Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mẹ sẩy thai, trẻ chậm lớn vì thiếu vi chất potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.34 KB, 4 trang )

Mẹ sẩy thai, trẻ chậm lớn vì thiếu vi chất


Vitamin và khoáng chất
là những chất dinh
dưỡng rất cần thiết cho
sự sống, nhất là vào mùa
lạnh. Tuy nhiên do dinh
dưỡng không đúng cách
và coi thường việc bổ
sung đầy đủ các vi chất
nên nhiều người đã tự
chuốc hoạ cho sức khoẻ
của mình.

Vitamin và khoáng chất tham gia trong nhiều hoạt động
quan trọng của cơ thể, như vitamin A giúp sáng mắt, cần
cho quá trình tạo các tế bào biểu mô ở giác mạc mắt, niêm
mạc hô hấp, tiêu hoá; vitamin B1 và B2 giúp chuyển


glucose thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, đặc biệt là
hoạt động của não và cơ bắp; folate cần để hình thành ống
tế bào thần kinh trong giai đoạn đầu của bào thai; chất sắt
giúp tạo hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể; iốt cần để tạo
hormon tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển của hệ thần
kinh và tham gia vào hoạt động chuyển hoá cơ bản, duy trì
sự sống; chất kẽm là thành phần của hơn 300 enzym bên
trong cơ thể, cần cho sự tăng trưởng; canxi giúp hình thành
và làm chắc xương, răng…


So với suy dinh dưỡng thiếu protein – năng lượng (là một
dạng thiếu chất dinh dưỡng dễ nhận biết) thì thiếu vitamin
và khoáng chất được xem như căn bệnh tiềm ẩn do khó
nhận biết và mức độ tác hại sẽ khác nhau tuỳ từng người,
từng độ tuổi.

Trẻ em (dưới năm tuổi) và phụ nữ mang thai là những
người dễ bị tác hại của thiếu vi chất trầm trọng nhất, dẫn
đến trẻ chậm tăng trưởng thể chất, trí não phát triển kém;
phụ nữ dễ bị sẩy thai, thai kém phát triển, khó hồi phục sức
khoẻ sau sinh. Kế đến là trẻ em lứa tuổi học đường đang
tăng trưởng nhanh, có nhu cầu dưỡng chất cao nhưng chế
độ ăn không cung cấp đủ; phụ nữ tuổi sinh sản (15 – 49
tuổi) cũng dễ bị thiếu vi chất nên rất cần được bổ sung theo
hướng dẫn của thầy thuốc. Người già ăn uống kém và ít
hoạt động cũng dễ bị thiếu vi chất dẫn đến đề kháng kém,
loãng xương, gãy xương

Bổ sung phải hợp lý

Vitamin và khoáng chất không tập trung trong một số thực
phẩm nhất định mà có trong nhiều loại thực phẩm khác
nhau. Do vậy, nên ăn đa dạng thực phẩm, không ăn đơn
điệu, thiên lệch chỉ một vài loại. Ví dụ: rau lá xanh đậm
hoặc củ quả vàng cam đậm sẽ chứa nhiều beta-caroten; rau
xanh lá to còn giàu folate; cam, bưởi, đu đủ chín, táo, ớt
ngọt, sơri… giàu vitamin C; thịt cá giàu chất sắt, kẽm,
vitamin A, B; sữa giàu canxi, vitamin A, vitamin nhóm
B… Khi chế biến cũng nên lưu ý, rau xanh chỉ nên chế biến
sơ, không đun nấu quá lâu trên bếp sẽ giữ được nhiều

dưỡng chất.

Bên cạnh đó, thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
cũng là nguồn nên được lựa chọn: bột dinh dưỡng trẻ em có
bổ sung vi chất (đặc biệt cần thiết đối với những vùng nông
thôn nghèo khi bữa ăn dặm của trẻ có quá ít thịt cá), nước
mắm bổ sung chất sắt, dầu ăn bổ sung vitamin A, đường bổ
sung vitamin A… Riêng đối với iốt, không thể nhận đủ từ
thức ăn tự nhiên nên cần sử dụng muối có bổ sung iốt. Chất
iốt cũng không dự trữ nhiều trong cơ thể (do phần lớn
lượng ăn vào sẽ đào thải qua nước tiểu) nên cần sử dụng
muối iốt mỗi ngày và cách sử dụng cũng như muối thường,
nghĩa là vẫn có thể ướp và nêm thức ăn trên bếp, tránh
không rang muối iốt.

Người trưởng thành nếu ăn uống kém hoặc trong giai đoạn
quá căng thẳng cũng có thể bổ sung thêm thuốc bổ đa
vitamin và khoáng chất, trường hợp ăn thiếu chất đạm thì
có thể dùng thuốc bổ có thêm axit amin thiết yếu.

×