Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

phương pháp sử dụng bảng lôgic trong quản lý dự án theo hướng dẫn của uỷ ban châu âu - ecban châu âu - ec

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.57 KB, 5 trang )


PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG LÔGIC
TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO HƯỚNG DẪN
CỦA UỶ BAN CHÂU ÂU - EC

TS. BÙI NGỌC TOÀN
Bộ môn Dự án và Quản lý dự án
Khoa Công trình
Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Tiếp theo các bài viết về lập dự án theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, bài báo
này trình bày phương pháp sử dụng bảng lôgic trong quản lý dự án cho trường hợp dự án đơn
lẻ và trường hợp dự án có nhiều hợp phần hay chương trình gồm nhiều dự án thành phần.

Summary: Following the papers on project development as per the EC guide, the paper
presents the method of using Logical Framework in project management in the case of a
single project and that of a multi-component project or a programme with some subprojects.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta diễn ra toàn diện và đầy đủ thì công tác
lập và quản lý dự án đầu tư ở nước ta cần phải được thực hiện theo những công cụ được tiêu
chuẩn hoá, mô hình hoá mà các nước tiên tiến đã và đang sử dụng.
CT 2
Năm 1992 Uỷ ban Châu Âu đã thông qua tài liệu "Quản lý vòng đời của dự án" giới thiệu
một bộ công cụ sử dụng để thiết kế (lập) dự án dựa trên phương pháp phân tích theo Bảng lôgic
(hay còn gọi là khung lôgic). Bảng lôgic này không chỉ là là công cụ chủ chốt để lập và trình
bày một dự án đầu tư mà còn là công cụ đắc lực trong quản lý quá trình thực hiện dự án về sau.
II. NỘI DUNG
1. Sử dụng bảng lôgic để quản lý một dự án đơn lẻ
Bảng lôgic của dự án thường mô tả một cách khái quát các hoạt động của dự án. Sau khi
lập xong bảng lôgic, trong giai đoạn lập dự án, cần phải tiếp tục lập kế hoạch để bổ sung các chi


tiết vận hành. Các chi tiết vận hành đó là các Tiến độ hoạt động và Tiến độ nguồn lực.
Tiến độ hoạt động là một phương pháp biểu diễn các hoạt động của dự án trong đó chỉ ra
trình tự lôgic (trình tự công nghệ) và mối quan hệ phụ thuộc giữa các công việc/hoạt động đó và
đưa ra cơ sở để phân bổ trách nhiệm quản lý để hoàn thành từng hoạt động. Sau khi lập tiến độ
hoạt động cần lập tiến độ nguồn lực, nghĩa là các phương tiện và chi phí cần thiết để thực hiện
các công việc theo tiến độ đã lập. Cả tiến độ hoạt động và tiến độ nguồn lực cần phải được phác
thảo sơ bộ trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình).



Các thông tin chi tiết sau này về chi phí thực tế phát sinh của dự án có thể dẫn đến việc phải
chỉnh sửa lại nội dung và mục tiêu của dự án.
Tiến độ hoạt động tổng thể được cập nhật và các tiến độ chi tiết về hoạt động và nguồn lực
cần phải được lập trong những tháng đầu tiên của giai đoạn thực hiện dự án.
1.1. Lập tiến độ hoạt động
Tất cả thông tin về tiến độ hoạt động có thể được tóm tắt dưới dạng sơ đồ ngang (sơ đồ
GANTT hoặc sơ đồ PERT-GANTT). Tiến độ tổng thể của dự án có thể chỉ ra các hoạt động
hàng quý hoặc hàng tháng (nghĩa là đơn vị thời gian có thể lấy bằng quý hoặc tháng), trong khi
đó kế hoạch làm việc của một quý có thể sử dụng hình thức theo tuần.
1.2. Lập tiến độ nguồn lực
Việc lập dự toán cần phải dựa trên việc tính toán ngân sách một cách cẩn thận và kỹ lưỡng.
Dự toán sẽ có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư ở giai đoạn thẩm định dự án và sau đó là
ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án nếu nó được quyết định tiến hành. Một lần nữa, việc
liệt kê các hoạt động cần được thể hiện đầy đủ trong biểu mẫu tiến độ đầu vào (phương tiện) và
chi phí. Mỗi hoạt động sau đó được sử dụng như một danh mục kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả
các phương tiện cần thiết cho hoạt động đó đã được cung cấp đầy đủ. Vì vậy, bản liệt kê này có
thể là rất chi tiết.
Sau đó, cần chỉ ra các phương tiện cần thiết để thực hiện hoạt động. Có thể sẽ cần phải tập
hợp hoặc tóm tắt các thông tin về chi phí. Phần xác định chi phí cần phải chỉ ra sự phân bổ chi
phí vào các nguồn tài trợ khác nhau để các bên có thể nắm rõ phần đóng góp của mình.

CT 2
Sau khi tính tổng chi phí xong, cần nhớ rằng cơ quan thực hiện (cơ quan vận hành dự án)
sẽ phải chịu mọi chi phí tiếp diễn trong phần dịch vụ bảo dưỡng (chi phí vận hành trong quá
trình khai thác dự án) sau khi dự án kết thúc. Các chi phí tiếp diễn đó có thể được bù đắp toàn
bộ hay một phần bởi các lợi tức từ hoạt động khai thác dự án. Trong mọi trường hợp, điều quan
trọng là phải chỉ rõ các vấn đề liên quan tới chi phí tiếp diễn thật sự để có thể xác định được các
tác động đến ngân sách của cơ quan thực hiện trong tương lai.
2. Bảng lôgic cho các trường hợp tương tác phức tạp
Các sự kiện phức tạp bao gồm một số dự án hoặc hợp phần thường được gọi là các
"chương trình". Có thể có các chương trình cấp ngành, chương trình cấp quốc gia hoặc chương
trình cấp khu vực gồm nhiều ngành liên quan. Nguyên tắc của phương pháp bảng lôgic cũng
được áp dụng hoàn toàn như nhau cho các dạng chương trình nêu trên. Có nghĩa là để có thể lập
kế hoạch phù hợp cho các chương trình này cũng phải thực hiện qua 2 giai đoạn Phân tích và
Lập kế hoạch.
Về nguyên tắc, mỗi bảng lôgic có thể được lập từ các bảng lôgic con. Mỗi bảng con này
mô tả các thành phần của bảng lôgic tổng thể một cách chi tiết hơn. Hình 1 mô tả các mức độ
tương tác từ chương trình đến dự án và hợp phần.






CT 2















Mục tiêu chung
Mục đích
của dự án
Kết quả
Hoạt động
Chương trình Dự án Hợp phần
Các mục
tiêu chung
Mục đích
của dự án
Kết quả
Hoạt động
Mục tiêu chung
Mục đích
của dự án
Kết quả
Hoạt động
Hình 1. Các mức độ tương tác
Hệ thống chia nhỏ bảng lôgic tổng thể thể hiện được mối liên hệ giữa các thành phần trong
một chương trình hoặc dự án và dùng để xây dựng, phát triển từng thành phần một cách chi tiết
hơn. Tuy nhiên, khi lập các bảng lôgic lồng nhau như trên phải hiểu rõ về ý nghĩa của Mục đích
và Kết quả và ai là nhóm đối tượng và các thành phần được hưởng lợi.

Bảng 1. Các mức quan hệ từ chương trình đến hợp phần
Chương trình đường khu vực Dự án duy tu bảo dưỡng Thành phần khu vực tư nhân
Mục tiêu chung:
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của
quốc gia trên thị trường quốc tế
- Nâng cao đầu tư vào ngũ cốc
xuất khẩu nông nghiệp
- Ổn định hoá vấn đề cung cấp
thực phẩm

Mục đích của dự án:
Mạng lưới đường đáp ứng được
nhu cầu giao thông
Mục tiêu chung:
Mạng lưới đường đáp ứng
được nhu cầu giao thông

Kết quả:
1. Giảm các phương tiện giao
thông tải nặng trên đường
2. Đường xá được nâng cấp và
bảo dưỡng
3. Mạng lưới đường được mở rộng
4. Đường được bảo dưỡng tốt
hơn
5. Năng lực của Bộ GTVT được
nâng cao
Mục đích của dự án:




4. Đường được bảo dưỡng tốt
hơn
Mục tiêu chung:



4. Đường được bảo dưỡng tốt
hơn
Hoạt động:
4.1. Xem xét và cải thiện phương
án bảo dưỡng
4.2. Đưa khu vực tư nhân tham
Kết quả:
4.1. Các phương án bảo
dưỡng được rà soát và cải
thiện
Mục đích của dự án:


4.2. Khu vực tư nhân tham gia



gia nhiều hơn vào công tác bảo
dưỡng đường
4.3. Cải thiện bề mặt của đường
do các đội bảo dưỡng thực hiện
4.4. Tăng cường tính hiệu quả
của các đội bảo dưỡng (ví dụ: Bộ

GTVT, cộng đồng và đô thị), sự
huy động, đào tạo, thiết bị, giám
sát, lập kế hoạch, bình đẳng giới,
môi trường
4.5. Tăng cường quyền làm chủ
công tác bảo dưỡng mạng lưới
đường nhánh của các nhóm làng
xã/cộng đồng
4.2. Khu vực tư nhân tham
gia vào công tác bảo dưỡng
đường một cách hiệu quả hơn
4.3. Bề mặt của đường do các
đội bảo dưỡng thực hiện
được cải thiện
4.4. Hiệu quả của các đội bảo
dưỡng được nâng cao.
4.5. Quyền làm chủ công tác
bảo dưỡng mạng lưới đường
nhánh của các nhóm làng
xã/cộng đồng được nâng cao



vào công tác bảo dưỡng đường
một cách hiệu quả hơn

Hoạt động:
4.1.1.
4.2.1. Kiểm tra năng lực của
các công ty bảo dưỡng đường

khu vực tư nhân
4.2.2. Lập và thực hiện các
biện pháp nâng cao năng lực
cho các công ty tư nhân
4.2.3. Khuyến khích thành
lập công ty
4.2.4. Đấu thầu công tác bảo
dưỡng
4.2.5. Giám sát công việc
thường xuyên
4.3.1.
Kết quả:
4.1.1.
4.2.1. Năng lực của các công ty
bảo dưỡng đường khu vực tư
nhân được kiểm tra
4.2.2. Các biện pháp nâng cao
năng lực cho các công ty tư nhân
được lập và thực hiện
4.2.3. Việc thành lập công ty
được khuyến khích
4.2.4. Công tác bảo dưỡng được
đấu thầu
4.2.5. Công việc thường xuyên
được giám sát
4.3.1.
Hoạt động:
4.1.1.1.
4.2.1.1. Liệt kê các công ty hiện
hành

4.2.1.2. Lập kế hoạch điều tra
4.2.1.3 Tiến hành điều tra
4.2.1.4. Rút ra kết luận
4.2.2.1.
CT 2
Các yếu tố sau đây sẽ chỉ dẫn việc xác định các cấp mục tiêu khác nhau trong một chương
trình cấp quốc gia:
- Lợi ích toàn thế giới, khu vực mở rộng, toàn quốc vượt ra ngoài phạm vi của chương trình
ở mức mục tiêu tổng thể, phản ánh mục tiêu bao quát của EC.
- Lợi ích bền vững cho tất cả các nhóm đối tượng và các đối tượng được hưởng lợi ở cấp
quốc gia và cấp toàn ngành, bao gồm các lợi ích bình đẳng cho phụ nữ và nam giới ở cấp mục
đích dự án.
- Lợi ích bền vững cho các thành phần của nhóm đối tượng ở cấp quốc gia và khu vực ở
mức kết quả.
Hình 2 trình bày các cấp độ mục tiêu trong một chương trình ngành cấp quốc gia.




Ý nghĩa của một
chương trình ngành
CT 2

Lôgic tương tác
Ví dụ về ngành giao thông


















Hình 2. Các cấp độ mục tiêu trong một chương trình ngành cấp quốc gia
Các mục tiêu của một trong các dự án trong một chương trình cấp quốc gia cần phải tương
ứng với các cấp mục tiêu sau đây được trình bày trong giai đoạn lập kế hoạch phần cột đầu tiên
- cột lôgic tương tác trong bảng lôgic:
- Lợi ích bền vững cho tất cả các nhóm đối tượng và các đối tượng được hưởng lợi ở cấp
quốc gia và cấp toàn ngành, ở cấp Mục tiêu tổng thể, phản ánh mục tiêu chính sách bao trùm
của EC, kể cả vấn đề bình đẳng giới.
- Lợi ích bền vững cho các thành phần của nhóm đối tượng ở cấp quốc gia và khu vực, bao
gồm các lợi ích bình đẳng nam nữ ở cấp Mục đích của dự án.
Sản phẩm của các hoạt động được thực hiện ở cấp quốc gia hoặc khu vực ở cấp Kết quả.
III. KẾT LUẬN
Những vấn đề được trình bày ở trên một lần nữa cho thấy rằng bảng lôgic là một công cụ
thiết yếu cho cả việc lập kế hoạch và quản lý dự án từ các chương trình khu vực lớn đến các
hoạt động nhỏ, với điều kiện nó không phải chỉ được sử dụng "trên giấy". Bảng lôgic với tư
cách là một công cụ năng động cần phải được đánh giá và xem xét lại khi dự án phát triển và
hoàn cảnh thay đổi.
Tài liệu tham khảo
[1]. Uỷ ban Châu Âu - EC, Văn phòng Tư vấn và Xây dựng Vương quốc Anh, Hiệp hội Tư vấn Xây dựng

Việt Nam: Cẩm nang quản lý vòng đời của dự án. HHTVXD VN - 2002.
[2]. TS. Bùi Ngọc Toàn: Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông. Nhà xuất bản
GTVT – 2006

Hoạt động
Mục đích của
dự án
Kết quả
Lợi ích bền vững cho tất cả các nhó
m

đối tượng ở mức quốc gia và mức
ngành, bao gồm cả lợi ích bình đẳng
giữa nam và nữ
N
âng cao khả năng cạnh tranh của
quốc gia trên thị trường quốc tế
Mạng lưới đường đáp ứng được
nhu cầu giao thông
1. Mạng lưới đường được mở rộng
2. Đường xá được nâng cấp và bảo
dưỡng
3. Giảm các phương tiện giao thông tải
nặng trên đường
Lợi ích bền vững cho các thành phần
của nhóm đối tượng ở cấp quốc gi
a
hoặc cấp ngành (mục đích của chương
trình ngành phụ)
Sản phẩm của chương trình ngành ph



(kết quả của chương trình ngành phụ)
1. Xem xét và cải thiện phương án bảo
dưỡng
2. Đưa khu vực tư nhân tham gia nhiề
u

hơn vào công tác bảo dưỡng đường
3. Cải thiện bề mặt của đường do các đội
bảo dưỡng thực hiện
Mục tiêu
chung
Lợi ích toàn quốc gia (hoặc cao hơn)
vượt ra ngoài phạm vi của chương trình


×