SỎI THẬN - TIẾT NIỆU
(Kỳ 1)
Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh lý thường gặp chiếm khoảng 3% dân số
các nước phương Tây. Ở Việt Nam chưa có con số thống kê trong dân số. Tại
khoa Thận Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm (1991-1996) có 216/2256 bệnh nhân
nằm viện có viêm thận - bể thận do sỏi chiếm tỷ lệ 9,5%.
I. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
Sỏi thận tiết niệu do nhiều nguyên nhân gây nên. Thường do nhiều
nguyên nhân cùng phối hợp để tạo sỏi. Cơ chế tạo sỏi cũng tùy từng nguyên nhân
mà khác nhau. Những sỏi thường gặp là:
1. Sỏi calci: chiếm 90% trường hợp.
Thường là do nước tiểu quá bão hòa muối calci.
Có thể do thiếu, giảm citrat niệu. Citrat có tác dụng ức chế kết tinh các
muối calci. Khi có toan máu, nhiễm khuẩn tiết niệu, hạ K
+
máu, citrat niệu thường
giảm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo sỏi.
2. Sỏi acid uric:
Do tăng acid uric máu (bệnh Gút) gây nước tiểu quá bão hòa acid uric và
tạo sỏi. Trong điều kiện nước tiểu acid thì acid uric càng dễ kết tinh.
3. Sỏi struvit:
Nguồn gốc là nhiễm khuẩn tiết niệu. Vi khuẩn tiết ra men urease làm
phân hủy urê, tạo thành amoniac (NH
4
OH). Amoniac bị phân hủy tạo thành
amonium NH
4
+
và OH
-
gây kiềm hóa nước tiểu. Struvit (MgNH
4
PO
4
.6H
2
O) được
tạo thành và trong điều kiện nước tiểu kiềm hóa thì khó hòa tan và tạo sỏi.
4. Sỏi oxalat:
Nguồn gốc có thể do di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây loạn
dưỡng oxalat. Tăng oxalat niệu tạo điều kiện tạo sỏi oxalat calci ngậm 1 phân tử
nước. Sỏi oxalat phối hợp hằng định với lắng đọng calci.
5. Sỏi cystin:
Do rối loạn vận chuyển cystin ở ống thận và ở niêm mạc ruột, nguyên
nhân do di truyền gen lặn nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể thứ 14. Sỏi
cystin thường đi với một bệnh cảnh bệnh lý ống thận di truyền (đa niệu, hạ K
+
máu).
Trên thực tế lâm sàng, sỏi thận tiết niệu thường là sỏi hỗn hợp. Từ một
sỏi đầu tiên không có calci (sỏi struvit, acid uric, cystin) nhưng sau đó lắng đọng
calci. Vì vậy sỏi thận tiết niệu thường là sỏi cản quang.
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Biểu hiện lâm sàng:
Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng. Tùy thuộc vào vị trí của sỏi,
vào độ to nhỏ của sỏi, vào các biến chứng do sỏi gây ra. Triệu chứng lâm sàng còn
có thể liên quan đến loại sỏi (calci, struvit, cystin…) do nguyên nhân và bệnh sinh
có khác nhau.
a. Có thể có tiền sử đái sỏi hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần:
đái buốt, đái rắt, đái đục, đái mủ tái phát nhiều lần. Có thể đái ra sỏi.
b. Đau:
- Cơn đau dữ dội, thường được gọi là “cơn đau quặn thận”. Đau thường
khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía
gò mu. Cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng. Có khi nôn, buồn nôn. Nguyên
nhân đau thường do sỏi di chuyển từ trên đài, bể thận xuống gây căng niệu quản,
tăng áp lực trong lòng niệu quản và co thắt niệu quản.
- Đau âm ỉ gặp ở những sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
- Các sỏi niệu quản rất nhỏ di chuyển cũng thường gây cơn đau êm dịu hơn.
- Đau hông lưng còn có thể do ứ nước bể thận do sỏi trung bình và to ở niệu
quản gây tắc nghẽn niệu quản.
- Đau hông lưng âm ỉ đôi khi có thể là một biểu hiện lâm sàng của viêm bể
thận cấp do sỏi.
- Đau kèm theo bí đái có thể là do sỏi đã chít tắc ở cổ bàng quang hoặc lọt
ra niệu đạo.
c. Đái máu: Có thể đại thể hoặc vi thể và là biến chứng thường gặp của sỏi
thận tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái
ra máu.
d. Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Là biểu hiện của nhiễm khuẩn tiết niệu.
e. Sốt: Sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông lưng, đái buốt,
đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
f. Các dấu hiệu tắc nghẽn đường bài niệu:
- Đái tắc từng lúc, đái ngập ngừng: sỏi bàng quang.
- Đái tắc hoàn toàn: sỏi niệu đạo.
- Thận to: ứ nước bể thận do sỏi niệu quản hoặc sỏi bể thận chỗ đổ ra niệu
quản.