Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Quản trị tri thức – Tầm nhìn lớn của lãnh đạo doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.49 KB, 7 trang )

Quản trị tri thức – Tầm nhìn lớn
của lãnh đạo
Tri thức - tài sản của công ty nếu không được nhìn nhận và quản
lý tốt sẽ vô tình thất thoát, tạo những khoảng trống phát triển
thiếu bền vững không dễ gì lấp đầy.
Tri thức là tài sản
Rất nhiều lãnh đạo đã nhìn nhận được giá trị của công ty nằm ở
chính mỗi nhân sự giỏi mà họ có chứ không phải những cỗ máy
sản xuất hữu hình hay những tòa nhà lớn Chính xác hơn, tri
thức (knowledge) của mỗi nhân sự mới thực sự là tài sản quan
trọng nhất của công ty. Tri thức, ở đây là sự hiểu biết, kiến thức,
kỹ thuật cá nhân và kinh nghiệm của nhân sự trong công việc,
quan hệ đối tác Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng nắm
bắt được ý nghĩa của việc quản lý, phát huy nguồn tài sản tri thức
đó.
Ông Hoàng Tô, chủ tịch HĐQT công ty Cổ Phần Công Nghệ Tinh
Vân cho biết: Công ty đã không ít hơn một lần phải đối mặt với sự
ra đi của những nhân sự quan trọng. Những sản phẩm họ làm ra
tuy đã được quản lý tốt, được kế thừa và phát triển nhưng đó
chưa phải là tài sản quan trọng nhất. Cái quan trọng nhất là khi đi
họ mang theo tri thức, để lại cho công ty một lỗ hổng không dễ gì
lấp đầy, đôi khi là kiến thức về cả một lĩnh vực.
Nhiều tổ chức dành hàng trăm triệu đồng đào tạo nhân viên mỗi
năm. Thế nhưng, tri thức mà nhân viên thu nhận từ đào tạo có
mang lại giá trị cho công ty hay không thì rất ít tổ chức tính toán
được. Sự lãng phí còn thể hiện rõ hơn khi lượng thời gian bỏ ra
để tìm kiếm những tri thức mà thực tế đã tồn tại trong tổ chức là
rất lớn.
Ông Tô nhấn mạnh: nếu mỗi tổ chức không biết cách quản trị
(QT) tri thức tốt thì tài sản của công ty sẽ rất nhỏ bé và ngược lại,
nếu tri thức được tích lũy, phát triển và quản lý tốt sẽ giúp cho


khối tài sản của công ty tăng trưởng không ngừng. Nói cách
khác, nếu trước đây vấn đề phát triển của doanh nghiệp (DN) phụ
thuộc vào thế mạnh quản lý kinh tế thì nay, trong nền kinh tế tri
thức, sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi DN phụ thuộc vào
chính thế mạnh QT tri thức (Knowledge Management - KM).
Quản lý tài sản tri thức thế nào?
Trong thực tế, tri thức thường tồn tại riêng rẽ trong mỗi cá nhân
thông qua quá trình hấp thụ thông tin của riêng họ và chỉ có
người đó mới sử dụng được. Không ai ở bên ngoài có thể vận
dụng tri thức đó nếu họ không chia sẻ. Để tri thức của mỗi cá
nhân biến thành tài sản tri thức của tổ chức, để mọi người có thể
cùng khai thác, sử dụng cho sự phát triển chung đòi hỏi phải có
một cơ chế, quá trình kiến tạo, lưu giữ, chia sẻ, phát triển trong
mỗi tổ chức. Để thực hiện điều này, vai trò của người lãnh đạo có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Không chỉ khuyến khích, ghi nhận việc
chia sẻ tri thức, nhà quản lý phải chủ động tham gia chia sẻ tri
thức một cách tích cực bên cạnh việc hướng nhân viên cùng phát
triển các nguồn tri thức nội bộ như cộng đồng chia sẻ, hội thảo
nội bộ Quá trình này không chỉ làm giàu tri thức của các cá
nhân mà còn là động lực cho việc không ngừng học hỏi của từng
nhân viên.
Các tổ chức lớn trên thế giới đã đúc kết một số kinh nghiệm
về KM như sau:
• Các chính sách và quy trình QT tri thức cần được văn bản hóa
để tránh những hiểu lầm không đáng có đồng thời dễ dàng cho
việc phát hiện sai lầm xảy ra ở giai đoạn nào.
• Xây dựng hệ thống tài liệu thống nhất để nắm bắt tri thức. Như
đã nói ở trên, tri thức của một người không dễ truyền đạt cho
người khác. Bằng cách thể hiện tri thức đó qua viết tài liệu, trao
đổi tổ chức sẽ hoàn thiện được hệ thống tài liệu và kho cơ sở

dữ liệu tri thức chung.
• Chú trọng đào tạo, chuyển giao tri thức. Văn hoá chia sẻ rất cần
thiết trong hoạt động đào tạo. Những người có kinh nghiệm nên
được khuyến khích và tự mình thấy có trách nhiệm trong việc
chia sẻ, hướng dẫn những người ít kinh nghiệm hơn. Bên cạnh
đó, tổ chức có thể tận dụng lượng tri thức của tổ chức khác nếu
tri thức đó không được sử dụng đúng nhưng phải biết cách bảo
vệ tri thức riêng của tổ chức mình.
• Liên tục cập nhật thông tin mới và học hỏi kinh nghiệm từ
những việc đã làm và kinh nghiệm của tổ chức khác
• Chú trọng đến nhân tố con người. Con người có thể tạo ra tri
thức mới và chỉ có con người mới có khả năng vận dụng tri thức
đó để tiếp tục tạo ra những tri thức mới hơn. Tổ chức cần có
chính sách tuyển dụng nhân lực trẻ, tạo điều kiện để những
người có kinh nghiệm làm việc với những người mới. Có chế độ
đãi ngộ phù hợp Phải luôn chú ý rằng tri thức của một người
vốn nhiều hơn những gì anh ta thể hiện.
• Ứng dụng CNTT. Cuối cùng, để các hoạt động chia sẻ, diễn ra
một cách hiệu quả thì không thể thiếu vai trò của CNTT. CNTT
đóng vai trò hỗ trợ, làm cho việc chia sẻ, lưu giữ, cập nhật và sử
dụng tri thức được thực hiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, tri thức
được kiến tạo liên tục làm cho lượng tri thức của DN ngày càng
khổng lồ mà chỉ CNTT mới cho phép lưu giữ, phân loại, cập nhật,
chia sẻ, sử dụng và phát triển một cách kịp thời và ổn định. CNTT
là công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu/tri thức của tổ chức, cho phép nhân viên truy cập phục vụ
việc ra quyết định kịp thời cũng như xây dựng mạng lưới KM theo
chiều sâu và chiều rộng.
Điều khó khăn nhất để triển khai KM có lẽ chính là vấn đề nhận
thức. Chỉ khi nhìn nhận tri thức là tài sản thì lãnh đạo tổ chức đó

mới có ý thức bảo vệ, giữ gìn, đầu tư và tôn tạo chúng thành
những khối tài sản lớn hơn. Nhận thức còn nằm ở văn hóa công
ty, trong mỗi nhân sự của tổ chức. Bởi việc xây dựng bộ máy KM,
bản thân nó không phải một dự án mà là một quá trình tích lũy
không ngừng nghỉ của rất nhiều cá nhân. Do vậy nếu không bắt
đầu ngay từ bây giờ xây dựng KM, có thể một ngày nào đó chính
tổ chức, DN này sẽ trở thành những bộ máy rỗng, nghèo nàn và
thất bại trên thương trường.

×