Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

POLYP MŨI TRONG BỆNH LÝ XƠ HOÁ NANG (Cystic Fibrosis and Nasal Polyposis) (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.6 KB, 6 trang )

POLYP MŨI TRONG BỆNH LÝ XƠ HOÁ NANG
(Cystic Fibrosis and Nasal Polyposis)
(Kỳ 2)
TS. BS. Đặng Xuân Hùng
Chẩn đoán phân biệt:
¸ Các khối u ở mũi như u thần kinh đệm (gliomas), thoát vị não
(encephaloceles).
¸ Polyp mũi xoang có thể gặp ở nhiều bệnh lý như suyển, viêm mũi dị
ứng, hội chứng bất động lông chuyển (immotile cilia syndrome), viêm xoang nấm
dị ứng, viêm xoang mạn.
¸ Tuy nhiên polyp mũi xoang thường gặp nhất ở viêm mũi dị ứng và
xơ hoá nang.
Kết hợp chẩn đoán bệnh lý phổi
Phim phẳng
 Giai đoạn đầu: có thể hoàn toàn bình thường.
 Giai đoạn muộn: tăng thông khí, dày thành phế quản, nút nhầy giống
như ngón tay (finger-like) và giãn phế quản. Xẹp phổi (atelectasis) hoặc viêm phổi
thùy trên. Các động mạch phổi giãn rộng nếu tăng áp lực động mạch phổi.
CT scan
 Giãn phế quản (bronchiectasis).
 Dày phần xung quanh phế quản.
 Các túi khí do giãn phế quản.
 Túi khí có thành mỏng.
 Khí phế thủng (emphysema).
 Các nút chất nhầy có dạng nhánh và hình ống.
 Xẹp phổi phân thùy và cô đặc.







Hình
ảnh X quang
phổi trong bệnh lý x
ơ hóa
nang





Hình CT scan cắt ngang phổi
ĐIỀU TRỊ
Điều trị bảo tồn:
o Giảm tắc nghẽn với thuốc co mạch, steroids xịt mũi, kháng sinh
nhạy cảm với staphylococcus và pseudomonas, thuốc làm loãng nhầy như
guaifenesen và dung dịch muối sinh lý.
o Antihistamines thường dành cho các trường hợp xơ hóa nang khu trú
do đặc tính của thuốc làm khô niêm dịch, làm tổn thương lông chuyển và làm tăng
hiện tượng viêm.
o Steroids xịt tại chỗ được sử dụng điều trị cho polyp có nguyên nhân
từ xơ hóa nang và cả không xơ hóa nang.
Điều trị phẫu thuật:
o Cần thiết khi không đáp ứng với điều trị bảo tồn.
o Từ 10-20% xơ hóa nang cần phẫu thuật nhằm giải quyết các triệu
chứng mũi xoang.
o Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng (FESS) là phương pháp được
chọn lựa, mục tiêu phẫu thuật nhằm dẫn lưu dịch xoang phù hợp sinh lý nhất nhưng
xâm lấn mô lành ít nhất.
HƯỚNG ĐIỀU TRỊ TRONG TƯƠNG LAI

Cả hai trường đại học California San Diego và Stanford đều thành công
trong việc sử dụng kháng sinh tại chỗ hằng ngày hoặc kháng sinh rửa xoang
thường xuyên sau phẫu thuật FESS.
Các loại dược phẩm mới: các chất ức chế leukotriene, các steroid xông
mũi như momotasone có thể giúp kéo dài thời gian tái phát.
Các nghiên cứu về di truyền vẫn được tiếp tục với các phương pháp thay
thế gen đột biến bằng các gen bình thường trích từ siêu vi.
KẾT LUẬN
Điều trị biến chứng mũi xoang xơ hoá nang cần nắm rõ sinh lý bệnh.
Tình trạng tắc nghẽn, nhiễm trùng và hiện tượng viêm là các tiền chứng của polyp
mũi xoang.
Điều trị ban đầu bao gồm các thuốc chống xung huyết và làm tan chất
nhầy, khi các phương pháp điều trị nội khoa thất bại cần tính toán đến phương
pháp phẫu thuật. Thường xuyên lấy các vảy và steroid xịt mũi sau phẫu thuật giúp
cải thiện nhiều tình trạng viêm tái diễn.
Rửa mũi xoang bằng kháng sinh thường xuyên cho hiệu quả rất tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gert Henrisson, MD; Karl Magnus Westrin, MD, PhD; Ferenc
Karpati, MD. Nasal Polyps in Cystic Fibrosis. Clinical endoscopic study with
nasal lavage fluid analysis. American College of Chest Physicians, 2002
2. Steven R BOAS, MD. Advances in Cytic Fibrosis. Journal of
Children ‘s Memorial Hospital Chicago, Fall, 1997
3. Susanna A. Mccolley, MD. Endoscopic sinus surgery in cystic
fibrosis. Ear, Nose and Throat Journal, Februry 1, 2004


×