Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

tình huống thảo luận đáp án nào cho bài toán giao thông đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.53 KB, 9 trang )

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN:
ĐÁP ÁN NÀO CHO BÀI TOÁN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ:
CÂU HỎI: Anh chị có nhận xét gì về vấn đề giao thông đô thị, nhất là tại
các đô thị lớn ở nước ta hiện nay? Tác động của vấn đề trên đến phát triển
kinh tế xã hội? Đáp án nào cho “bài toán” giao thông đô thị.
I. Thực trạng giao thông ở các đô thị hiện nay
Bên cạnh những thành tựu mà ngành giao thông đã đưa lai như đáp ứng
nhu cầu đi lại vận chuyển của người dân và góp phần vào sự phát triển của đất
nước thì còn có rất nhiều những bất cập,những hạn chế.
Giao thông đô thị đang là một bài toán khó cho các sở ban ngành và là môt
vấn đề bức thiết của toàn xã hội.Thực trạng của giao thông đô thị đang là môt vấn
đề nóng hỏi hiện nay.
Tại các thành phố lớn trong
nước, cho dù là 7 giờ sáng hay 5 giờ
chiều, người lưu thông trên các con
đường lớn, nhỏ tại các đô thị đông
dân như Hà Nội, TPHCM đều chịu
chung một số phận: kẹt xe.
Nạn ùn tắc giao thông ở các đô
thi lớn như TP Hồ Chí Minh,Hà Nội
đang là một vấn đề nan giải.Tình
trạng này diễn ra thường xuyên liên
tục như cơm bữa. Hàng ngày vào các
giờ cao điểm thi ở các tuyến giao
thông trọng điểm thường xảy ra tình
trạng kẹt xe,ùn ứ kéo dài hàng giờ
liền. Nạn ùn tắc giao thông lam thiệt
hại rât nhiều về kinh tê của đất nước.
Kẹt xe giờ cao điểm
Ngập nước ở tp Hồ Chí Minh
Tình trạng ngập úng trong các đô thị tăng cao.Trời mưa nhỏ cũng xảy ra tình


trạng ngập nước, hoặc khi thuy triều lên thì nước ở dưới các ống thoát nước dâng
lên lênh láng mặt đường.
Vơi mật độ dân số đô thị lớn với việc sử dụng phương tiện cá nhân là chủ
yếu gây nên tình trạng quá tải cho hạ tầng giao thông.Mạng lưới giao thông phân bố
không đồng đều,mặt đường hẹp, hạ tầng giao thông yếu và xuống cấp trầm
trọng.Các bãi đậu xe chưa đáp ứng được nhu cầu.
Cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp kém, mạng lưới giao thông rối ren, mặt
đường nhỏ hẹp…làm ảnh hưởng đến cảnh quan đ thị,làm ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng mặc dù nhà nước ta đã có
các chính sách các điều luật để xử lý nghiêm minh những người vi phạm
nhưng đâu lại vào đó.tai nạn vẫn là tai nạn
Công tác đào tạo, sát hạch lái xe ở một số nơi chưa thật sự nghiêm túc dẫn
đến một số lái xe chưa thành thạo điều khiển phương tiện đã tham gia giao thông,
gây mất an toàn giao thông. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của một
bộ phận cán bộ chưa quyết liệt, không đảm bảo tính răn đe, nhiều nơi còn xảy ra
tiêu cực, thiếu nghiêm minh khi xử lý vi phạm
Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông của người tham gia
giao thông còn rất kém, tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện
khi đã uống rượu, bia diễn ra phổ biến, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải không chú
trọng đến công tác bảo đảm an toàn giao thông.
Giao thông công cộng được xem là một biện pháp để giảm tình trạng ùn tắc
giao thông nhưng ở nước ta vấn đề này vẫn chưa được đảm bảo, đầu tư cho giao
thông công cộng còn yếu cả về chất và lượng. Chưa đáp ứng dược nhu cầu đi lại
của người dân, chưa tác động được vào tâm lý của họ. Ý thúc tham gia giao thông
của người dân còn chưa cao.
Những vấn đề trên nếu không sớm được giải quyết thì bài toàn về giao thông
đô thị ngày càng trở nên nan giải và bức thiết hơn
II. Tác động của vấn đề giao thông đô thị đến phát triển kinh tế- xã
hội

Phương tiện giao thông vận tải nhất là ô tô, xe máy đã góp phần quan trọng
vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội như vận chuyển, lưu thông hàng hoá trên thị
trường, mở rộng thị trường, giảm thiểu các chi phí và đem lại nhiều cơ hội hợp tác
từ bên ngoài, phương tiện đi lại của con người…
Một nền kinh tế thị trường trong một lãnh thổ sẽ được phát triển manh mẽ
trên toàn lãnh thổ đó khi được hỗ trợ của giao thông, Hệ thống giao thông hiệu quả
sẽ giúp phân phối hàng hóa kịp thời đến người tiêu dùng với giá cạnh tranh hơn.
Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn khi quyết định chi tiêu vì sự đa dạng của
các chủng loại hàng hóa do đó phúc lợi của họ sẽ tăng lên.
Một hệ thống giao thông hiệu quả sẽ giúp phân công lao động và thực hiện
chuyên môn hóa sản xuất giữa các khu vực địa lý tốt hơn nhằm khai thác hiệu quả
được lợi thế cạnh tranh của từng khu vực. Do đó, việc phân bố nguồn lực của nền
kinh tế sẽ đạt hiệu quả hơn.
Nhưng nó cũng gây ra những tác động xấu đến môi trường, gây nguy hại cho
sức khỏe con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị.
Tác động đến xã hội:
Về môi trường: Theo đánh giá của các chuyên gia ô nhiễm không khí ở đô
thị do giao thông gây ra chiếm tỉ lệ khoảng 70%. Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm
trên phạm vi toàn quốc, ước tính cho thấy hoạt động giao thông chiếm tới gần 85%
lượng khí cacbon monoloxit có khả ngiễm độc gấp nhiều lần chất độc hại khác. Các
loại khí thải của các phương tiện giao thông tác động không nhỏ đến đời sống nhân
dân như gây nên hiệu ứng nhà kính, gây ra các loại bệnh như viêm nhiễm đường hô
hấp do nhiễm vi khuẩn, viêm phế quản mãn tính, viễm mũi…
Về ô nhiễm không khí
do bụi, khi các phương tiện
lưu thông sẽ cuốn một lượng
lớn bụi đường vào không khí,
ngoài ra khi hãm phanh sẽ tạo
ra bụi đá, bụi cao su và bụi
sợi, các loại bụi này dễ dàng

xâm nhập vào cơ thể qua
đường hô hấp, qua da và niêm
mạc mắt… tác động rất lớn
đến sức khỏe của con người.
Về tiếng ồn thì trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đô thị thì các phương tiện
giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu: 60- 80% xuất phát từ tiếng ồn động cơ, do
ống xả, do rung động các bộ phận xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe
và mặt đường… Tiếng ồn mạnh thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt,
cảm giác sợ hãi, bực tức vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi, con người sống
ở đô thị bị áp lực công việc cùng việc lưu thông, ô nhiễm môi trường con người dễ
bị căng thẳng, stress…
Về an sinh xã hội
Khói bụi của phương tiện tham gia giao thông
An toàn giao thông ảnh
hưởng không nhỏ đến người
dân cả về vật chất và tinh thần,
gây ra những tác động kinh tế
xã hội quan trọng bao gồm sức
khỏe, bảo hiểm, thiệt hại đến tính
mạng con người. mất đi một
nguồn lực

về lao động cho xã hội,
gây đau thương cho người thân trong
gia đình, nếu là người trụ cột kinh tế trong
gia đình thì kinh tế gia đình đó bấp bênh, những
người không nơi nương tựa có khả năng trở thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội
đang hoành hành khi mất gia đình, mất phương hướng.
Mỗi năm nước ta có gần 12.000 người chết và 9.300 người bị thương do tai
nạn giao thông. Riêng 10 tháng đầu năm 2011, cả nước xảy ra hơn 11.000 vụ tai nạn

giao thông làm hơn 9.200 người chết, gần 8.400 người bị thương. Điều này cho thấy
giao thông đang là một vấn đề lớn gây nguy hại cho sự phát triển kinh tế, xã hội,
mất đi nguồn lực lớn của xã hội.
Tác động đến kinh tế:
Ùn tắc giao thông ở các đô thị làm hao năng lượng, giảm hiệu xuất làm việc,
lãng phí thời gian,… nhất là các đô thị lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội ví dụ ở
khu nội đô gây ra nhiều tác động tiêu cực về mặt kinh tế, xã môi trường.
Tăng chi phí nhiên liệu: 3.942 tỷVNĐ/năm
Giảm hiệu xuất làm việc: 8.870 tỷ
VNĐ/năm
Tăng chi phí khấu hao phương tiện
Tăng lượng khí thải và ô nhiễm
môi trường
Một tai nạn giao thông ở tp Hồ Chí Minh
Giá xăng tháng 3 năm 2012
Áp lực tâm lý và ảnh hưởng lâu dài sức khoẻ cộng đồng

Theo số liệu tính sơ bộ, chi phí tăng thêm do tiêu hao nhiên liệu và lãng phí
công lao động do ùn tắc giao thông ở Hà Nội khoảng 36.4 tỷ VNĐ/ ngày (12.812 tỷ
VNĐ/năm, tương đương khoảng 600 triệu USD/năm)
Nếu tính thời gian tắc đường giờ cao điểm mỗi ngày khoảng 2 tiếng, với dân
số thành phố Hồ Chí Minh 2009 là hơn 7triệu người chỉ cần 3 triệu người tham gia
giao thông vào giờ cao điểm mất 2 giờ mỗi ngày thì chúng ta mất 6 triệu giờ mỗi
ngày, và mỗi ngày chúng ta lại bị chậm mất 6 triệu giờ phát triển. Khi đó kinh tế
nước ta chậm phát triển khi lãng phí mất 6 triệu giờ mỗi ngày chỉ vì kẹt xe.
Tác động đến cơ sở hạ tầng
Thực hiện đồng thời ba
dự án Vệ Sinh Môi Trường,
Cải Thiện Môi Trường Nước
thành phố, và Nâng Cấp Đô

Thị nên khối lượng và số
lượng km đào đường năm sau
luôn cao hơn năm trước. Năm
2008, đào 40km, thì qua năm
2009 con số này tăng từ 56km như
thông báo ban đầu lên 100km
khi tiến hành đào đường, ai cũng biết việc đào đường là quan trọng, xong trách
nhiệm của các đơn vị thi công quá kém, thi công ì ạch, lấn chiếm lòng đường nhiều
hơn cho phép, công trình đã hết hạn thi công nhưng vẫn tiếp tục đào xới mặt đường,
khi làm xong thì tái lập mặt đường cẩu thả. Hố tử thần mọc lên như nấm ở thành
phố Hồ Chí Minh gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
III. Giải pháp giao thông các đô thị Việt Nam hiện nay
I. Đối tượng tham gia giao thông:
1. Hạn chế các phương tiện tham gia không hữu ích: Biện pháp này nhằm cắt giảm
¼ lượng phương tiện tham gia giao thông hiện có.
Hiện nay ở nhiều đô thị, các phương tiện cá nhân phát triển nhanh. Sự tiện lợi của
phương tiện cá nhân như xe máy, ôtô con tạo nên sự lãng phí về chi phí lưu hành và
chiếm quá nhiều cơ sở vật chất và làm tắc nghẽn giao thông. Chính vì vậy cần có
nhiều biện pháp giảm lượng lớn phương tiện thừa này như sau:
1.1 Với ôtô:
- Thu phí lưu thông khu trung tâm đối với các ôtô 4-7 chỗ chở dưới 2 người.
- Phạt hành chính đối với các ôtô 4-7 chỗ từ ngoại thành vào chở dưới 2 người.
- Dùng chung, giảm bớt số lượng ôtô đưa đón các cơ quan ban ngành HCSN.
1.2 Với xe máy:
+ Từng cơ quan ban ngành, doanh nghiệp ở thành phố phải giảm lượng xe cá nhân
như sau:
+ Thống kê và xếp lịch cho nhân viên được sử dụng xe máy cụ thể theo ngày như
sau:
- Những cá nhân được sử dụng xe cần xem xét các yếu tố sau: Đưa đón con đi học,
đưa đón người khác đi làm, các nhân viên làm việc bên ngoài không ngồi cố định

tại văn phòng…
- Những người làm việc tại các sở ban ngành không ra ngoài trong giờ làm việc bất
kể vị trí nào cần dùng chung xe với người khác.
- Các trường học cần có biện pháp để sinh viên dùng chung xe.
+ Tuyên truyền, phổ biến trên nhiều phương tiện để khuyến cáo sử dụng hạn chế
phương tiện không hữu ích tham gia giao thông.
+ Nâng cao một cách chuyên nghiệp lực lượng điều hành giao thông, tiến đến hiện
đại các phương tiện xử lý sự cố giao thông.
+ Tuyên truyền hướng dẫn luật giao thông đến từng cá nhân ở đô thị bằng nhiều
cách như phổ cập tại phường, tổ, trường học, cơ quan, những người buôn bán vỉa hè
để nâng cao ý thức và tuân thủ luật giao thông.
II. Điều chỉnh hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị
1.Đường giao thông nội thị:
- Xử lý nhanh các điểm xuống cấp trên đường, các công trình lấn chiếm tầm nhìn,
mỹ quan, diện tích giao thông.
- Xếp thời gian thi công, chọn phương án thi công các công trình trong đô thị (cầu
vượt, cống, điện, nút giao thông) để tránh ảnh hưởng đến diện tích bề mặt lưu
thông.
2. Trả lại vỉa hè cho hạ tầng giao thông:
- Bước 1 cấm đỗ, đậu xe trên một số tuyến phố chính. Sau đó mở rộng phạm vi
cấm.
- Cấm đỗ, đậu xe trên vỉa hè hoặc giới hạn nhỏ cho để xe máy trên vỉa hè.
- Cải tạo vỉa hè để bố trí các điểm tạm đỗ xe như hình vẽ kèm theo.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ, di dời các cá thể buôn bán sử dụng vỉa hè sang các khu chợ
hoặc quy định các kiểu dáng phương tiện buôn bán, vị trí đặt các phương tiện này.
- Cấm sử dụng khoảng không gian bên dưới sảnh tầng 1 phần 2 treo bảng quảng
cáo, treo bạt quay che nắng làm mất không gian, mỹ quan đô thị.
- Cho phép, khuyến cáo dùng sảnh kính treo + đèn trong phạm vi 2m từ tường
ngoài, đồng chiều cao để che và tạo lối đi lại bên dưới.
- Tất cả các trường học, chợ, bệnh viện, cơ quan, doanh nghiệp có số lượng người

nhiều phải xây lùi cổng ra vào một khoảng cách hợp lý đủ để xe ra vào, người đưa
đón, phương tiện chờ không gây ảnh hưởng làn giao thông.
- Tất cả các trung tâm thương mại, chợ phải có ít nhất cổng ra vào riêng.
Điều chỉnh vỉa hè khu dân cư.
Điều chỉnh vỉa hè khu dân cư - cơ quan.
3. Làn giao thông:
Tăng cường phân làn giao thông bằng phân cách sơn, biển báo trên không, phân
cách mềm gần nơi giao lộ, không nên phân làn phân cách cứng những nơi không
giao nhau.
4. Điều chỉnh nút giao thông:
- Những nơi giao nhau nút 3 trở lên cần bố trí vòng xoay và kẻ vạch tách làn, đường
kính vòng xoay cần tăng lên để điều tiết chiều giao thông hạn chế đâm thẳng và tốc
độ của phương tiện giao thông.
- Cần xây dựng mới các nút giao thông như cầu vượt, hầm chui. Để giải quyết thời
gian ngắn cần dùng cầu vượt lắp ghép cho các làn ôtô bên trong và bảng chỉ dẫn rẽ
làn.
5. Bãi đậu xe, gửi xe:
- Khuyến cáo nhân dân đầu tư, hỗ trợ vốn ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư
các bãi đỗ xe hiện đại trong đô thị, sở xây dựng và viện quy hoạch cần tính toán
mốc điểm, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng gara, khoảng cách nơi đỗ xe cần xa nút
giao thông và tránh tạo điểm cắt giao thông.
6. Điểm dừng xe và tuyến công cộng:
- Tính toán và sắp xếp lại các điểm đỗ xe của các phương tiện giao thông công
cộng, nếu có thể bố trí riêng đường giao thông cho loại phương tiện này.
7. Các phương tiện đưa đón riêng:
- Các cơ quan ban ngành, trường học nên đầu tư phương tiện đưa đón, thành phố
cần quản lý và hạn chế tuyến, điểm đón của các phương tiện này.
- Tạm dừng mua sắm ôtô 4-7 chỗ phục vụ đưa đón các cơ quan ban ngành.
III. Điều chỉnh quy hoạch và định hướng quy hoạch:
- Sau 2-3 năm điều chỉnh cấm sử dụng vỉa hè, tiếp tục mở rộng toàn đô thị ở các

tuyến phố lớn trong đô thị.
- Cấm đậu, đỗ xe trên toàn bộ tuyến giao thông lớn.
- Đầu tư xây dựng thêm các nút giao thông.
- Chuyển các chợ, trường học, bệnh viện không đủ diện tích vị trí cho mật độ giao
thông kèm theo.
- Áp dụng các tiêu chuẩn diện tích bãi đỗ xe/người dân cho các khu chung cư cao
cấp, cho các văn phòng trụ sở doanh nghiệp lớn trong đô thị.
- Di chuyển, hoặc tập trung các cơ quan hành chính sự nghiệp vào một số nơi.
- Đầu tư xây dựng các phương tiện giao thông công cộng hiện đại như tàu cao tốc
trên không, tàu điện ngầm.
- Điều chỉnh thời gian học các cấp I, cấp II, mẫu giáo vào mùa hè đi học và mùa
mưa nghỉ học. Cấp III, trung học, đại học được nghỉ mùa hè.
- Kiểm tra và quản lý các tiêu chuẩn diện tích công cộng, hạ tầng kỹ thuật của các
khu đô thị mới.

×