Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rò hậu môn (Kỳ 1) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.04 KB, 5 trang )

Rò hậu môn
(Kỳ 1)
TS. BS. Đỗ Trọng Hải
Rò hậu môn là bệnh rất thường gặp ở vùng hậu môn, chỉ đứng sau bệnh trĩ.
Trong thời gian từ 1/7/1997 – 31/12/2001, BV. Đại học Y Dược có 378
trường hợp được mổ
(84 ca/năm).
Bệnh rò hậu môn có thể kéo dài nhiều tháng nhiều năm, bệnh không nguy
hiểm chết người
nhưng làm bệnh nhân (BN) khó chịu và phiền phức trong sinh hoạt, ảnh
hưởng không ít đến năng
suất lao động.
Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy theo tính chất thương tổn
đơn giản hay phức
tạp mà kết quả phẫu thuật có thể tốt hay không chắc chắn. Nhiều BN phải
mổ đi mổ lại nhiều lần vì
bệnh hay tái phát.
Nguyên nhân
Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các áp-xe hậu môn trực tràng không
được điều trị đúng
mức. Rò hậu môn và áp-xe hậu môn trực tràng là hai giai đoạn của một quá
trình nhiễm trùng của
vùng này. Áp-xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính.
Khoảng 50% BN áp-xe
hậu môn trực tràng rạch thoát mủ nhưng không lành và diễn tiến thành rò
hậu môn. Vi khuẩn
thường gặp là các vi khuẩn đường ruột, có trường hợp lại do vi khuẩn lao
(khoảng 5 – 30%). Ngoài
ra bệnh còn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác…
Tính chất và phân loại
Người ta chia ra đơn giản hay phức tạp:


- Rò đơn giản: là khi chỉ có 1 lỗ trong, 1 lỗ ngoài và 1 đường rò nối thông
lỗ trong và lỗ ngoài.
- Rò phức tạp: đường rò nhiều ngóc ngách phức tạp. Nhiều khi mủ chảy ra
ngoài da bằng nhiều
lỗ.
Ngoài ra còn tùy vị trí và đường đi của đường rò người ta còn chia ra:
1. Rò dưới niêm mạc: đường rò rất nông ngay dưới niêm mạc và rất ngắn.
2. Rò liên cơ thắt.
3. Rò xuyên cơ thắt.
4. Rò trên cơ thắt.
5. Rò ngoài cơ thắt.
Ngoài ra còn có loại rò chột là loại rò không có lỗ trong.
Lâm sàng
Tiền sử BN co nhọt cạnh hậu môn tự vỡ hay được rạch dẫn lưu mà không
lành hẳn, cứ tái đi tái
lại trong nhiều tháng hay nhiều năm.
Mủ chảy ra từ trong lòng hậu môn hoặc từ một lỗ hay nhiều lỗ nhỏ nằm
cạnh hậu môn.
Thăm khám hậu môn trực tràng bằng tay có thể đánh giá đường rò về vị trí
đường đi, mức độ xơ
cứng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×