Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ai nói cho doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.17 KB, 6 trang )

Ai nói cho doanh nghiệp về trách
nhiệm xã hội?
Tự nhận thức về trách nhiệm xã hội của mình, Vedan chỉ đồng ý
“hỗ trợ” cho những người nông dân bị thiệt hại do ô nhiễm mà
mình gây ra 25 tỉ đồng. Hội nông dân các tỉnh, trong vai người đại
diện, dường như không đủ thế và lực buộc Vedan phải nâng
cao nhận thức, móc hầu bao hơn nữa. Thì cũng thế, rộng hơn,
trong ứng xử giữa Vedan – doanh nghiệp với người tiêu dùng,
cần phải có một xã hội dân sự với sức mạnh tập thể làm đại diện,
đối trọng, nhắc nhở và bắt buộc về trách nhiệm xã hội. Xin giới
thiệu góc nhìn của tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện
Trách nhiệm xã hội, trong chừng mực nào đó, được hiểu là sự
ràng buộc chủ thể vào những bổn phận đối với xã hội, với cộng
đồng.
Đã gọi là “ràng buộc”, là “bổn phận”, thì một cách tự nhiên, trách
nhiệm khó được xây dựng trên căn bản tự nguyện. Song, cưỡng
bách gánh lấy trách nhiệm là biện pháp rất dở, bởi khi đó, người
ta thường chỉ làm chiếu lệ, cho xong. Muốn việc nhận lãnh trách
nhiệm chuyển thành hành động tích cực và có hiệu quả, cách tốt
nhất là làm cho người ta thấy việc đó gắn với lợi ích của bản
thân. Suy cho cùng, lợi ích, chứ không phải là gì khác, chính là
động lực thúc đẩy hành động tự giác của con người.
Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng phải được đặt
và giải quyết theo cùng một logic. Xã hội, tức là người tiêu dùng,
đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng,
an toàn và với giá cả hợp lý; về phần mình, doanh nghiệp xác
định mục tiêu tối hậu là lợi nhuận. Đòi hỏi của xã hội sẽ được
doanh nghiệp đáp ứng thoả đáng, nếu việc đó đồng thời cho
phép doanh nghiệp giải được bài toán lợi nhuận.
Thế nhưng, để doanh nghiệp có thể cân phân giữa trách nhiệm
xã hội và lợi nhuận rồi từ đó xác định cách ứng xử thích hợp, thì


điều tiên quyết là doanh nghiệp phải nhận biết tường tận những
đòi hỏi của xã hội đối với mình, đặc biệt là về những rủi ro doanh
nghiệp phải đương đầu đối với việc theo đuổi lâu dài mục tiêu lợi
nhuận trong trường hợp đòi hỏi ấy không được thoả mãn. Rõ
hơn, phải có ai đó nói với doanh nghiệp, bằng tiếng nói nhân
danh người tiêu dùng, về những gì doanh nghiệp cần làm để có
được sự chấp nhận chi trả với thái độ tín nhiệm của họ.
Vả lại, trong giao tiếp nhằm trao đổi lợi ích vật chất, các bên
thường dựa vào sức mạnh kinh tế để nói chuyện: bên có tiềm lực
kinh tế mạnh hơn sẽ áp đặt luật chơi theo ý muốn. Người tiêu
dùng muốn doanh nghiệp phải lắng nghe mình, dè chừng phản
ứng, động thái của mình, thì phải chứng tỏ cho doanh nghiệp
thấy mình là một đối tác có thế lực, chứ không phải chỉ là kẻ hèn
kém, đi tìm kiếm, cầu xin hàng hoá, dịch vụ giá rẻ với thái độ rụt
rè, tự ti, an phận.
Chắc chắn, một người tiêu dùng riêng lẻ không đủ khả năng vật
chất để xây dựng hình ảnh một đối trọng như thế trong mắt
doanh nghiệp. Người tiêu dùng trong các xã hội được tổ chức tốt,
trong quá trình tìm kiếm công cụ tự vệ và tích tụ sức mạnh để có
thể tạo ra tư thế khả dĩ chấp nhận được khi giao tiếp với doanh
nghiệp, tự nhiên có xu hướng kết đoàn và trở thành một tập thể,
một khối.
Rõ hơn, phải đứng trong một hội dân sự, người tiêu dùng mới có
điều kiện nói chuyện ngang ngửa với doanh nghiệp, mới được
coi là một chủ thể giao tiếp có thể tạo ảnh hưởng đối với sự
thành bại của doanh nghiệp trong việc theo đuổi mục tiêu tối hậu.
Hội người tiêu dùng, không phải người tiêu dùng cá thể, mới là
người có thể “vỗ vai” nhắc nhở, khuyến cáo doanh nghiệp về
trách nhiệm xã hội. Với khả năng phát động, tổ chức hành động
tập thể, đồng loạt của hội viên, hội có thể tiến hành các biện pháp

phản ứng mang tính trừng phạt của xã hội đối với doanh nghiệp
nào tỏ ra thờ ơ, xao lãng trong việc thực thi trách nhiệm. Chính
điều đó tạo ra uy thế của hội, giúp những lời nhắc nhở, khuyến
cáo của hội thực sự có trọng lượng, mang tính răn đe đối với
doanh nghiệp.
Cho đến nay, doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có cơ hội đối diện
với các “thế lực” tiêu dùng xứng tầm. Hội bảo vệ người tiêu dùng
không phải là kết quả sự tập hợp tự nguyện của những người
tiêu dùng đích thực với mong muốn xây dựng một lực lượng vật
chất nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể hội viên; người tiêu
dùng coi hội như một thiết chế công hơn là tổ chức dân sự của
mình. Nhưng hội cũng không (không thể) được trao các quyền
năng nhân danh nhà chức trách công, bởi nó không phải là một
cơ quan công đích thực.
Không đại diện cho tập thể người tiêu dùng, mà cũng không nắm
được công lực, hội bảo vệ người tiêu dùng, đứng trước doanh
nghiệp, là một chủ thể đối tác không có thực lực; doanh nghiệp
không sợ.
Một cách tự nhiên, khi không có chủ thể nào chuyển được thông
điệp của xã hội đến doanh nghiệp, một cách đĩnh đạc và có uy
quyền, thì doanh nghiệp cũng không tội gì tiêu tốn thì giờ, tiền
bạc để tìm hiểu trách nhiệm của xã hội của mình.

×