Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nguyên nhân, dự phòng và tầm soát ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.78 KB, 12 trang )

Nguyên nhân, dự phòng và tầm soát


Mặc dù suy dinh
dưỡng trong tử cung
vẫn là một nguyên
nhân quan trọng gây
tử vong và bệnh xuất
chu sinh nhưng trong
40% các trường hợp
không giải thích được
tại sao có sự hạn chế
phát triển. Nhiều yếu
tố dẫn tới thai suy
dinh dưỡng trong tử
cung và có thể chia
thành ba nhóm: các
yếu tố thuộc mẹ,
thuộc tử cung - nhau

Cần siêu âm và thăm khám
định kỳ để tầm soát khả năng
thai suy dinh dưỡng.
và thuộc thai.

* Các yếu tố thuộc mẹ:

- Các yếu tố thuộc thể chất của mẹ như chiều cao,
cân nặng, gợi ý ảnh hưởng di truyền trên các thông
số thai. Những người mẹ có chiều cao dưới 1,4m và
cân nặng dưới 40kg có thể sinh con đủ tháng nhưng


cân nặng thường dưới 2.500g.

- Tuổi của mẹ: nguy cơ thai suy dinh dưỡng trong tử
cung gia tăng ở phụ nữ dưới 20 và trên 40 tuổi so với
những phụ nữ tuổi từ 25 – 35.

- Tình trạng kinh tế - xã hội là một yếu tố thuận lợi: tỷ
lệ thai suy dinh dưỡng trong tử cung cao hơn ở
những phụ nữ có địa vị thấp hơn.

- Các bệnh lý của mẹ có thể gây thai suy dinh dưỡng
trong tử cung như:

+ Bệnh lý tim phổi gây tím tái: suyễn, bệnh lý sợi
nang, suy tim và cao huyết áp mạn.

+ Các bệnh lý thận mạn: viêm đài bể thận, viêm cầu
thận, viêm thận do lupus.

+ Thiếu máu, tiểu đường, các bệnh tự miễn.

+ Bệnh lý dạ dày ruột: viêm ruột, tình trạng sau cắt bỏ
ruột và các hội chứng kém hấp thu khác.

- Bệnh lý trong thai kỳ như tiền sản giật, sản giật…

- Chế độ dinh dưỡng không cân đối, không đầy đủ khi
mang thai:

+ Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở mẹ, đặc biệt thiếu

protein, là những yếu tố đáng kể gây chậm phát triển
thai. Nếu sản phụ tăng cân chậm từ tuần lễ thứ 20
của thai kỳ, thường có liên quan đến sinh con thiếu
cân.

+ Hạn chế calo trong khẩu phần ở thời gian thai
nghén cũng có thể làm giảm tỷ lệ phân bào.

+ Thiếu hụt các kim loại vi lượng như kẽm, mangan,
magnesium cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển
thai.

+ Thiếu hoặc thừa vitamin A có thể gây dị dạng thai.

Những yếu tố trên đều có thể dẫn đến sự chậm lớn
của thai mà nguồn gốc chính là do rối loạn dinh
dưỡng của nhau thai thêm vào đó sự tổn thương và
rối loạn huyết động ở bánh nhau sẽ cản trở việc vận
chuyển các chất dinh dưỡng nuôi thai, làm cho trẻ
không thể lớn lên được.

- Những thói quen độc hại như hút thuốc, nghiện
rượu, ma tuý và sử dụng những thuốc có hại là yếu tố
bệnh nguyên quan trọng gây nên thai chậm tăng
trưởng trong tử cung.

* Các yếu tố thuộc tử cung - nhau:

- Các dị dạng của tử cung đặc biệt tử cung hai sừng
và tử cung có vách ngăn.


- Tử cung kém phát triển.

- U xơ tử cung.

- Sự kém thích nghi của tuần hoàn mẹ ngăn cản nhau
- tuần hoàn nhau thai bám và cố định đúng vị trí.

Do có tổn thương ở bánh nhau hoặc có những rối
loạn về huyết động học nhau - thai gây suy thai. Quan
sát bánh nhau thấy có những vùng bị tổn thương
như: có nhiều điểm tắc mạch nhỏ, gai nhau không có
mạch máu, tắc mạch trong gai nhau. Trong trường
hợp suy thai trường diễn có thể có hiện tượng calci
hóa, xơ hóa bánh nhau. Từ đó các chất dinh dưỡng
từ mẹ qua thai bị giảm đi, thai suy yếu dần, thành
phần nước ối thay đổi, thiểu ối, thai bị ảnh hưởng rất
nhiều trong quá trình phát triển.

Tổn thương bánh nhau có thể là những tổn thương
tiên phát như bướu máu ở bánh nhau
(chorioangioma) hay tổn thương thứ phát như nhau
tiền đạo, nhau bong non…

- Có hơn 45% tế bào bánh nhau bị sai lệch nhiễm sắc
thể.

- Các dị tật về dây rốn như dây rốn bám màng, động
mạch rốn duy nhất cũng làm cho tuần hoàn mẹ con bị
cản trở có thể dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong tử

cung.

* Các yếu tố thuộc thai:

- Các bất thường về nhiễm sắc thể đặc biệt là tam thể
13, 18, 21 cũng như đơn thể X và mất cân bằng đoạn
nhiễm sắc thể như 4p, 5p…có liên quan đến tỷ lệ thai
suy dinh dưỡng trong tử cung cao xảy ra sớm trong
thai kỳ.

- Các dị tật bẩm sinh các cơ quan thường là ở hệ
thần kinh, hệ xương khớp, thận, tim.

- Một số các hội chứng chuyển hóa có tính di truyền
hiếm gặp có thể đưa đến thai suy dinh dưỡng trong
tử cung hoặc một số dị dạng thai đơn độc như khiếm
khuyết tim mạch, các dị dạng dạ dày ruột và niệu sinh
dục và loạn sản xương.

- Bệnh lây nhiễm ở thai:

Do mẹ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm
virus trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sự nhiễm khuẩn
không những có ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào
của phôi gây dị dạng thai mà còn có thể làm cho thai
không lớn lên một cách bình thường. Thường trẻ bị
suy dinh dưỡng có kèm theo dị dạng. Các bệnh
nhiễm khuẩn điển hình gây nên hậu quả này là
Rubella, bệnh hạt vùi cự bào (Inclusion
cytomegalovirus), Herpes simplex virus, siêu vi viêm

gan B, HIV, Parvovirus B19 thường có liên quan thai
chậm tăng trưởng trong tử cung. Bệnh do
Toxoplasma, sốt rét, giang mai và Listeria đôi khi
cũng dẫn đến kém tăng trưởng.

- Song thai, đa thai thường là nguyên nhân đưa đến
thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Đa thai chiếm
20 – 30% các trường hợp thai chậm tăng trưởng
trong tử cung. Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
thường xảy ra ở trẻ sinh ra trước.

♣ Dự phòng suy dinh dưỡng trong tử cung:

- Cần khám thai thường xuyên để phát hiện sớm và
điều trị kịp thời các bệnh lý đi kèm với thai kỳ như cao
huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường, bệnh tim – thận,
thiếu máu để giảm ảnh hưởng đến thai nhi.

- Thai phụ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, một chế độ
dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung khẩu phần ăn để có thể
cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho thai phát triển
đặc biệt là protein và cần uống viên sắt hoặc các chế
phẩm, thức ăn giàu chất sắt để phòng tránh thiếu
máu.

- Trước khi sinh nên bổ sung acid folic trong ba
tháng.

- Nếu người mẹ có những bất thường ở tử cung như:
tử cung kém phát triển, có khối u hay những bất

thường ở bánh rau, dây rốn của thai nhi , cần được
khám để bác sĩ có phương pháp điều trị và tiên lượng
cuộc sinh phù hợp nhằm đảm bảo sức khoẻ cho mẹ
và thai nhi.

- Nếu suy thai trường diễn đã được điều trị mà thai
vẫn chậm tăng trưởng trong tử cung thì khi ước
lượng tuổi thai và cân nặng thai tương đối có thể
sống được ở bên ngoài tử cung, bác sĩ sẽ quyết định
lấy thai ra sớm.

♣ Tầm soát suy dinh dưỡng trong tử cung:

- Chú ý tiền căn sinh con bị suy dinh dưỡng trong tử
cung là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối
với thai phụ vì nguy cơ suy dinh dưỡng trong tử cung
trong lần có thai sau này gấp 2 – 3 lần.

- Bề cao tử cung của thai phụ phải được đo trong mỗi
lần khám (sau tuần thứ 20 bề cao tử cung thường
xấp xỉ với số tuần thai).

- Kích thước và độ tăng trưởng của thai được đánh
giá bằng sự đo đạc các thông số “khách quan” trên
siêu âm (chiều dài đầu – mông, đường kính lưỡng
đỉnh, chu vi bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng ước
lượng trên siêu âm).

Đánh giá sự phát triển của thai trong tử cung là yếu tố
cơ bản để xác định tình trạng của thai nhi. Khám thai

và siêu âm có thể xác định sớm những trường hợp
thai chậm phát triển trong tử cung:

+ Một thai có nguy cơ suy dinh dưỡng trong tử cung
khi chu vi bụng dưới mức chuẩn bình thường của dân
số nhưng cân nặng ước lượng trên siêu âm vẫn ở
trên mức chuẩn bình thường của dân số (đường
bách phân vị thứ 10).

+ Có thể chẩn đoán thai suy dinh dưỡng trong tử
cung khi cả chu vi bụng lẫn cân nặng ước lượng trên
siêu âm đều thấp bất thường.

+ Việc xác định chẩn đoán có thể tốt hơn nếu chậm
tăng trưởng thai ước lượng là sự giảm 25% hoặc hơn
của số đo chu vi bụng đo được hai lần liên tiếp cách
nhau ít nhất hai tuần dựa theo đường cong chuẩn tại
những tuổi thai.

- Xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP) huyết thanh là
chỉ điểm sinh hoá hữu dụng nhất. Trong trường hợp
không có bất thường cấu trúc thai và nhau, alpha-
fetoprotein tăng cao làm gia tăng nguy cơ suy dinh
dưỡng trong tử cung gấp 5 – 10 lần.

×