Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐA NANG THẬN (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.41 KB, 5 trang )

ĐA NANG THẬN
(Kỳ 2)
3. Chẩn đoán phân biệt:
a. Ứ nước thận hai bên:
- Nguyên nhân do sỏi hoặc các nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản khác.
- Thận to cả hai bên nhưng nếu được theo dõi thì thấy thận to nhanh và
chức năng thận giảm nhanh.
- Cần tìm các nguyên nhân tắc nghẽn niệu quản nếu nghi ngờ.
- Siêu âm thận giúp chẩn đoán phân biệt với điều kiện người làm siêu âm
rất có kinh nghiệm.
- Chụp UPR hoặc chụp bể thận niệu quản qua da trong những trường hợp
cần thiết.
b. Thận thiểu sản có nhiều nang:
- Thường chỉ ở một bên, thận teo nhỏ không có chức năng và có nhiều
nang.
- Thận nhiều nang đơn: có thể ở một bên thận nhưng cũng có thể ở cả hai
bên; kích thước thận bình thường và không dẫn đến suy thận.
- Thận suy mạn tính có nhiều nang: ở bệnh nhân suy thận mạn tính, đặc biệt
chạy thận chu kỳ đã nhiều năm, thận có thể xuất hiện nhiều nang, kích thước nang
thường nhỏ và hai thận teo nhỏ.
4. Chẩn đoán biến chứng:
a. Nhiễm trùng:
Biến chứng nhiễm trùng nang là một biến chứng nặng. Một hoặc nhiều
nang có thể bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân nhiễm trùng nang có thể thông qua nhiễm trùng ngược dòng
hoặc không.
Nếu nguyên nhân nhiễm trùng do nhiễm trùng ngược dòng thì thấy bạch
cầu niệu rõ và vi khuẩn niệu. Nếu không do nhiễm trùng ngược dòng, xét nghiệm
nước tiểu thấy bình thường thì chẩn đoán khó khăn hơn.
Chẩn đoán dựa vào:
- Ở trường hợp nhiễm trùng nặng:


. Bệnh nhân xuất hiện sốt, có thể sốt cao.
. Đau nhiều vùng thận, thường một bên.
. Có thể đái buốt, rắt, nước tiểu đục.
. Xét nghiệm: Bạch cầu máu tăng. Có thể bạch cầu niệu nhiều và vi khuẩn
niệu.
. Siêu âm: thành nang dày, dịch trong nang đục. Có thể thấy sỏi gây tắc
nghẽn là nguyên nhân thuận lợi.
- Ở những trường hợp không điển hình chỉ có sốt nhẹ, không có bạch cầu
và vi khuẩn niệu. Trước một bệnh nhân thận đa nang có sốt, không rõ nguyên nhân
nhiễm trùng ngoài thận, đau vùng thận rõ, siêu âm nghi ngờ dịch đục, thành nang
dày, bạch cầu máu tăng thì chẩn đoán cũng là nhiễm trùng nang và điều trị theo
hướng đó.
b. Đái máu và chảy máu thận:
Là một triệu chứng thường gặp, nhiều khi không có nguyên nhân thuận
lợi. Những nguyên nhân thuận lợi gây đái máu thường là nhiễm trùng và sỏi. Chảy
máu thành nang có thể gây đái máu nhẹ, trung bình hoặc đái máu nặng. Tuy nhiên
chảy máu thành nang cũng có thể không gây đái máu mà chỉ khu trú trong nang.
Chảy máu cũng có thể chảy ra ngoài bao thận.
Ngoài triệu chứng đái máu, các triệu chứng khác như đau vùng thận, thận
to nhanh gợi ý chẩn đoán. Siêu âm thận giúp ích cho chẩn đoán chảy máu ra ngoài
bao thận và nghi ngờ chảy máu trong nang.
c. Sỏi thận tiết niệu:
Sỏi thận tiết niệu gặp ở khoảng 10-20% bệnh nhân đa nang thận. Có thể
là sỏi acid uric hoặc các sỏi khác. Sỏi thận tiết niệu là một trong các nguyên nhân
làm nặng bệnh. Vì vậy, cần khám định kỳ bệnh nhân để phát hiện sỏi sớm và có
thái độ điều trị dự phòng việc hình thành sỏi ở những bệnh nhân này.
d. Tăng huyết áp:
Tăng huyết áp gặp ở khoảng 50% bệnh nhân, có thể gặp trước khi xuất
hiện suy thận và thúc đẩy sự suy giảm chức năng thận. Huyết áp có thể tăng nhẹ,
trung bình hoặc nặng và cần được điều trị sớm.

e. Suy thận:
- Suy thận chức năng có thể xảy ra ở bệnh nhân có chế độ ăn giảm muối
nghiêm ngặt hoặc dùng lợi tiểu kéo dài.
- Suy thận mạn thực tổn là một biến chứng nặng. Nguyên nhân là do các
nang ngày một to dần gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng lọc của thận, cùng với
việc xuất hiện các biến chứng như sỏi, nhiễm trùng, tăng huyết áp. Suy thận giai
đoạn cuối xuất hiện trung bình sau 10-20 năm phát hiện triệu chứng lâm sàng đầu
tiên. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân không xuất hiện suy thận cho đến cuối
cuộc đời. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ dao động
trong khoảng 4-8% bệnh nhân lọc máu ở các nước phát triển.
f. Ung thư hóa:
Ung thư hóa hiếm gặp tuy vẫn được nêu ra trong y văn:
- Bệnh nhân xuất hiện gầy sút, đau nhiều vùng thận một bên, đái máu nặng
hay tái phát, thận to nhanh.
- Siêu âm và đặc biệt CT scanner giúp chẩn đoán xác định.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×