Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

10 sai lầm của người mới lên sếp! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.07 KB, 5 trang )

10 sai lầm của người mới lên sếp!

Một cuộc điều tra gần đây cho thấy gần 50% người quản lý chưa
hề được đào tạo trước khi được giao công việc này. Chính vì thế,
họ thường mắc sai lầm.

Sau đây là 10 sai lầm thường gặp của những người mới lên sếp.

1. Cho rằng mình “biết tuốt”

Nếu bạn vừa được thăng chức Giám đốc sản xuất, có thể bạn
nghĩ rằng mình biết mọi thứ về sản xuất. Ngay cả khi điều đó
đúng hay không, chắc chắn có một phần việc quan trọng nhất ở
vị trí mới mà bạn không biết hết, đó là quản lý con người. Hãy
lắng nghe những người xung quanh bạn, hỏi ý kiến họ khi thích
hợp và luôn cởi mở.

2. Cho mọi người thấy ai là người chịu trách nhiệm

Hãy tin rằng dù bạn không nói, mọi người vẫn biết ai là người
quản lý mới. Bạn không cần phải khoe mẽ về điều đó. Điều bạn
cần làm hơn cả là cho họ thấy bạn sẽ tạo ra sự khác biệt tích cực
với vai trò người quản lý mới.

3. Thay đổi mọi thứ

Đừng thay đổi mọi thứ nếu không thật sự cần thiết. Dù cách thức
công việc đang được thực hiện không phải là cách thức bạn sẽ
làm, điều đó cũng không có gì sai. Hãy phân biệt giữa “khác” và
“sai”.


4. Sợ làm bất kỳ việc gì

Có thể bạn không đề nghị thăng chức, có thể bạn không biết liệu
mình sẽ làm tốt công việc quản lý hay không. Nhưng đừng để
điều đó ngăn cản bạn thực hiện công việc mới tốt nhất có thể.
Cấp trên sẽ không giao cho bạn chức vụ quản lý nếu không tin
tưởng bạn có thể làm tốt nó.

5. Không dành thời gian tìm hiểu nhân viên

Có thể bạn đã làm việc cùng họ trong nhiều năm, nhưng điều đó
không có nghĩa bạn hiểu rõ họ. Hãy tìm hiểu xem điều gì khiến họ
thích thú, cách động viên họ, điều gì khiến họ sợ và lo lắng. Hiểu
rõ từng người sẽ giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả. Điều đó sẽ
giúp bạn trở thành người quản lý tốt. Do vậy, hãy dành thời gian
và sự quan tâm đến họ.

6. Không dành thời gian cho sếp

Bạn nghĩ sếp là người đã thăng chức cho bạn nên chắc chắn sếp
hiểu rõ bạn rất bận rộn và sẽ không lấy mất thời gian của bạn?
Sai rồi. Công việc mới của bạn cũng giống như trước khi bạn trở
thành quản lý, đó là giúp đỡ sếp. Nhớ dành thời gian gặp gỡ sếp
để cung cấp thông tin và được chỉ dẫn.

7. Không lo lắng khi có vấn đề nảy sinh

Khi có một vấn đề nảy sinh, trách nhiệm của bạn là tìm ra giải
pháp để giải quyết các vấn đề đó chứ không phải hy vọng chúng
tự nhiên biến mất. Điều này không có nghĩa bạn không được hỏi

sự trợ giúp của người khác, nhưng bạn phải là người chịu trách
nhiệm về chúng.

8. Không được là chính mình

Bạn là sếp không có nghĩa bạn không được sống thật với chính
mình - không được cười, không được thể hiện cảm xúc cũng như
không được thỉnh thoảng mắc lỗi.

9. Không bảo vệ nhân viên của bạn

Nhân viên trong nhóm của bạn chịu áp lực từ mọi phía. Các bộ
phận khác có thể muốn đổ lỗi cho các bạn về những thất bại
chung. Sếp của bạn có thể muốn giao tất cả những việc chán
ngắt cho bộ phận của bạn. Bô phận nhân sự có thể cho rằng
những việc mà bộ phận của bạn làm được trả lương quá cao so
với thực tế. Trách nhiệm của bạn lúc này là đứng lên bảo vệ mọi
người trong nhóm và đảm bảo họ được đối xử công bằng. Chắc
chắn họ sẽ trung thành với bạn.

10. Trốn tránh trách nhiệm

Thích hay không, với tư cách là người lãnh đạo, bạn vẫn phải
chịu trách nhiệm về mọi việc xảy ra trong nhóm của mình cho dù
bạn có làm, có biết việc đó hay không. Bạn phải truyền đạt với họ
để không có sự bất ngờ cũng như chuẩn bị gánh vác trách nhiệm
khi cần. Trách nhiệm bao giờ cũng đi liền với quyền lợi mà.

×