Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 2) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.71 KB, 6 trang )

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN
(Kỳ 2)
3. Đánh giá cân bằng nitơ hàng ngày:
* Nitơ toàn phần trong nước tiểu / Urê toàn phần trong nước tiểu = 0,55.
Do đó: Urê/1ml nước tiểu x thể tích nước tiểu 24 giờ x 0,55 = Nitơ toàn
phần nước tiểu. Chúng ta biết 100g protein chuyển hóa được 16g nitơ. Do đó
muốn có 1g nitơ cần 100/16 = 6,25g protein.
Vì vậy có thể tính nitơ toàn phần nước tiểu bằng protein toàn phần nước
tiểu x 6,25.
Ví dụ: một người được cung cấp 98g protein, bài tiết urê/ml nước tiểu là
15g, lượng nước tiểu trong ngày là 1.700ml, theo tính toán trên ta có:
- Nitơ toàn phần nước tiểu = (15 x 1700 x 0,55)/1000g = 14g
- Protein toàn phần nước tiểu = 14g x 6,25 = 87,5g
Được biết protein mất theo phân bằng 10% protein nước tiểu nên ta có:
- Protein toàn phần thải ra = Protein toàn phần nước tiểu + Protein phân =
87,5 + 8,75 = 96,25.
Trong trường hợp này, cân bằng protein là 98g – 96g = 2g.
* Để đánh giá sự cân bằng protein và tình trạng dinh dưỡng theo nguyên
tắc: thăng bằng khi lượng đưa vào = lượng thải ra.
. Cân bằng (+) khi lượng đưa vào > lượng thải ra.
. Cân bằng (-) khi lượng đưa vào < lượng thải ra.
. Nếu cân bằng (-) kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tật và chết.
. Nếu cân bằng (+) nhiều, kéo dài sẽ gây béo phì, đái tháo đường, tăng mỡ
máu.
* Có thể theo dõi khối lượng và thành phần của các khoang của cơ thể và
đánh giá tại giường sự cân bằng nitơ hàng ngày theo công thức:
Protein ăn vào hàng ngày (g) / 6,25 = Nitơ urê nước tiểu 24giờ (g) + 2,5g.
Trong đó: 2,5g là số gần đúng của nitơ niệu phi urê cộng với sự mất nitơ
qua phân và mồ hôi.
* Đối với các bệnh nhân ổn định về lâm sàng có thể đánh giá:
Protein ăn vào (g) = [nitơ urê niệu 24giờ (g) + 2,5g] x 6,25.


Cũng cần đánh giá nhu cầu tối thiểu và mức chịu đựng tối đa năng lượng.
Tóm lại, đối với người khỏe mạnh, không bệnh tật, chế độ ăn cần cung
cấp:
(1) Đủ số nhu cầu năng lượng:
Người lớn: 25-40 Kcal/kg thể trọng/ngày: 1300 → 2000 Kcal.
Trẻ em: 1000 Kcal + (100 x tuổi)/ngày.
Trong đó: 1g glucid cho 4 Kcal, 1g protid cho 4 Kcal, 1g lipid cho 9
Kcal.
Thành phần
Số Kcal/Tổng số
Kcal/ngày
Số gam/ngày
Glucid 60% ± 5/1000 – 1200 200 - 300 g/ngày
Protid 10% ± 5/200 – 300 1 - 3 g/kg/ngày
Lipid 30% ± 10/300 – 400 1 - 5 g/kg/ngày
(2) Cân đối nhu cầu từng chất:
- Glucid: đường < 20% (saccharose)
chất bột (có vitamin B
1
, cellulose, pectin).
- Lipid: acid béo thực vật lên trên 30% tổng số đưa vào:
lipid thực vật: 20-30%
acid béo chưa no (HDL tăng): 10%.
- Protid: protid động vật lên trên 50% ở trẻ em, 25% ở người lớn:
có tỷ lệ hợp lý giữa các acid amin
có 9 acid amin thiết yếu
có 2 acid béo.
(3) Các tương quan:
1g nitơ = 6,25 g protein = 2g urê = 30g thịt = 1,5 mmol K.
1g muối ăn có 400mg natri.

1g mì chính có 400mg natri.
Nhu cầu tối thiểu của cơ thể cần 400mg natri/ngày nghĩa là tương đương
1g muối ăn hoặc 1g bột mì chính.
Trong chế độ căn thông thường có khoảng 3-6 g natri tương đương với 8-15
g muối tùy từng vùng.
Trong bữa ăn có đủ cơm, mì, rau quả, thịt, cá có thể có 400mg natri tức 1g
muối cho nhu cầu tối thiểu.
(4) Chế độ ăn uống trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
Trên cơ sở những yêu cầu cho các bữa ăn đủ, đúng, hợp lý, qua nhiều
năm nghiên cứu, Viện dinh dưỡng đã đưa ra tháp dinh dưỡng cân đối với nhu cầu
thực phẩm trung bình cho một người trưởng thành, trong 1 tháng.
Trong tháp dinh dưỡng có 12kg lương thực (gạo, mì, sắn); 10kg rau;
1,5kg thịt; 2kg thủy sản (cá, tôm, cua); 2kg đậu phụ; 600g dầu mỡ, vừng, lạc; dưới
500g đường; dưới 300g muối.
Các thành phần cung cấp năng lượng trên được chế biến thành các món
ăn. Nhờ nhìn qua các món ăn của một gia đình người ta biết được bữa ăn đó đủ
hay thiếu dinh dưỡng. Nó cũng là một trong những cơ sở để đánh giá hoàn cảnh
kinh tế và trình độ văn hóa của một gia đình.
Món cơm là nguồn cung cấp năng lượng chính, yêu cầu được ăn no. Món
giàu đạm, béo (cá, thịt, trứng, đậu phụ, vừng, lạc). Món rau cung cấp vitamin, chất
khoáng, chất xơ. Món canh cung cấp nước và chất dinh dưỡng bổ sung. Món tráng
miệng bằng hoa quả hoặc kẹo bánh ngọt để kết thúc bữa ăn. Trong một số bữa ăn
trong tuần hoặc bữa ăn liên hoan có thêm chất khai vị, thức uống.
Ăn uống cũng cần được vệ sinh và tiết kiệm. Tóm lại bữa ăn là nguồn
cung cấp năng lượng chính, phải đảm bảo nhu cầu sinh học, thay đổi theo giới,
chiều cao, cân nặng, thay đổi sinh lý (có thai, cho con bú), hoạt động thể lực, thay
đổi thời tiết và bệnh tật.

×