Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.02 KB, 21 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế thế giới đang chuyển động không ngừng, đầy cạnh tranh và
thách thức. Các doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài phải có tầm nhìn xa trông rộng,
phải biết dự đoán tương lai và có những kế hoạch phòng bị, để tránh được những
rủi ro và đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Muốn vậy thì doanh nghiệp cần có
công tác hoạch định, vì “hoạch định là một tiến trình giúp ích nhiều nhất cho công
ty tránh khỏi sai lầm trong tương lai” (trích lời của một vị giám đốc của công ty
GM). Tuy nhiên quá trình hoạch định cần tiến hành linh hoạt và chặt chẽ, trong đó
hoạch định tài chính đóng vai trò quan trọng vì tài chính trong tổ chức giống như
nước trong cơ thể con người, thiếu nước thì cơ thể đó sẽ khô kiệt, và tổ chức cũng
vậy.
Như vậy hoạch định tài chính giúp nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai để
phát triển, định hướng, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách phát triển
cho tổ chức của mình. Đồng thời tổ chức đánh giá về thế mạnh, yếu để củng cố,
phát huy, khắc phục, cải tiến cách thức quản lý, đồng thời phát huy tiềm năng thị
trường, khai thác tối đa nguồn lợi của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp, dự báo, đề
phòng, hạn chế những rủi ro bất định có thể xảy ra nhằm đạt hiệu quả cao nhất
trong việc kinh doanh.
Với đề tài hoạch định tình hình tài chính của công ty cổ phần đường Ninh
Hòa nhóm chúng tôi có xu hướng khai thác, quản lý và hoạch định tốt hơn trong
việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung đồ án gồm ba phần:
- Phần I: Cơ sở lý luận về hoạch định tài chính.
- Phần II: Hoạch định tình hình tài chính quý I/2010 cho công ty cổ phần
đường Ninh Hòa theo phương pháp quy nạp.
- Phần III: Giải pháp tình hình tài chính của công ty sau khi đã hoạch định.
Các thành viên trong nhóm đã có nhiều cố gắng nhưng có thể vẫn chưa thể khái
quát hết được vấn đề, nên nội dung của đồ án còn nhiều thiếu sót và cần bổ sung,
nhóm rất mong nhận được sự góp ý để đồ án hoàn thiện hơn từ thầy cô cùng các
bạn. Nhóm xin chân thành cảm ơn đến giảng viên: Trần Quang Tính đã trực tiếp
hướng dẫn giúp nhóm hoàn thành đồ án này.
Xin trân trọng cảm ơn!


PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT TÊN CÔNG VIỆC ĐẢM NHẬN
ĐÁNH
GIÁ
PHẦN
TRĂM
1. Trần Thị Anh Thư
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạch định tài
chính
100%
2. Lương Thị Thùy Trang
Chương 3: Đánh giá về tình hình tài chính
của công ty sau khi đã hoạch định và đưa ra
những giải pháp khắc phục cho công ty
100%
3. Hồ Thị Hương Lan
Chương 2: Hoạch định tài chính năm 2010
của công ty cổ phần sơn Á Đông
100%
Trong quá trình làm, chương 2 là phần quan trọng nên cả nhóm đều cùng
hợp tác thực hiện để hoàn thành nên bộ đồ án này.
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm
- Hoạch định là quá trình phát triển các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn
nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Hoạch định là một tiến trình, kết quả biểu thị dưới các kế hoạch tài chính.
1.2. Vai trò của hoạch định
- Hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc lập

kế hoạch và kiếm soát của doanh nghiệp.
- Hoạch định tài chính thông qua hệ thống với các ngân sách với khả năng sử
dụng đơn vị chung sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu.
- Đặc trưng cơ bản được trình bày đó là đơn vị chung là tiền tệ.
1.3. Mục tiêu của hoạch định
- Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch.
- Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định.
- Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn và quản lý nhân sự thông qua việc thiết
lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất .
- Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác.
- Đặt ra mục tiêu hiệu quả, làm cơ sở để đánh giá kết quả của kế hoạch.
- Cung cấp các ước lượng và định lượng các nhu cầu vật chất của công ty dưới
hình thái tiền tệ.
- Kết hợp với các kế hoạch, chương trình khác trên cơ sở cân đối các nguồn thu
chi.
- Dự kiến các rủi ro tài chính mà công ty gặp phải để đưa ra các biện pháp, giải
pháp khắc phục.
1.4. Các loại kế hoạch tài chính
Hoạch định tài chính là quá trình xem xét tác động tổng thể các quyết định
đầu tư và tài trợ mà kết quả là các kế hoạch tài chính. Hệ thống kế hoạch này bao
gồm:
- Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ.
- Ngân sách hàng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách
kinh doanh,…Trong đó ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất.
- Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp từ các luồng thu chi từ các ngân sách
trên.
1.4.1. Kế hoạch đầu tư và tài trợ
- Là 1 dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các nguồn vốn theo từng năm
tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm.
- Các ngân sách hằng năm:

• Ngân sách bán hàng: thể hiện những dự kiến về doanh thu phân theo
khu vực, và sản phẩm dịch vụ, chi phí bán hàng.
• Ngân sách sản xuất: xác định phần chi phí cần thiết cho các hoạt động
nhằm đáp ứng nhu cầu và dự trữ.
• Ngân sách ngân quỹ là kết quả của các ngân sách trên, phản ánh luồng
thu chi bằng tiền của công ty qua từng tháng từng năm.
1.4.2. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính
1.4.2.1. Đặc điểm của kế hoạch tài chính
- Kế hoạch tài chính là sự phối trí tất cả các chương trình hành động của doanh
nghiệp trong một khoảng thời gian trên cơ sở tiền tệ.
- Thông qua kế hoạch tài chính, người ta phân bổ và tìm kiếm các nguồn lực cho
các chương trình.
- Kế hoạch chính tài chính thể hiện tổng hợp mục tiêu của các hoạt động của
doanh nghiệp ở mỗi thời kỳ thông qua các chỉ tiêu như doanh số, lợi nhuận, tăng
trưởng của tài sản.
- Kế hoạch tài chính như là biện pháp để thực hiện các mục tiêu.
1.4.2.2. Phương pháp quy nạp
- Kế hoạch tài chính là sự tổng hợp từ tất cả các chương trình hoạch định của
từng bộ phận, từng cấp trong công ty.
-Việc lập kế hoạch tài chính được thực hiện từ dưới lên, trên cơ sở hệ thống các
ngân sách bộ phận.
1.4.2.3. Phương pháp diễn giải
- Kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu.
- Việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở cấp cao
=> Cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu.
Quá trình diễn giải này được kiểm tra lại trên cơ sở tính hợp lý, cân đối giữa
các chương trình.
1.5. Lập kế hoạch tài chính theo theo phương pháp quy nạp
1.5.1. Tiến trình lập kế hoạch
Tiến trình lập ngân sách có thể có nhiều cấp độ, đó có thể là quy trình không

chính thức đối với các công ty nhỏ và có thể là một thủ tục chi tiết mất nhiều thời
gian với công ty lớn. Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì đặc điểm chính của quy trình
này là sự định hướng và phối hợp trong quá trình lập ngân sách.
1.5.1.1. Quản lí và phối hợp trong tiến trình lập kế hoạch
- Quản lý và phối hợp trong tiến trình lập kế hoạch: thường là báo cáo kế toán
trưởng hoặc là người chuyên báo cáo kế toán trưởng.
- Các loại ngân sách: ngân sách hoạt động và ngân sách tài chính
1.5.1.2. Các loại ngân sách
Khi nói đến ngân sách của công ty là nói đến kế hoạch tài chính. Kế hoạch
tài chính là một kế hoạch cụ thể tổng hợp từ nhiều ngân sách hoạt động và ngân
sách tài chính. Các ngân sách liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập cho công
ty như bán hàng, sản xuất, mua sắm,…
1.5.2. Thu thập thông tin lập ngân sách
Dữ liệu sử dụng để lập ngân sách được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
trong đó dữ liệu quá khứ chỉ là dữ liệu nguồn.
1.5.2.1. Dự đoán doanh thu
Dự đoán doanh thu là cơ sở để lập ngân sách bán hàng. Sau đó, từ ngân sách
bán hàng, các bộ phận liên quan mới có thể lập các ngân sách hoạt động khác và lập
ngân sách tài chính. Do vậy, độ chính xác của doanh thu dự đoán ảnh hưởng rất lớn
đến độ chính xác của bộ ngân sách.
Việc xây dựng doanh thu dự đoán thường là trách nhiệm của bộ phận
Marketing. Thông tin dự đoán này có thể dựa vào phân tích bên trong, phân tích bên
ngoài hoặc cả hai.
1.5.2.2. Dự đoán các biến số khác
Ngoài doanh số, các khoản mục chi phí liên quan đến tiền mặt cũng rất quan
trọng. Có thể sử dụng các nhân tố dã xem xét khi dự đoán doanh thu để dự đoán chi
phí. Ở đây, số liệu lịch sử có thể là giá trị thực.
1.6. Xây dựng các ngân sách hoạt động
Gồm có:
• Dự đoán doanh thu

• Ngân sách sách xuất
• Ngân sách mua sắm
• Các ngân sách khác
1.6.1. Ngân sách bán hàng
- Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh thu dự
đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản phẩm và theo đơn vị tiền tệ
1.6.2. Ngân sách sản xuất
Ngân sách sản xuất gồm: kế hoạch sản lượng, ngân sách lao động trực tiếp,
ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách sản xuất chung.
Ngân sách sản xuất bao gồm bốn ngân sách liên quan là kế hoạch sản lượng,
ngân sách lao động trực tiếp, ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp, ngân sách chi phí
sản xuất chung.
- Kế hoạch sản lượng
Kế hoạch sản lượng xác định phải sản xuất sản phẩm nào, bao nhiêu và khi
nào? Thông tin này dựa vào thông tin lượng bán dự đoán từ ngân sách bán hàng.
Để xác định được sản lượng cần sản xuất trong kỳ, chúng ta phải biết cả
lượng bán, số lượng tồn kho sản phẩm hoàn thành đầu kỳ cũng như mức tồn kho dự
kiến cuối kỳ.
Số đơn vị Hàng tồn kho Hàng tồn
sản xuất = Lượng bán + cuối kỳ dự kiến + kho đầu kỳ
Với mức sản xuất dự kiến trong kỳ, chúng ta tiếp tục xác định chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, chi phí lương cho bộ phận sản xuất,
định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá vật liệu.
Tiếp theo, chúng ta xác định chi phí lao động trực tiếp trong từng thời kỳ.
Từng sản phẩm và tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất đều được tập
hợp để xác định tổng số giờ lao động trực tiếp.
Cuối cùng, trong ngân sách sản xuất, chúng ta còn thể hiện chi phí lương cho
bộ phận quản lý.
1.6.3. Ngân sách mua sắm nguyên vật liệu
- Lượng nguyên vật liệu sản xuất trong ngân sách nguyên vật liệu trực tiếp là

cơ sở để lập ngân sách mua sắm nguyên vật liệu.
Khối Lượng NVLTT Hàng tồn kho NVLTT Hàng tồn
kho
lượng mua = sử dụng trong kỳ + cần thiết cuối kỳ + NVLTT
trong kỳ
Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua sắm được xác định dựa trên chính sách
tồn kho của công ty.
1.6.4. Các ngân sách hoạt động khác.
Ngoài bộ phận sản xuất, tất cả các bộ phận khác trong công ty cũng lập ngân
sách cho bộ phận của mình. Các ngân sách này gồm có: ngân sách Marketing, ngân
sách quản lý, ngân sách nghiên cứu và phát triển,…
 Ngân sách marketing:
- Doanh thu của năm truớc
- Doanh thu dự đoán
- Tổng chi phí của năm trước
- Kết quả thực hiện của năm trước
 Ngân sách nghiên cứu và phát triển
- Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu
- Tỷ lệ lợi phần trăm của lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
- Chi phí đã được điều chỉnh của năm trước
- Chi phí cố định trên mỗi đơn vị bán
Chi phí dự toán cho nghiên cứu và phát triển có thể bao gồm 3 nhóm bao gồm
lương, vật liệu và công cụ, các chi phí trực tiếp khác
 Ngân sách quản lý bao gồm:
+ Chi phí pháp luật
+ Chi phí kiểm toán
1.7. Xây dựng các ngân sách tài chính
Các ngân sách còn lại trong bộ kế hoạch tài chính là các ngân sách tài chính.
Các ngân sách tài chính chủ yếu bao gồm ngân sách ngân quỹ, dự toán báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và ngân sách vốn.
1.7.1. Ngân sách ngân quỹ
Ngân sách ngân quỹ là một kế hoạch chi tiết biểu diễn tất cả các dòng tiền
vào và dòng tiền ra dự đoán của công ty trong một thời kỳ trên cơ sở tiền mặt.
Ngân sách ngân quỹ trả lời các câu hỏi: kế hoạch hoạt động có khả thi về
mặt tài chính hay không? Có đủ vốn vào thời điểm cần vốn hay không? Nếu không,
cần phải vay bao nhiêu? Hoạt động của công ty có khả năng thu đủ ngân quỹ cần
thiết để hoàn lại vốn hay không?
- Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ
• Mở rộng quy mô.
• Kiểm soát hoạt động.
• Thanh toán.
• Đầu tư.
• Vay vốn.
• Đòi hỏi từ các tổ chức cho vay.
- Nội dung của ngân sách ngân quỹ
• Đặc điểm chính của ngân sách ngân quỹ là chỉ liên quan đến tiền mặt sử
dụng. Ngân sách ngân quỹ không bao gồm các khoản mục không phải tiền
mặt.
• Thời gian dòng tiền ra và dòng tiền vào.
+ Thời kỳ: theo tháng hay theo quý.
+ Khi nào, để làm gì và bao nhiêu.
• Ngân sách ngân quỹ không thay thế các ngân quỹ khác mà toàn bộ các
ngân sách và thông tin ghi sổ có thể được sử dụng để lập ngân sách.
- Cấu thành của ngân sách ngân quỹ
• Các khoản thu và chi.
• Xác định các khoản thu bằng tiền mặt.
• Xác định các khoản chi bằng tiền mặt.
• Xây dựng ngân sách ngân quỹ

1.7.2. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là một bảng tóm tắt về doanh thu và tổng chi phí dự kiến của một thời kỳ
trong tương lai, dự toán kết thúc với thông tin về tình hình lời lỗ trong thời kỳ đó.
Các nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ ngân sách bán hàng để xác định doanh
thu, thông tin từ ngân sách sản xuất để xác định giá vốn hàng bán và thông tin từ
các ngân sách hoạt động để xác định chi phí cho dự toán báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh. Các nhà tính toán về cổ tức và lợi nhuận chưa phân phối cũng được
trình bày trong bảng báo cáo này.
1.7.3. Dự toán báo cáo nguồn và sử dụng
Trước khi lập dự toán bảng cân đối kế toán, chúng ta cần rà soát và tổng hợp
toàn bộ các thay đổi trong một báo cáo nguồn và sử dụng ngân quỹ.
- Tổng hợp các thay đổi tài chính
Các thay đổi về tài chính trong kỳ được tập hợp từ các ngân sách bộ phận.
Về căn cứ, chênh lẹch này chính là chênh lệch giữa dòng tiên ra và dòng tiền vào
trong kỳ liên quan trực tiếp đến tài sản và nguồn vốn.
- Các khoản phải thu
Chênh lệch các khoản phải thu bằng tổng doanh thu bán tín dụng trong kỳ trừ
đi thu tiền mặt từ khách hàng.
- Hàng tồn kho
Chênh lệch hàng tồn kho là toàn bộ chi phí đầu vào trừ đi kết quả đầu ra. Cụ
thể hàng tồn kho gồm ba nhóm là tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm hoàn
thành.
- Các tài sản ngắn hạn khác
Các tài khoản thuộc tài sản ngắn hạn khác phổ biến nhất là các chi phí trả
trước, đây là những tài sản được trả trước khi chúng thực sự được sử dụng hay mua
về.
- Nguyên giá tài sản cố định
Dự toán ngân sách đầu tư là một công việc phức tạp vì không có tiêu chuẩn
để xây dựng. Nội dung, cách tiếp cận và hình thức xây dựng giữa các công ty và các
ngành là khác nhau.

- Chênh lệch tài sản cố định
Phản ánh các khoản tăng và giảm nguyên giá tài sản cố định. Thông số này
xác định số tiền dự đoán trong ngân sách đầu tư cũng như số tiền chi ra trong hoạch
định để thực hiện tiến độ sản xuất, số tiền thu từ thanh lý dự kiến trong thời kỳ
hoạch định và các điều chỉnh khấu hao.
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác
Các khoản phải trả biểu diễn các khoản nợ ngắn hạn do hoãn thanh toán tiền
mua nguyên vật liệu, tiền lương cho người lao động và các khoản thanh toán khác.
Các khoản phải trả bao gồm phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các
khoản phải nộp Nhà nước.
- Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn
Chênh lệch nợ ngắn hạn, nợ dài hạn bằng khoản vay trong kỳ trừ đi khoản
nợ trả trong kỳ.
- Vốn chủ sở hữu
Thay đổi về vốn chủ sở hữu được xác định dựa vào toàn bộ các hoạt động dự
kiến khác cũng như các điều kiện thị trường.
1.7.4. Lập dự toán bảng cân đối kế toán
Dự toán bảng cân đối kế toán thể hiện trạng thái tài chính của công ty vào
cuối thời kỳ lập kế hoạch, nó phản ánh tổng hợp các thay đổi tài chính do các quyết
định và hành động của các nhà quản trị đã hoạch định trong kỳ. Dự toán bảng cân
đối kế toán phản ánh vị thế tài chính của công ty và thực hiện ba mục tiêu chính
sau:
- Đưa ra định hướng hoạt động của công ty với mức đầu tư thấp nhất.
- Cung câp một lớp đệm tài chính để giúp công ty vượt qua các thời kỳ suy
giảm kinh tế.
- Đảm bảo khả năng khai thác các cơ hội không dự đoán trước trong tương lai.
PHẦN II: HOẠCH ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG NINH HÒA
2.1. Sơ lược về công ty cổ phần đường Ninh Hòa.
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đường

Ninh Hòa.
Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa tiền thân là Nhà máy Đường Ninh Hòa,
đơn vị trực thuộc Công ty Đường Khánh Hòa.
Tháng 4/1994, nhà máy đường đã được khởi công xây dựng tại xã Ninh
Xuân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 06/01/1996, theo quyết định số 27/QĐ-KSC của Giám Đốc Công ty
Đường Khánh Hòa, nhà máy Đường Ninh Hòa được thành lập với nhiệm vụ chính
là sản xuất đường từ mía.
Đến tháng 4/1996, nhà máy chính thức đi vào sản xuất với hệ thống thiết bị
có công suất thiết kế 1.250 tấn mía/ngày.
Ngày 10/11/2005, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định số 2267/QĐ-
UB về việc chuyển Nhà máy đường Ninh Hòa thuộc Công ty Đường Khánh Hòa
thành Công ty cổ phần.
Đến 23/8/2006, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra công văn số 4884/UB ND
phê duyệt giá trị doanh nghiệp bàn giao sang Công ty sổ phần đường Ninh Hòa.
Công ty cổ phần đường Ninh Hòa chính thức đi vào hoạt động theo giấy
Chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4200636590 đăng kí lần đầu ngày 2/3/2006,
đăng kí thay đổi lần 3 vào ngày 2/11/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Khánh
Hòa cấp.
Trải qua một quá trình phấn đấu đầy gian khổ và thử thách, Công ty đã tự
khẳng định, đứng vững và phát triển. Ý chí quyết tâm cao của toàn thể Cán bộ CNV
và Ban lãnh đạo Công ty đã được đáp lại bằng những thành quả sau:
+ 31/12/2007: Công ty được Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PT Nông
thôn tặng Bằng khen có Thành tích xuất sắc trong vụ SX Kinh doanh mía đường
niên vụ 2006-2007.
+ 06/05/2008: Công ty được UB tiêu chuẩn TPVN, Hội KH&CN
LTTPVN, Công ty CP Hội chợ và Thương mại Quốc Tế - INEACO, Công ty Hội
chợ triển lãm Bắc hà , Trung Tâm xúc tiến Thương mại và đầu tư công nghệ
INVESCEN tặng Huy chương vàng và Danh hiệu Thực Phẩm chất lượng vì An
toàn sức khỏe cộng đồng và Cúp vàng Thương hiệu An toàn vì sức khỏe cộng đồng.

+ 23/09/2008: Công ty được tổ chức GlobalGROUP cấp giấy chứng nhận
đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
+ 31/08/2009: Công ty cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
+ 2/02/2009: Bộ Trưởng Bộ Công Thương tặng Bằng khen Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2008.
+ 27/07/2009: Bộ Trưởng Bộ Tài chính tặng Bằng khen có thanh tích thực
hiện tốt chính sách thuế năm 2008.
+ 16/01/2009: Công ty được ban TC chương trình Vinh Danh Doanh
nghiệp hội nhập WTO cấp giấy chứng nhận Đạt giải thưởng Quả cầu Vàng năm
2008.
+ Năm 2009, Công ty được người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra
do Báo Sài Gòn Tiếp Thị Tổ chức đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất lượng cao
năm 2009.
2.1.2. Lãnh đạo của công ty cổ phần đường Ninh Hòa
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Đường Ninh Hòa
2.2. Lĩnh vực kinh doanh
− Sản xuất đường từ mía và các sản phẩm phụ; tổ chức thu mua mía cây,
đầu tư và phát triển vùng nguyên liệu.
− Thi công xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng.
− Gia công chế tạo cơ khí.
− Mua bán vật tư nông nghiệp, mua bán phân bón.
− Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
− Sản xuất phân bón.
− Kinh doanh dịch vụ kho bãi.
− Sản xuất và kinh doanh mua bán điện.
2.3. Chiến lược phát triển
- Tập trung phát triển lĩnh vực chế biến mía đường và các sản phẩm sau
đường, bên cạnh đường.
- Nghiên cứu và quy hoạch lại nguồn nguyên vật liệu để tăng tính ổn định và

nâng cao chất lượng mía nguyên liệu. Đầu tư phát triển vùng mía nguyên liệu đến
mức ổn định 7.000 - 7.500 ha. Nâng sản lượng mía nguyên liệu từ 350.000 tấn
mía/năm trong 2011 lên 434.000 tấn mía/năm trong năm 2015.
- Nâng công suất chế biến từ 3.000 tấn mía/ngày lên 4.000 tấn mía/ngày.
- Mở rộng đầu tư tài chính vào các lĩnh vực mía đường và dịch vụ - du lịch.
Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp mía đường, dịch vụ du lịch trong khu vực
miền Trung và Tây Nguyên.
- Sản xuất phân bón NPK và phân bón hữu cơ vi sinh: xây dựng nhà máy sản
xuất phân bọn NPK có công suất 25.000 tán/năm và phân vi sinh có công suất trên
5.000 tấn/năm.
- Sản xuất điện thương phẩm từ bã mía tận dụng: nâng sản lượng từ 3 triệu
KW/năm trong năm 2011 lên 4,5 triệu KW/năm trong năm 2015.
- Kế hoạch kinh doanh năm 2011 của công ty đạt 637,77 tỷ đồng doanh thu,
lợi nhuận trước thuế đạt 65 tỷ đồng và chia cổ tức ở mức 30%.
2.4. Năng lực công ty
Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa tiền thân là Nhà máy Đường Ninh Hòa
được thành lập năm 1994. Năm 2006 công ty tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang
hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Hoạt động sản xuất của công ty tập trung
vào 3 mảng chính là sản xuất đường RS để bán sỉ và lẻ, sản xuất và kinh doanh
phân bón NPK và sản xuất điện thương phẩm. Sản phẩm chủ yếu của công ty là
đường kính trắng RS, chiếm tỷ trọng khoảng 85% tổng doanh thu của công ty. Năm
2009 sản lượng đường của công ty đạt 27.500 tấn chiếm khoảng 3% tổng sản lượng
đường của cả nước. Thị trường tiêu thụ chính tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền
Tây. Các sản phẩm khác như mật rỉ, phân bón NPK và điện thương phẩm là những
sản phẩm thu hồi từ đường. Nhà máy sản xuất phân bón NPK có công suất 50.000
tấn/năm dùng để cung ứng phân bón cho vùng nguyên liệu mía của các nhà máy
đường khác trong khu vực. Điện thương phẩm của công ty được hòa vào lưới điện
quốc gia với sản lượng hàng năm đạt 8 triệu KW.
2.5. Vị thế công ty
- Hiện nay, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong cả nước có

khoảng 40 nhà máy đường với tổng công suất thiết kế là 105.750 tấn mía/ngày (niên
vụ 2008/2009), công suất trung bình là 2.643,75 tấn mía/ngày. Công suất của Công
ty năm 2009 là 2.400 tấn mía/ngày thấp hơn so với trung bình ngành.
- Năm 2010, Công ty dự kiến nâng công suất lên 3.000 tấn mía/ngày, tuy nhiên
vẫn còn thấp so với quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy
sản xuất mía đường trên thế giới là 6.000-7.000 tấn mía/ngày.
- Quy mô nhà máy của Công ty còn thấp hơn nhiều so với các Công ty đầu
ngành như Nghệ An Tate & Lyte (9.000 tấn mía/ngày), Bourbon Tây Ninh (8.000
tấn mía/ngày), Đường Lam Sơn (7.000 tấn mía/ngày), Đường Biên Hòa (4.500 tấn
mía/ngày).
- Sản lượng đường của Công ty năm 2009 là 27.500 tấn, chiếm khoảng 3% tổng
sản lượng 909 nghìn tấn đường của cả nước.
2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đường Ninh Hòa
trong thời gian qua.
Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán
(Đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
2010 2009 2008
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 422.286 210.840 135.248
Tài sản ngắn hạn 153.370 97.789 66.699
Tiền và các khoản tương đương tiền 182 4.756 168
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 11.585
Các khoản phải thu ngắn hạn 111.511 56.491 48.026
Hàng tồn kho 37.010 34.448 6.070
Tài sản ngắn hạn khác 4.666 2.095 849
Tài sản dài hạn 268.916 113.051 68.550
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định 186.354 83.738 66.105
Tài sản cố định hữu hình 178.211 80.914 62.090
Nguyên giá 219.973 112.147 84.574
Giá trị hao mòn lũy kế -41.761 -31.233 -22.483

Tài sản cố định thuê tài chính
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
Tài sản cố định vô hình
Nguyên giá 4.856 124 124
Giá trị hao mòn lũy kế -8 -17 -12
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.295 2.717 3.903
Bất động sản đầu tư
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 80.559 28.638 1.617
Tài sản dài hạn khác 2.003 674 827
Chi phí trả trước dài hạn 1.935 601 782
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 422.286 210.840 135.248
Nợ phải trả 186.735 52.008 28.711
Nợ ngắn hạn 79.171 42.283 25.721
Nợ dài hạn 107.565 9.725 2.990
VỐN CHỦ SỞ HỮU 235.551 158.832 106.537
Vốn chủ sở hữu 235.551 151.959 104.628
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 81.000 67.784 67.784
Thặng dư vốn cổ phần 12.515
Vốn khác của chủ sở hữu
Cổ phiếu quỹ
Lợi nhuận chưa phân phối 49.274 24.103 3.660
Nguồn kinh phí và quỹ khác 6.873 1.909
Lợi ích của cổ đông thiểu số

Bảng 2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
2.7. Lập kế hoạch tài chính cả năm công ty Đường Ninh Hòa

2.7.1. Xây dựng ngân sách hoạt động
Ngân sách hoạt động bao gồm một loạt các chương trình cho các thời kỳ
hoạt động, và cuối cùng là dự báo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân sách hoạt
động bao gồm bốn loại sau:
Từ kế hoạch sản lượng, ta xây dựng các ngân sách nguyên vật liệu sản xuất,
ngân sách lao động trực tiếp và ngân sách sản xuất chung. Trong các ngân sách này,
2010 2009 2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ 437.253 282.978 266.517
Các khoản giảm trừ doanh thu 46
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 437.207 282.978 266.517
Giá vốn hàng bán 316.333 206.611 205.938
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 120.874 76.367 60.578
Doanh thu hoạt động tài chính 10.934 4.585 5.738
Chi phí tài chính 11.952 -2.639 17.194
Trong đó: Chi phí lãi vay 966 3.260
Chi phí bán hàng 7.017 5.192 6.269
Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.791 7.624 6.556
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 100.048 70.775 36.297
Thu nhập khác 3.899 790 191
Chi phí khác 1.857 263 36
Lợi nhuận khác 2.042 527 154
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 102.090 71.303 36.451
Chi phí thuế TNDN hiện hành 13.452 7.072 5.105
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 88.638 64.231 31.346
Lợi ích của cổ đông thiểu số

Lợi nhuận sau thuế (đã loại trừ lợi ích
của cổ đông thiểu số) 88.638 64.231 31.346
Số lượng cổ phiếu lưu hành
đầu vào nguyên vật liệu lại phụ thuộc vào lượng nguyên vật liệu và tồn kho sản
phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Chênh lệch cuối kỳ và đaauf kỳ cộng với nhu cầu
cho sản xuất hình thành nên nhu cầu mua sắm trong kỳ.
2.7.1.1. Ngân sách bán hàng
Ngân sách bán hàng là dự đoán do hội đồng ngân sách duyệt, mô tả doanh
thu dự đoán cho từng sản phẩm theo đơn vị sản thẩmvà theo đơn vị tiền tệ.
Dự kiến sản phẩm tồn kho cuối kỳ: 150. Tồn kho sản phẩm thực tế của tháng
trước là 150. (ĐVT: nghìn sản phẩm).
Bảng 2.3. Ngân sách bán hàng của công ty cổ phần Đường Ninh Hòa.
(Đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
Chỉ tiêu T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6
Sản lượng bán 700 600 650 700 500 500
Hàng tồn kho
cuối kỳ
150 150 150 150 150 150 150
Giá bán 380 380 380 380 380 380
Doanh thu 266 228 247 266 190 190
Lương nhân
viên

Lương cố
định
8 8 8 8 8 8
Lương theo
doanh số
21,28 18,24 19,76 21,28 15,2 15,2
Tổng lương 29,28 26,24 27,76 29,28 23,2 23,2

Tổng chi phí
bán hàng
29,28 26,24 27,76 29,28 23,2 23,2
Chỉ tiêu T7 T8 T9 T10 T11 T12
Sản lượng bán
600 700 650 700 550 500
Hàng tồn kho
cuối kỳ
150 150 150 150 150 150
Giá bán 380 380 380 380 380 380
Doanh thu 228 266 247 266 209 190
Lương nhân
viên

Lương cố định 8 8 8 8 8 8
Lương theo
doanh số
18,24 21,28 19,76 21,28 16,72 15,2
Tổng lương 26,24 29,28 27,76 29,28 24,72 23,2
Tổng chi phí
bán hàng
26,24 29,28 27,76 29,28 24,72 23,2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×