Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.12 KB, 5 trang )
LAO THẬN - TIẾT NIỆU
(Kỳ 2)
c. Soi bàng quang:
Nội soi tiết niệu không được chỉ định một cách có hệ thống để chẩn đoán
lao thận và đường tiết niệu vì có thể gây bội nhiễm. Giá trị thông tin giúp cho chẩn
đoán không nhiều hơn chụp UIV. Thủ thuật này lại khó tiến hành khi bàng quang
bé, xơ hóa hoặc hẹp niệu đạo.
Ở giai đoạn đầu, tổn thương lao còn nhẹ, có thể thấy tổn thương khu trú ở
xung quanh lỗ niệu quản hoặc vùng tam giác bàng quang. Khi thấy một vết loét ở
bàng quang hình mũ nồi (casquette), theo Marion có giá trị đặc biệt trong chẩn
đoán lao thận và xác minh bằng sinh thiết.
Những tổn thương lao đặc hiệu thay đổi luôn: lúc đầu vết loét màu vàng,
xung quanh đỏ, sau đổi màu xám hoặc hồng vàng.
d. Siêu âm: Có thể phát hiện:
- Củ lao ở nhu mô thận.
- Hang lao ở nhu mô thận.
- Hiện tượng ứ trệ nước tiểu, tắc nghẽn.
- Bàng quang bé, thành dày.
e. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác:
Cùng với các phương pháp tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu, chụp UIV,
soi bàng quang, xét nghiệm sau đây cũng được chỉ định để chẩn đoán lao thận:
- Công thức máu, máu lắng.
- Phản ứng trong da với Tuberculin (IDR-Mantoux).
- Chụp X quang phổi.
- Xét nghiệm miễn dịch học: ELISA, PCR.
3. Các thể bệnh: Có thể gặp đơn thuần hay thể phối hợp:
a. Thể đơn thuần: gặp khi tổn thương ít, biểu hiện nhẹ ở giai đoạn sớm.
- Đái máu: được Tuffier nêu lên.
- Đái protein.
- Đau thắt lưng hay đau quặn thận.
- Giả u, sờ thấy thận to.