Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LAO THẬN - TIẾT NIỆU (Kỳ 3) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.67 KB, 5 trang )

LAO THẬN - TIẾT NIỆU
(Kỳ 3)
IV. ĐIỀU TRỊ
Ngày nay, điều trị nội khoa đã thay thế vai trò của ngoại khoa trước đây.
1. Nội khoa:
Cho đến nay, chỉ có 6 loại thuốc được WHO coi là các thuốc chống lao
chính. Cần tuân thủ một số nguyên tắc trong điều trị bệnh lao: sớm, phối hợp tối
thiểu 3 thứ thuốc, đúng liều, dùng đều đặn, đủ thời gian theo 2 giai đoạn (tấn công
và duy trì), tất cả các thuốc đều dùng cùng một lúc vào một giờ nhất định trong
ngày, dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế, điều trị toàn diện với chế độ ăn uống,
nghỉ ngơi.
- Isoniazid (INH-Rimifon): Ký hiệu H.
. Đặc điểm: có cấu trúc tương tự Pyridoxin, tác động vào quá trình hình
thành vi khuẩn.
. Chống chỉ định: suy gan nặng, thiếu men G
6
PD.
. Tác dụng ngoài ý muốn: nhiễm độc gan, mất ngủ, co giật, bí đái, rối loạn
tâm thần.
. Liều dùng: 5 mg/kg/24giờ ở người lớn.
- Rifamycin: Ký hiệu là R.
. Đặc điểm: là dẫn xuất bán tổng hợp của Rifamycin ức chế ARN
polymeraza cần cho sự tổng hợp ARN và ADN của vi khuẩn. Kháng thuốc thường
xuất hiện nhanh.
. Liều lượng: 8-12 mg/kg/24giờ ở người lớn.
. Tác dụng ngoài ý muốn: nhiễm độc gan, thận, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu.
. Tương tác thuốc: Warfarin, Ketoconazol, Chloramphenicol.
- Pyrazinamid: Ký hiệu Z.
. Đặc điểm: cấu trúc hóa học giống như Isoniazid, là dẫn xuất của
Nicotinamid.
. Liều lượng: 1,5-2,5 g/24giờ ở người lớn.


. Tác dụng ngoài ý muốn: nhiễm độc gan, đau khớp.
- Ethambutol: Ký hiệu E.
. Đặc điểm: kháng thuốc thường xuất hiện nhanh.
. Liều lượng: 15-25 mg/kg/24giờ ở người lớn.
. Tác dụng ngoài ý muốn: giảm thị lực, viêm thần kinh thị giác.
- Streptomycin: Ký hiệu S.
. Đặc điểm: là kháng sinh nhóm Aminoglycosid, chiết suất từ dịch nuôi
cấy sinh vật, ức chế tổng hợp protein vi khuẩn ở mức ribosom.
. Liều lượng: 0,75-1 g hay 20 mg/kg/24giờ, không vượt quá 80g trong đợt
điều trị.
. Tác dụng ngoài ý muốn: điếc, dị cảm quanh miệng, giảm tế bào máu,
độc thận.
- Thioacetazon: Ký hiệu Tb1. Ít sử dụng.
Hiện nay, nhiều phác đồ phối hợp thuốc chống lao đã được chứng minh là
có hiệu quả và được áp dụng tùy thuộc điều kiện khác nhau ở nhiều nơi trên thế
giới. Ở nước ta, chương trình chống lao quốc gia hiện đang sử dụng 3 phác đồ
điều trị lao ngắn hạn áp dụng cho các loại bệnh nhân khác nhau, đặc biệt trong
điều trị lao phổi. Trong điều trị lao thận chưa được nghiên cứu nhiều.
1. Phác đồ điều trị 8 tháng, cho bệnh nhân lao mới (2SHRZ/6HE):
Hai tháng đầu: giai đoạn tấn công, điều trị hàng ngày bằng 4 loại thuốc:
Streptomycin, Rifamycin, Isoniazid và Pyrazinamid.
Sáu tháng sau: giai đoạn duy trì, điều trị hàng ngày bằng 2 loại thuốc:
Isoniazid và Ethambutol.
2. Phác đồ điều trị 8 tháng, cho bệnh nhân lao cũ (thất bại hoặc tái phát với
phác đồ trước) – 2SHRZE/1HRZE/5H
3
R
3
E
3

.
Hai tháng đầu: điều trị hàng ngày bằng 5 loại thuốc: SHRZE.
Tháng thứ 3: điều trị hàng ngày bằng 4 loại thuốc: HRZE.
Năm tháng sau: điều trị 3 lần/tuần bằng 3 loại thuốc: HRE.
3. Phác đồ điều trị 6 tháng, cho bệnh nhân lao trẻ em: 2HRZ/4RH.
- Ở Việt Nam, điều trị lao bằng hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp
(DOTS) đang được áp dụng rộng rãi.
2. Ngoại khoa:
Tùy theo tổn thương mà có các chỉ định:
- Cắt bán phần thận.
- Cắt thận.
- Chỉnh hình, sửa chữa, tái tạo đường dẫn niệu.
3. Thay thế: khi giảm nặng chức năng cần lọc ngoài thận.

×