các phương
án sai có mức độ gây nhiễu cao hơn. Với các câu hỏi thuộc nhóm này, thí sinh trung bình,
khá trở lên thường cần 30 giây đến 2 phút để trả lời.
Ví dụ: Các sự kiện diễn ra của nhiễm sắc thể trong giảm phân khác biệt với nguyên nhân
là:
A. Sự tạo thành bốn tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi
một nửa.
B. Chỉ có một lần phân bào và chỉ có một lần nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể không tương đồng.
Trả lời: A
c) Đối với câu hỏi vận dụng
Loại câu hỏi này thường kiểm tra về khả năng tổng hợp, so sánh, suy luận và vận dụng
các khái niệm, các quá trình và qui luật sinh học. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường ở
dạng các bài tập tình huống, hoặc các dạng câu hỏi kiểu so sánh, đối chiếu, cần sự nắm
vững kiến thức của thí sinh; phương án sai có mức độ gây nhiễu cao. Sự phân hóa thí
sinh ở mức độ khá, giỏi chủ yếu phụ thuộc vào những câu hỏi này. Với những câu hỏi
này, thường thì các học sinh khá, giỏi cần 2-5 phút hoặc nhiều hơn để trả lời.
d) Câu hỏi về lý thuyết
Đây là câu hỏi đánh giá ba mức "biết", "hiểu" và "vận dụng" những kiến thức lý thuyết cơ

bản của sinh học: hệ thống các khái niệm, quá trình, nguyên lý, qui luật
Ví dụ 1: Thể đột biến là:
A. trạng thái cơ thể của cá thể bị biến đổi.
B. những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.
C. cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.
D. cơ thể mang đột biến.
Ví dụ 2: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền: chuyên đoạn NST (I); mất cặp
nuclêôtit (II); tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân (III); thay cặp nuclêôtit (IV); đảo
đoạn NST (V); thêm cặp nuclêôtit (VI); mất đoạn NST (VII), dạng đột biến gen là:
A. I, III, V, VII.
B. II, IV, VI.
C. II, III, IV, VI.
D. I, V, VII.
Nhận xét: Ở ví dụ 1 chỉ cần nhớ thể đột biến là lựa chọn đúng phương án trả lời (phương
án C); ví dụ 2 đọc thì thấy rất phức tạp, trên thực tế cần hiểu đột biến gen chỉ liên quan tới
nuclêôtit nên ta chọn tổ hợp nào có nuclêôtit là được (phương án B).
e) Câu hỏi về bài tập
Các câu trắc nghiệm môn sinh học có nội dung tính toán là những bài toán ngắn, có thể
phân tích hoặc giải nhanh, gọn trước khi so sánh để chọn phương án đúng.
Ví dụ 1: Ở ruồi giấm, tính trạng cánh cong là do đột biến gen trội (Cy) nằm trên NST số 2
gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên (Cy Cy+) được chiếu tia phóng xạ và cho
lai với ruồi cái bình thường (Cy+). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1
(Cy Cy+) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một trong số phép lai như vậy có tỉ
lệ kiểu hình như sau:
- Đực cánh cong: 146 con
- Đực cánh bình thường: 0 con
- Cái cánh cong: 0 con
- Cái cánh bình thường: 143 con
Kết quả trên được giải thích là:
A. ruồi đực cánh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết.

B. gen Cy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính X.
C. gen Cy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính Y.
D. không có cách giải thích nào ở trên là đúng.
Nhận xét: Phương án A là phương án nhiễu, thí sinh chọn phương án này vì lầm tưởng
chiếu xạ làm ruồi đực cánh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết. Thí sinh chọn
phương án B có lưu ý tới phóng xạ nhưng lầm tưởng ở ruồi giấm NST Y không mang
gen. Trường hợp thí sinh chọn phương án D thường là không hiểu bản chất mà chọn
ngẫu nhiên.
Vậy với câu trắc nghiệm trên, phải đọc kỹ phần dẫn, chú ý tới các dữ kiện: "gen trội (Cy)
nằm trên NST số 2", "(Cy Cy+) được chiếu tia phóng xạ, chọn phương án C.
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, alen A qui định than cao là trội hoàn toàn so với alen a qui
định than thấp. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả
phân tích đời lai theo lý thuyết là:
A. 35 đỏ: 1 vàng
B. 11 đỏ: 1 vàng
C. 27 đỏ: 9 vàng
D. 3 đỏ: 1 vàng
3) Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm a) Đọc thật kỹ, không bỏ sót nội dung
mà câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời. Đặc biệt chú ý từ có ý phủ định trong phần dẫn
như "không", "không đúng", "sai".
Ví dụ: Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec, quần thể có thành phần
kiểu gen không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối là:
A. 0,2 AA: 0,6 Aa: 0,2 aa
B. 0,09AA: 0,55Aa: 0,36aa
C. 0,04AA: 0,32Aa: 0,64aa
D. 0,36AA: 0,38Aa: 0,36aa
Nhận xét: quần thể có thành phần kiểu gen không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện
ngẫu phối là quần thể đã cân bằng. Vậy thực chất là tìm xem quần thể nào trong các quần
thể đã cho đã cân bằng (p2AA + 2pqAa + q2aa = 1). Nếu thí sinh không chú ý tới từ
"không" thì sẽ chọn sai.

b) Đọc nhanh để chọn phương án đúng và loại bỏ phương án sai.
Ví dụ: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là:
A. Đacuyn. B. Menđen. C.Lamac. D. Kimura
Trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy, thí sinh có thể nhận thấy ngay A là đúng,
tuy nhiên cần đọc lướt qua các phương án B, C, D để khẳng định phương án đúng và tô
vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
c) Cần tính toán trên giấy nháp nhanh để chọn phương án đúng.
Khi gặp những câu trắc nghiệm có số liệu, cần tính toán ngay trên giấy nháp, so sánh với
các phương án để chọn phương án đúng.
Ví dụ: Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây
nên. Người phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh, kết hôn với người đàn ông
bình thường thì xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh là:
A. 0%. B. 25%. C. 50%. D. 75%.
Nhận xét: nên viết ngay trên giấy nháp sơ đồ lai mẹ XMXm x bố XMY. Nhận thấy người
con bệnh phải là con trai vì là kết quả của sự tổ hợp giữa trứng Xm (50%) và tinh trùng Y
(50%) nên xác suất là 25%.
Đối chiếu với các phương án sẽ chọn được B là phương án đúng.
d) Có thể dùng phương pháp loại trừ để chọn phương án đúng.
Đối với một số câu hỏi, thí sinh có thể chưa biết phương án trả lời chắc chắn ngay sau khi
đọc phần dẫn. Nhưng bằng cách loại trừ dần các phương án sai, thí sinh có thể tìm được
phương án đúng.
Ví dụ: Khi tiến hành lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng
tương phản, rồi cho các cá thể F1 tự thụ phấn. Tỉ lệ phân ly kiểu hình ở F2 là 9:7. Đây là
một ví dụ về qui luật di truyền:
A. liên kết với giới tính
B. phân ly độc lập
C. tương tác bổ trợ giữa các gen
D. trội không hoàn toàn
Nhận xét: Những thí sinh nắm chắc kiến thức có thể trả lời ngay câu hỏi này bằng việc lựa
chọn phương án C (tương tác bổ trợ giữa các gen không alen).

Tuy vậy, nếu chưa biết chắc chắn phương án C có đúng không, thí sinh có thể tìm được
câu trả lời đúng bằng cách loại suy như sau: nếu cặp tính trạng trên di truyền liên kết với
giới tính, tỉ lệ phân ly kiểu hình thường khác nhau ở hai giới. Lời dẫn của câu hỏi này
không cho thấy hiện tượng như vậy, nên phương án A được loại bỏ. Nếu theo qui luật
phân ly độc lập, tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải là 3:1 (nếu cặp tính trạng do một cặp gen qui
định), hoặc 9:3:3:1 (nếu cặp tính trạng do hai cặp gen qui định). Điều này không thỏa mãn
đầu bài nên phương án B được loại bỏ. Nếu có hiện tượng alen trội không hoàn toàn, thì
ở F2 số kiểu hình sẽ lớn hơn hai loại, nên phương án D được loại bỏ. Như vậy chỉ còn
phương án C là phù hợp.
Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT

×