Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sai lầm của sếp mới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.15 KB, 5 trang )

Sai lầm của sếp mới
Sau khi lên chức “phó tướng” của công ty tư vấn về thuế và quản trị doanh nghiệp,
Phương đã giảm gần 5 cân vì những áp lực khác nhau do chính sai lầm của mình
gây ra. Phương chỉ nhận ra bài học của mình khi chị tâm sự với vị sếp tiền nhiệm.

Tạo dựng được sự nể phục của nhân viên không chỉ dựa vào năng lực mà còn là
thái độ và cách ứng xử của người lãnh đạo
Vội vàng chứng tỏ mình
Chuyện là: Ngay sau khi được thăng chức chị muốn chứng tỏ cho sếp thấy rằng
quyết định của sếp hoàn toàn đúng đắn. Chị có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở
bất cứ vị trí nào. Chị Phương dựng lên một kế hoạch cực kỳ hoành tráng và “lên
dây cót” toàn bộ nhân viên trong phòng. Kế hoạch của chị đề ra yêu cầu nguồn
nhân lực lớn, có kinh nghiệm và trình độ, trong khi nhân lực của phòng chị thiếu
đến 2,3 người, trình độ không đồng đều và có tới 2 thực tập sinh mới tốt nghiệp ra
trường chưa có kinh nghiệm. Kết quả là các nhân viên trong phòng cảm thấy thực
sự mệt mỏi và áp lực nên làm việc hiệu quả không cao. Kế hoạch chị đưa ra tuy
không đến mức đổ bể nhưng hoàn thành trong sự trầy trật khó khăn và chỉ đạt
được 2/3 chỉ tiêu ban đầu đặt ra.
Lời khuyên: Chứng tỏ mình sau khi được thăng tiến là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy
nhiên đừng có quá tham vọng, hãy thực hiện những kế hoạch vừa tầm với nguồn
nhân lực mình có để tránh gây áp lực cho chính mình và cấp dưới, hãy chuẩn bị
nguồn nhân lực sẵn sàng trước khi bắt tay vào bất cứ việc gì để đảm bảo đạt kết
quả cao nhất.
Cải tổ hoàn toàn
Chuyện là: Lên chức được vài ngày Phương cảm thấy nhiều nguyên tắc đã tồn tại
trong cơ quan không đem lại hiệu quả cao như mong đợi. Cô quyết định tiến hành
cải tổ hoàn toàn. Ngay lập tức cô đưa ra những nguyên tắc và nội quy mới yêu cầu
các nhân viên thực hiện. Vì các nguyên tắc đưa ra quá đột ngột, hầu hết mọi người
đều chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng nên cảm thấy rất gò bó và uể oải. Nhiều người
phản ứng khá gay gắt, so sánh cô một cách thẳng thắn với vị sếp tiền nhiệm.
Lời khuyên: Thay đổi nội quy và quy định trong cơ quan cũng có nghĩa là thay đổi


phương thức, tác phong làm việc của nhân viên. Chính vì thế cần có thời gian cho
họ làm quen, cần trình bày lý do thay đổi và tạo cơ hội cho mọi người cùng góp ý
xây dựng nội quy mới. Sự quyết đoán quá nhanh chóng đôi khi cũng làm cho nhân
viên bất bình không thoải mái, từ đó việc thực hiện cũng trở nên miễn cưỡng,
chống chế khiến cho hiệu quả không cao. Thêm vào nữa khi không tạo ra thiện
cảm với nhân viên, vị lãnh đạo mới sẽ không nhận được sự đồng thuận và ủng hộ
của anh em cùng cơ quan, họ sẽ có cơ hội so sánh sếp cũ và sếp mới.
Giám sát gắt gao
Chuyện là: Để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch đề ra Phương "lên dây cót" tất cả
các nhân viên trong phòng, thúc ép họ làm hết mình và theo dõi chặt chẽ sát sao,
ngăn ngừa tình trạng nhân viên lơ là không chú tâm vào công việc. Hễ thấy ai vừa
hoàn thành xong việc Phương lập tức giao ngay cho họ một công việc mới, không
cho họ rảnh tay. Những hôm kế hoạch gấp gáp Phương cố ở lại làm việc cho đến
muộn mới về vì nghĩ rằng mình còn ở lại thì nhân viên chẳng ai dám về sớm. Kết
quả là dù đã "lên dây cót" nhân viên hết sức nhưng hiệu quả công việc vẫn không
cao, có những việc chị phải yêu cầu nhân viên sửa đi sửa lại rất nhiều lần.

Sự quyết đoán quá nhanh chóng đôi khi cũng làm cho nhân viên bất bình không
thoải mái (Ảnh minh hoạ)
Lời khuyên: Con người không phải là cỗ máy. Nếu bị ép làm việc quá sức sẽ sinh
ra mệt mỏi, chán nản, làm qua quýt cho xong không có trách nhiệm với công việc.
Cái tài của người lãnh đạo là truyền cho họ cảm hứng, sự nhiệt tình và tinh thần
trách nhiệm với công việc chứ không phải là thúc ép đơn thuần về mặt thời gian.
Độc đoán khi ra quyết định
Chuyện là: Phương thấy tiếng Anh rất cần thiết cho công việc của cơ quan trong
khi hầu hết nhân viên không thể giao tiếp và sử dụng tiếng Anh. Ngay lập tức cô
mở một lớp tiếng Anh vào buổi tối và cuối tuần để nâng cao năng lực cho anh em.
Tuy nhiên phần lớn nhân sự trong cơ quan lại là những người đã có gia đình, học
tiếng Anh ngay sau giờ làm việc và ngày cuối tuần đồng nghĩa với việc đã lấy đi
khoảng thời gian dành cho gia đình của họ. Chính vì thế quyết định trên của sếp

mới không nhận được sự đồng tình của anh em trong cơ quan. Khi thấy chỉ lác đác
một hai cá nhân tham gia lớp học, Phương “doạ” sẽ trừ điểm thi đua và tiền
thưởng cuối năm, hầu hết mọi người gật đầu chấp thuận.
Lời khuyên: Có thể việc mở lớp học phụ đạo ngoài giờ là một việc làm tích cực để
nâng cao năng lực và trình độ của nhân lực cơ quan. Tuy nhiên việc đưa ra một
quyết định liên quan đến quyền lợi của anh em trong cơ quan mà không đem ra
trưng cầu ý kiến khiến cho họ có cảm giác mình không đựơc tôn trọng. Việc phản
ứng như trên là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bài học Phương nhận được là trước khi
đưa ra bất cứ một quyết định nào liên quan đến quyền lợi của anh em trong cơ
quan nên đưa ra bàn bạc, tham khảo ý kiến của mọi người để đưa ra một phương
án tối ưu nhất.
Lạnh lùng trong ứng xử
Chuyện là: Vừa mới lên chức, Phương cho rằng mối quan hệ thân thiết thoải mái
với các nhân viên trong phòng như trước kia không phù hợp, nó sẽ làm cho các
nhân viên không nể phục, không nghiêm túc trong công việc. Vậy là Phương lập
tức thay đổi thái độ, tập cho mình tác phong là sếp. Cô lạnh lùng hơn, không vồn
vã ôn tồn với đồng nghiệp như trước nữa, cố gắng giữ khoảng cách với mọi người,
nghiêm khắc, nguyên tắc hơn trong công việc. Kết quả là Phương ngày càng trở
nên đạo mạo “ra dáng” làm sếp hơn nhưng mọi người với cô ngày càng xa lạ hơn.
Cô vô tình bị đẩy ra đầu kia của "chiến tuyến".
Lời khuyên: Thay đổi phong cách làm việc là điều không sai, nhưng đánh mất sự
thân thiện với các nhân viên là sai lầm lớn của người làm sếp. Tạo dựng được sự
nể phục của nhân viên không chỉ dựa vào năng lực mà còn là thái độ và cách ứng
xử của người lãnh đạo.

×