Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Để trở thành người lãnh đạo chân chính doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.34 KB, 11 trang )

Để trở thành người lãnh
đạo chân chính
Ngoài những mặt tiêu cực thì cuộc khủng hoảng tài chính cũng là
một dịp tốt để kiểm tra phẩm chất lãnh đạo của những người làm
công tác quản lý, chỉ đạo ở tất cả các cấp. Cuộc khủng hoảng
cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ lại những nguyên tắc cần thiết
của một nhà lãnh đạo chân chính.
Trên cơ sở nghiên cứu cuộc khủng hoảng hiện tại và các cuộc
khủng hoảng trước đây, Tiến sỹ Triết học và chuyên gia về các
vấn đề văn hóa ứng xử trong kinh doanh, Bruce Weinstein, đã
đưa ra 10 nguyên tắc vàng làm kim chỉ nam hành động dành cho
tất cả những ai muốn trở thành một nhà lãnh đạo chân chính.
Bruce Weinstein, chuyên gia trụ cột của tạp chí Businessweek
và là khách mời thường xuyên trên các kênh truyền hình Mỹ như
Today Show, Good Morning America, cho rằng các nguyên tắc
liệt kê dưới đây có thể hữu dụng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo nào,
không phụ thuộc vào vị trí chức vụ họ đang nắm giữ, từ người
lãnh đạo cao nhất của một tập đoàn đến giám đốc ngân hàng hay
chỉ đơn thuần là một nhân viên “thường thường bậc trung”. Điều
cốt yếu là quyết định của họ có ảnh hưởng tới lợi ích của người
khác. Theo Bruce Weinstein, chỉ dựa vào những nguyên tắc dưới
đây mới có thể trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc:
1. Cái gì tốt cho người thì cũng tốt cho mình
Trong khi các nhân viên của công ty bị rơi vào tình trạng thất
nghiệp hoặc đối mặt với nguy cơ giảm lương thì việc người lãnh
đạo vẫn giữ cho mình một mức lương cao và các khoản phụ cấp
trách nhiệm khác là điều không gây được ấn tượng tốt đẹp. Hãy
thử hình dung trong mắt những người đang bị giảm lương bạn sẽ
là người thế nào? Bruce Weinstein khuyên các nhà lãnh đạo nên
theo tấm gương của ông Michael J Kneeland, giám đốc tập đoàn
cho thuê thiết bị lớn bậc nhất thế giới United Rentals, người đã


tình nguyện cắt giảm 20% lương của cá nhân trong cơn khủng
hoảng.
2. Hiểu biết sản phẩm
Theo một kết quả nghiên cứu của tạp chí The Wall Street
Journal, chính việc các nhà đầu tư sẵn sàng bán hoặc mua các
sản phẩm tài chính (cổ phần, cổ phiếu, giấy tờ có giá ) trong khi
không hoàn toàn hiểu hết về giá trị của chúng là nguyên nhân
góp phần gây nên cuộc khủng hoảng kinh tế mà thế giới đang
phải đối mặt. Hiện nay, thật khó có thể tin được rằng các hợp
đồng mua bán trị giá lên đến nhiều triệu đô lại được thực hiện
giữa những người không biết tường tận việc họ đang bán hoặc
mua cái gì. Nhưng, đó là điều có thật trên thực tế. Nếu cứ nhìn
vào các hợp đồng này thì người ta có thể thấy rằng tiền có thể
được làm ra từ không khí, nhưng lại không ai chịu bỏ công sức
ra tìm hiểu điều gì thực sự đang xảy ra. Mà giả sử có ai đó hiểu
chút ít thì cũng không đủ dũng cảm đứng lên tuyên bố về những
nghi ngờ của mình. Nói gì thì nói, hiểu biết sản phẩm không phải
là việc làm quá khó khăn đòi hỏi những nỗ lực phi thường.
Nhưng, hiểu biết sản phẩm mà bạn đang thực hiện là trách nhiệm
của bạn trước công ty, trước đồng nghiệp, khách hàng và cả
chính bản thân bạn.
3. Chiến thắng bằng mọi giá là chiến lược của những người
thất bại
Ngay từ ngày còn bé tất cả chúng ta đã được dạy rằng muốn
người khác đối xử với mình như thế nào thì trước hết phải đối xử
với họ như vậy. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà lãnh đạo trong
kinh doanh đã quên mất nguyên tắc này. Thay vào đó, họ lại
hành xử theo một nguyên tắc hoàn toàn khác: “Đoạt lấy tất cả
những gì có thể bằng mọi giá”. Bạn hãy thử quan sát các công ty
cho vay tín dụng và tự ý đơn phương thay đổi mức lãi xuất mà

không giải thích nguyên nhân. Có thể họ chỉ không muốn đánh
mất lợi thế cạnh tranh, nhưng bằng cách ứng xử này, họ đang
chơi một trò chơi ngu ngốc. Vì thế, những cách hành xử như vậy
là hạ sách, không trung thực, đặc biệt xấu trong kinh doanh.
Thêm nữa, nó sẽ làm gia tăng sự kiểm soát và điều chỉnh từ phía
nhà nước. Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn hiểu rằng họ không thể tự
điều chỉnh kinh doanh của mình một cách độc lập mà luôn có ai
đó phản ứng tức thời.
4. Hãy nói sự thật
Người lãnh đạo công ty cần phải trung thực với các cổ đông trong
tất cả các vấn đề các cổ đông cảm thấy không yên tâm. Một trong
những vấn đề như vậy là tình hình sức khỏe của lãnh đạo. Ví
dụ là Stiv Jobs đã từng tuyên bố rất thẳng thắn rằng ông sẽ đi
nghỉ dài hạn theo chỉ dẫn của bác sỹ. Mặt dù trước đó ông cũng
đã từng tiết lộ rằng gặp vấn đề với hóc môn nhưng lại có tin đồn
rằng đó là bệnh ung thư ông đã từng điều trị cách đây vài năm
nay tái phát. Sau khi tin đồn này bung ra, cổ phiếu của Apple đã
ngay lập tức giảm 10%. Mặc dù vậy, Jobs cũng đã hành động
đúng. Nhà lãnh đạo trung thực là người dám minh bạch tình trạng
sức khỏe của mình cũng như mọi vấn đề khác có thể có ảnh
hưởng đến sự phát triển của công ty.
5. Ngăn chặn thiệt hại
Khi bạn tiên lượng được rằng quyết định của bạn có thể gây thiệt
hại cho người khác nhưng vẫn quyết định thông qua thì bạn là
người vô trách nhiệm và ngu ngốc. Việc này cũng tương tự như
người muốn làm giàu bằng cách cho vay nặng lãi đối với những
con nợ không có khả năng hoàn trả. Những người “láu cá” trong
kinh doanh không nhận thức được rằng “ngọn gió” mà họ gieo sẽ
có ngày gom thành bão và quay lại đổ sập xuống chính đầu họ.
Hậu quả nhãn tiền ở đây sẽ có thể là nguy cơ phá sản, khánh

kiệt, mất danh dự, uy tín, thậm chí còn phải ngồi tù. Người lãnh
đạo xuất sắc luôn hiểu được rằng ngăn chặn những tác hại có
thể gây ra với khách hàng là việc làm vừa mang tính trách nhiệm
vừa là chính sách thông minh, dài hạn trong kinh doanh.
6. Không lợi dụng đục nước béo cò.
Lợi dụng hoành cảnh để kiếm món lợi nhỏ là hành vi không bao
giờ gắn với nhà lãnh đạo chân chính. Năm 2008, sau trận cuồng
phong đổ vào nước Mỹ, các công ty kinh doanh xăng dầu đã tăng
vọt giá xăng, và hành động này không khác gì hành vi gian lận
giá. Trước mắt, họ có thể thu được khoản lợi nhuận lớn, nhưng
điều gì sẽ xảy ra sau này? Ở NewYork, hàng tá công ty đã bị phạt
những khoản rất lớn vì gian lận giá sau trận bão Catrina. Hình
phạt thích đáng luôn luôn tìm đúng kẻ gian lận.
7. Không hứa suông
Không hứa suông gồm cả việc thực hiện nghiêm túc những gì đã
hứa trước đó. Trên thực tế, có rất ít những tình huống buộc
chúng ta không thể thực hiện lời hứa. Vì thế, giữ lời là một trong
những cách quan trọng nhất khiến người khác tôn trọng bạn.
Tháng 3/2008, nhà sản xuất đồ uống Dr Pepper đã hứa sẽ cung
cấp miễn phí các lon nước muối khoáng cho tất cả những ai hiện
ở Mỹ nếu Album được mong đợi của nhóm Guns ´n´ Roses được
phát hành trước cuối năm. Album này ra mắt vào tháng 11,
nhưng công ty trên không thể thực hiện lời hứa của mình. Sau
đó, thái độ của người Mỹ đối với công ty này như thế nào thì ai
cũng rõ. Từ đây rút ra một điều là các nhà lãnh đạo tốt luôn biết
cách hành xử cẩn trọng và chỉ hứa khi có khả năng thực hiện.
Nếu không, bạn sẽ không thể giữ lời.
8. Chịu trách nhiệm với những lỗi lầm gây ra
Ngay cả những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất cũng không thể không
mắc sai lầm. Nhưng điểm khác biệt là họ luôn biết đưa ra lời xin

lỗi và làm tất cả những gì có thể để bù đắp thiệt hại đã gây ra.
Một ví dụ cụ thể là khi xảy ra vụ xì căng đan liên quan đến việc
sử dụng thuốc nhuộm chứa chì trong sản xuất đồ chơi, Tổng
Giám đốc công ty Mattel Robert Eckert đã đứng ra xin lỗi Ủy ban
Thượng viện và thừa nhận rằng công ty của ông đã phạm lỗi khi
không kiểm soát đầy đủ các chi nhánh tại Trung Quốc khiến đồ
chơi sản xuất tại đây không đáp ứng các yêu cầu an toàn của Mỹ.
Đồng thời đưa ra lời hứa sẽ nỗ lực hợp tác với Ủy ban an toàn
hàng tiêu dùng. Qua đây có thể thấy rằng Robert Eckert không
chỉ rất khó khăn khi dám đứng ra xin lỗi và thừa nhận sai lầm
trước công luận, mà còn cho thấy ông đã hành xử như một nhà
lãnh đạo thực thụ.
9. Một mặt người hơn mười mặt của
Câu nói nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge: “Điều quan
trọng nhất đối với nước Mỹ là kinh doanh” được trích dẫn khá
thường xuyên nhưng lại bị trích dẫn sai. Nguyên văn của câu nói
là: “Điều quan trọng nhất đối với người Mỹ là kinh doanh”. Tuy
nhiên, câu nói ông bổ sung thêm sau đó cũng không kém phần
quan trọng thì lại ít được trích dẫn: “Tất nhiên, sự tích lũy tài sản
không phải là mục đích chính của sự tồn tại”. Nếu như nhà lãnh
đạo này cũng được nghe đồng thời và đầy cả hai câu nói này thì
có thể chúng ta đã không phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện
nay. Tiền bạc tự thân nó không có giá trị gì, nó chỉ có giá thông
qua cái mà chúng ta có được nhờ nó. Từ phương diện của nhà
lãnh đạo chân chính, điều này có nghĩa là mục đích cao cả nhất
của kinh doanh (và có thể là cả cuộc sống) không nằm ở việc tích
lũy tài sản mà là ở việc tạo ra lợi ích cho tất cả mọi người.
10. Hãy là người tốt bụng nhưng không phải theo kiểu ban
ơn từ trên xuống
Điều gì là giá trị đích thực trong cuộc sống? Đấy là sự tồn tại

xứng đáng của con người. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo tài năng
luôn mong muốn thực hiện sứ mệnh của mình nhưng không phải
bằng cách xâm hại đến lợi ích của người khác. Nhưng, một số
nhà lãnh đạo thực sự đang gặp phải một bài toán khó là sa thải
nhân viên. Mặc dù trở thành người thông báo tin xấu là việc rất
khó nhưng nhà lãnh đạo chân chính cần phải thực hiện một cách
phân minh, không hạ thấp phẩm giá của những người họ cần sa
thải.
Một nguyên tắc tối quan trọng cuối cùng: Bạn chính là sự
nghiệp của bạn
Nếu bạn yêu công việc của mình thì bạn là người may mắn.
Nhưng nếu quá say mê đến mức “điên dại” thì đó lại là điều xấu.
Nếu bạn để công việc choán hết cả thời gian sống của bạn thì đã
đến lúc bạn phải đứng sang một bên và nhìn lại các ưu tiên. Cho
dù bạn có hài lòng bao nhiêu đi chăng nữa thì sự sự nghiệp của
bạn cũng không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống.
Các nhà lãnh đạo chân chính luôn tìm được thời gian cho gia
đình, bạn bè và sự phát triển cá nhân. Họ luôn biết đó mới là ý
nghĩa đích thực của cuộc sống.
Nhà lãnh đạo chân chính, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng
đều phải dựa vào năm nguyên tắc có tính chất nền tảng rất quan
trọng là: mang lại lợi ích, tự hoàn thiện bản thân, tôn trọng người
khác, trung thực và có tình yêu đối với công việc. Như Piter
Druker đã từng nói nếu chỉ biết làm đúng không thôi thì chưa đủ.
Quan trọng là phải biết làm những việc đúng đắn nữa. Nhà lãnh
đạo tài năng không chỉ nghĩ về việc làm sao để đạt được mục
đích của mình mà còn biết mục đích đó có thực sự đáng để vươn
tới hay không.

×