Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

giao an tin 6 Trung 2009 tiết 1-48

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.87 KB, 55 trang )

Giáo án tin học 6
Chương I:
LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
Tiết: 1, 2. Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.
- Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
2. Kỹ năng:
- Nắm tổng quát các thao tác, cách vận dụng
3. Thái độ:
- Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ.
B. Phương pháp:
- Diễn giải, thuyết trình
C. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học
HS: Chuẩn bị tiếp thu môn học mới.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp :
Làm quen với lớp và kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Không
III. Bài mới
1.Đặt vấn đề:
Hiện nay đất nước ta đang trên đà công nghiệp hoá hiện đại hoá, kéo theo ngành khoa
học công nghệ phát triển rất mạnh. Chính vì vậy để phù hợp với cuộc sống xã hội ngay từ
bây giờ chúng ta hãy chuẩn bị cho tương lai mai sau.Tin học là một môn học rất mới mẻ với
chúng ta vì vậy chúng ta phải tìm hiểu nó. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài đầu tiên của


chương I. Đó là Thông tin và tin học. Bài này chúng sẽ tìm hiểu 2 tiết.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
Giới thiệu về thông tin
GV: Để biết được tin học là gì
trước hết chúng ta phải tìm hiểu
thông tin là gì? Chúng ta đi vào
phần 1.
GV: Khái niệm thông tin được sử
dụng hằng ngày. Con người có nhu
cầu đọc báo, nghe đài, xem phim,
đi tham quan du lịch,
HS: Lấy ví dụ tương tự về thông
tin.
GV: Thông tin nó có thể tạo ra,
phát sinh, truyền đi, lưu giữ, chọn
lọc. Thông tin có thể bị méo mó,
1. Thông tin là gì? (Information):
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết
về thế giới xung quanh(sự vật, sự kiện…) và về
chính con người.
VD:
- Tiếng trống trường báo hiệu cho em đến giờ ra
chơi hay vào lớp…
- Những đám mây đen đùn lên ở chân trời phía
Đông =>chứa đựng thông tin báo hiệu trận mưa
lớn sắp xảy ra.
Giáo viên: Phan Đình Trung 1
Giáo án tin học 6

sai lệch, nhân bản.
? Vậy tóm lại thông tin là gì?
HS: Trả lời.
GV: Vậy trong cuộc sống hằng
ngày con người hoạt động thông tin
như thế nào?Chúng ta sang phần 2.
Hoạt động 2:
Hoạt động thông tin của con
người.
GV: Thông tin có vai trò rất quan
trọng trong cuộc sống của con
người. Chúng ta không chỉ tiếp
nhận mà còn lưu giữ, trao đổi và xử
lý thông tin.
? Vậy tất cả những hoạt động đó
được gọi chung là gì?
Đó là hoạt động thông tin.
HS: Lắng nghe.
Hoạt động 3:
Hoạt động thông tin và tin học
GV: Hoạt động thông tin và tin học
nó có liên quan với nhau hay
không? Chúng ta sang phần 3.
GV: Để biết được tin học có nhiệm
vụ gì với hoạt động thông tin hay
không trước hết ta phải tìm hiểu về
khái niệm tin học.
? Vậy tin học là gì?
HS: Lắng nghe.
GV: ?Vậy hoạt động thông tin và

tin học như thế nào với nhau?
- Thông tin nó có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi,
lưu giữ, chọn lọc. Thông tin có thể bị méo mó,
sai lệch do nhiều tác động hoặc do con người
xuyên tạc.
VD : Khi kể về mộtvụ tai nạn nào đó. Thì mỗi
người có thể xuyên tạc nó.
2. Hoạt động thông tin của con người:
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao
đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông
tin. Và trong đó xử lí thông tin đóng vai trò quan
trọng nhất.
- Mô hình của qúa trình xử lý thông tin:
Thông tin vào Xử lí Thông tin ra
3. Hoạt động thông tin và tin học:
* Tin học là gì?
Tin học là là một ngành khoa học công nghệ
nghiên cứu các phương pháp các quá trình xử lý
thông in một cách tự động dực trên các phương
tiện kỹ thuật mà chủ yếu hiện tại là máy tính điện
tử.
* Hoạt động thông tin và tin học:
- Hoạt động thông tin của con người được tiến
hành trước hết nhờ các giá quan và bộ não,
nhưng cũng có giới hạn.
- Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là
nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông
tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy
tính điện tử.
IV. Củng cố:

- Khái niệm tin học và thông tin
- Hoạt động thông tin và mô hình của quá trình xử lí thông tin.
V. Dặn dò:
- Về nhà xem bài học và đọc bài mới để chuẩn bị tiết học hôm sau.
Giáo viên: Phan Đình Trung 2
Giáo án tin học 6
Tiết: 3, 4 Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng
các dãy bít.
* Kỹ năng:
- Nắm khái quát và vận dụng được trong thực tiễn.
* Thái độ:
- Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ.
B. Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình.
C.Chuẩn bị:
GV: Giáo án, bảng phụ, các đồ dùng dạy học.
HS: Các kiến thức liên quan đến hệ đếm
D.Tiến trình các bước lên lớp:
I. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy nêu khái niệm thông tin và cho ví dụ.
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh(sự vật, sự
kiện…) và về chính con người.

VD: Tiếng trống trường báo hiệu cho em đến giờ ra chơi hay vào lớp…
Câu 2: Hãy nêu khái niệm tin học? Và mô hình của quá trình xử lí thông tin?
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề:
Hôm trước chúng ta được học các khái niệm thông tin và tin học. Hôm nay chúng ta
đi tiếp thông tin được biểu diễn như thế nào trong máy tính
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Tên cơ sở khái niệm kiến thức đã
giới thiệu ở bài 1 chúng ta đã biết
được thông tin là một khái niệm trừu
tượng. Vì thế nó cũng có rất nhiều
dạng thông tin. Vậy các em hãy cho
cô biết những dạng thông tin mà các
em biết?
HS: Trả lời và cho ví dụ minh hoạ.
VD: Trong cuộc sống con tiếp nhận
thông tin ở rất nhiều dạng khác nhau
như: mùi vị, cảm giác nóng lạnh, vui
buồn…
GV: Nhưng hiện tại các dạng thông
tin cơ bản nhất đó là: văn bản, âm
thanh, hình ảnh…
Hoạt động 2:
1. Các dạng thông tin cơ bản:
* Dạng văn bản
VD: Sách báo, Văn bản
* Dạng hình ảnh
VD: Bức tranh vẽ, Ảnh bản đồ, Băng hình, Các

biển hiệu
* Dạng âm thanh:
VD: Tiếng nói con người, Tiếng sóng biển, Tiếng
chim,Tiếng chim
Lưu ý: Những dạng thông tin trình bày trên
không phải là tất cả mà đó là những dạng cơ bản.
2. Biểu diễn thông tin:
Giáo viên: Phan Đình Trung 3
Giáo án tin học 6
GV: ? Khi ta tiếp nhận thông tin và
biết được thông tin đó thuộc dạng nào
thì ta sẽ biểu diễn thông tin đó ra sao?
Chúng ta sang phần 2.
HS: Chú ý lắng nghe
GV: “Biểu diễn” có nghĩa là gì?
VD:
- Mỗi dân tộc có một hệ thống chữ cái
của riêng mình để biểu diễn thông tin
dưới dạng văn bản.
- Để tính toán ta biểu diễn thông tin
dưới dạng những con số.
GV: ?Vậy biểu diễn thông tin là gì?
? Nó có vai trò như thế nào đối với
hoạt động thông tin?
HS: Trả lời.
Hoạt động 3:
GV: Vậy với máy tính thì thông tin sẽ
được biểu diễn như thế nào? Chúng ta
sang phần 3.
HS: Chú ý lắng nghe.

GV: Thông tin trong máy tính sẽ được
biểu diễn đơn giản hơn. Đó là dùng
dãy bit để biểu diễn được tất cả các
dạng thông tin.
HS: Lắng nghe.
? Tại sao thông tin trong máy tính lại
biểu diễn thành dãy bít?
Vì dùng các dãy bít máy tính có thể
biểu diễn được tất cả các dạng thông
tin cơ bản.
* Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin
dưới dạng cụ thể nào đó.
VD: Mỗi dân tộc có một hệ thống chữ cái của
riêng mình để biểu diễn thông tin dưới dạng văn
bản.
* Vai trò của biểu diễn thông tin:
- Biểu diễn thông tin có vai trò quan trọng đối với
việc truyền và tiếp nhận tin.
VD : Khi chúng ta truyền tin cho một người bị
khiếm thị thì phải như thế nào?
- Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với
mọi hoạt động thông tin của con người.
Lưu ý: Chúng ta tuỳ vào đối tượng nhận tin là ai
để biểu diễn cho hợp lý.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu
diễn dưới dạng dãy bít chỉ gồm 2 kí hiệu: 0 và 1.
- Dùng các dãy bít ta có thể biểu diễn được tất cả
các dạng thông tin cơ bản.
- Trong MTĐT thường dùng một số đơn vi sau:

Kí hiệu Đọc là Độ lớn
B Byte 8 bit
KB Ki-Lô-Byte 1024B
MB Mê- Ga-Byte 1024KB
GB Gi-Ga-Byte 1024MB
Ví dụ:
Em hãy đổi 2KB = ? B
4GB = ? KB
IV. Củng cố:
- Các dạng thông tin cơ bản.
- Tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít?
V. Dặn dò:
- Học bài cũ và làm các câu hỏi cuối bải.
- Xem trước bài mới.
Giáo viên: Phan Đình Trung 4
Giáo án tin học 6
Tiết: 5. Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Biết được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa
dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
* Kỹ năng: - Nắm các khả năng của máy tính.
* Thái độ: - Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ
B. Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình
C. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học
HS: Chuẩn bị tiếp thu môn học mới.

D.Tiến trình lên lớp :
I.Ổn định lớp :
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vai trò của biểu diễn thông tin? Tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành
dãy bit?
Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con
người. Và dùng các dãy bít ta có thể biểu diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản.
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề:
Như chúng ta đã biết tin học là 1 ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các quá trình xử
lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu là máy tính
điện tử. Và bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cần xử lý thông tin thì ở đó có chỗ
cho tin học phát huy tác dụng. Vậy em có thể làm được gì nhờ máy tính. Hôm nay các em
sẽ đi tìm hiểu về nó.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của
con người cần xử lý thông tin thì ở đó
có chỗ cho tin học phát huy tác
dụng.Vậy máy tính có những khả năng
gì mà nó có thể hoạt động được nhiều
lĩnh vực như vậy? Chúng ta sẽ đi vào
phần 1 để tìm hiểu những khả năng của
nó.
? Vậy trong cuộc sống hằng ngày theo
sự hiểu biết của các em thì máy tính có
những khả năng nào?
HS: Trả lời.

GV: Giải thích và cho ví dụ cụ thể
từng khả năng.
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2:
GV: MTĐT có nhiều khả năng như
thế, vậy với những khả năng đó thì
1.Một số khả năng của máy tính:
- Khả năng tính toán nhanh.
VD: Có thể thực hiện hàng tỉ phép toán trong
một giây.
- Tính toán với độ chính xác cao.
VD: Tính được số µ với 34 chữ số sau dấu thập
phân.
- Khả năng lưu trữ lớn.
VD: Có thể lưu vài chục triệu trang sách.
- Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
VD: Máy tính có thể làm việc mà không nghỉ
trong một thời gian dài.
2. Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
- Thực hiện các tính toán.
Giáo viên: Phan Đình Trung 5
Giáo án tin học 6
MTĐT có thể dùng vào những việc gì?
Chúng ta sang phần 2.
? Thường ngày các em thường dùng
máy tính để làm gì nào?
HS: Chơi game, đánh văn bản. vẽ
GV: Máy tính nó giúp cho chúng ta rất
nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày.
Hoạt động 3:

GV: Với những khả năng và việc làm
của máy tính như vậy chúng ta thấy
MT là một công cụ tuyệt vời. ?vậy liệu
có việc gì mà MT không làm được hay
không. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu phần 3.
? Các em cho biết những việc gì mà
MT không thể làm được qua sự hiểu
biết của các em.
HS: Trả lời và cho ví dụ minh hoạ.
- Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Hổ trợ công tác quản lý.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và robot.
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
3. Máy tính và điều chưa thể:
- Những việc làm của MT đều phụ thuộc vào
con người, và do hiểu biết con người quyết
định.
- Có nhiều việc MT hiện tại vẫn chưa thể
làm được, như cảm giác, ngửi,
=> Như vậy MT vẫn chưa thể thay thế
hoàn toàn con người.
IV.Củng cố:
- Máy tính có những khả năng nào?
- Với những khả năng đó thì ta sẽ dùng máy tính vào những việc gì?
V. Dặn dò:
- Học bài cũ và làm các câu hỏi cuối bài.
- Xem trước bài mới.
Tiết: 6,7 Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Ngày soạn: / /

Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: - Giới thiệu cho học sinh sơ lược cấu trúc của máy tính và một vài phần
quan trọng nhất của máy tính cán nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
* Kỹ năng: - Rèn luyện được ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong
làm việc khoa học , chuẩn xác.
* Thái độ: - học tập nghiêm túc.
B. Phương pháp dạy học:
Diễn giải, thuyết trình
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, các bộ phận máy tính, các phần mềm để giới thiệu
HS: Vỡ, bút
D. Các bước lên lớp:
I. Ổn định lớp:
Giáo viên: Phan Đình Trung 6
Giáo án tin học 6
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiễm tra bài cũ:
Hãy cho biết máy tính có những khă năng nào?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Ở tiết trước các em đã được biết về những khả năng của máy tinh và từ những khả
năng đó máy tính có thể giúp chúng ta làm được rất nhiều việc. Vậy máy tính nó được cấu
tạo như thế nào và nó có những phần mềm gì mà nó trở thành một công cụ hữu hiệu như
vậy? Hôm nay chúng ta sẽ di tìm hiểu về “Máy tính và phần mềm máy tính”.
2. Nội dung bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động1:

GV: Trong thực tế công việc hằng ngày của
chúng ta các em thấy tất cả đều được mô
hình thành quá trình 3 bước.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Cho ví dụ minh hoạ.
* Giặt áo quần:
Áo quần bẩn, xà phòng, nước(nhập vào) =>
quần áo bẩn với xà phòng và xả(xử lý) =>
quần áo sạch(xuất ra).
HS: Cho ví dụ.
GV: ? Qua mô hình của quá trình 3 bước cá
em hãy cho biết tương tự mô hình nào mà
chúng ta đã học không?
HS: Mô hình của quá trình hoạt động thông
tin.
Hoạt động 2:
GV: ?Vậy máy tính nó xử lý các chức năng
thu nhận, xử lý, xuất thông tin như thế nào
qua các bộ phận. Các em sẽ biết trong phần
2 này.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV:
Bộ xử lý trung tâm.
Bộ nhớ.
Thiết bị vào, thiết bị ra.
GV: Và hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em
một loại MT mà được dùng phổ biến nhất là
MT cá nhân dặt ở góc bàn.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: ? Bằng quan sát thực tế và sự hiểu biết

các em hãy cho cô biết MT gồm có những
thiết bị nào?
HS: Màn hình, máy in, loa, chuột, bàn phím,

GV: Bổ sung, thống kê và ghi lên bảng.
GV: Vậy các khối chức năng đó cụ thể nó
làm những việc gì?
GV: Đưa mô hình minh hoạ từng bộ phận.
1. Mô hình quá trình 3 bước:

Nhập Xử lý
Xuất
Input
Output
VD: Giải toán
Các điều kiện đã cho(nhập vào) => suy
nghĩ, tính toán tìm lời giải từ các đk cho
trước(xử lý) => đáp số của bài toán(xuất)
2. Cấu tạo chung của máy tính điện tử:
- Bộ xử lý trung tâm.
- Bộ nhớ.
- Thiết bị vào, thiết bị ra.
* Bộ xử lí trung tâm(CPU -Central
Processing Unit):
* Bộnhớ(Memory):
Chia làm 2 loại:
+ Bộ nhớ trong(Main Memory):
- Gồm 2 phần: ROM VÀ RAM.
ROM(Read Only Memory- Bộ nhớ chỉ đọc)
RAM(Random Access Memory- Bộ nhớ

truy cập ngẫu nhiên) là phần chính.
+ Bộ nhớ ngoài(Secondary Memory)
- Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa
cứng, đĩa mềm, đĩa CD, USB
* Thiết bị vào(Input device):
- Là thiết bị dùng để trao đổi thông tin giữa
người và máy tính.
- Bao gồm: Bàn phím(Keyboard),
chuột(Mouse), máy quét (Scanner),
Webcam …
* Thiết bị ra(Output Device):
Giáo viên: Phan Đình Trung 7
Giáo án tin học 6
HS: Chú ý lắng nghe và quan sát mô hình
minh hoạ.
Hoạt động 3:
GV: Máy tính nó có xử lý thông tin như con
người hay không? Các em hãy quan sát mô
hình hoạt động của nó.
GV: Các mũi tên trong sơ đồ kí hiệu việc
trao đổi thông tin giữa các bộ phận của máy
tính.
Hoạt động 4:
GV: ? Khi đã có đủ các bộ phận máy tính đã
hoạt động được chưa?
HS: Chưa.
GV: Đúng vậy. Nó chỉ hoạt động được khi
đã cài phần mềm.
? Vậy phần mềm là gì?
Giới thiệu và giải thích từng loại phần mềm.

- Màn hình, máy in, máy chiếu, loa , tai
nghe …
3. Máy tính là một công cụ xử lý thông
tin:
4. Phần mềm và phân loại phần mềm:
* Phần mềm là gì?
Phần mềm là toàn bộ các chương trình có
chức năng điều khiển máy tính hoạt động.
* Phân loại phần mềm:
- Phần mềm hệ thống.
- Phần mềm ứng dụng.
IV. Củng cố:
- Cấu tạo máy tính có những bộ phận nào?
- Như thế nào gọi là phần mềm máy tính?
V. Dặn dò:
Về nhà các em xem lại bài và làm các bài tập sau:
Bài tập:
1. Em có thể biết thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra không?
2. Máy tính chưa có phần mềm có hoạt được hay không?
3. Theo em có thể thực hiện một phần mềm ứng dụng mà không cần hệ điều hành được
không?
Tiết: 8 Bài thực hành 1:
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH.
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
*. Kiến thức: - Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy
tính cá nhân (loại máy thông dụng nhất hiện nay).
*. Kỹ năng: - Biết cách bật tắt máy tính.
- Biết các thao tác cơ bản với bàn phím và chuột.

*. Thái độ:
- Nghiêm túc, chấp hành đúng nội quy phòng máy
B. Phương pháp
- Phát vấn, thực hành
C. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, phòng máy hoạt động tốt.
Giáo viên: Phan Đình Trung 8

B? nh? ngoài

thi?t b?
vào
Thi?t b?
ra

B? x? lí trung tâm
B? nh? trong
b? đi?u khi?n

b? s? h?c /lôgic

Giáo án tin học 6
Học sinh: Vở ghi chép, sách giáo khoa.
D. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những bộ phận nào?
C âu 2: Tại sao CPU được xem là bộ não của máy tính?
CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy

tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Tiết trước các em đã được làm quen với các bộ phận của máy tính qua lý thuyết. Hôm
nay các em sẽ được thực hành trên các thiết bị đó.
2. Triển khai bài:
Phân biệt các bộ phận của máy tính cá nhân
+ Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản
• Bàn phím
• chuột
+ Thân máy tính:
Gồm bộ vi xữ lý(CPU), bộ nhớ( RAM), nguồn điện… được gắn trên bảng mạch chủ
+ Các thiết bị xuất dữ liệu:
• Màn hình
• Máy in
• Loa
• Ổ CD / DVD
+ Các thiết bị lưu trữ dữ liệu
• Đĩa cứng
• Đĩa mềm
b. Bật CPU và màn hình
Cho học sinh thao tác bật máy tính
c. Làm quen với bàn phím và chuột
-Phân biệt vùng chính của bàn phím, nhóm các phím số, nhóm các phím chức năng
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên , mỡ Word cho hoc sinh gõ một vài phím và
quan sát kết quả
- Phân biệt tác dụng của việc gõ một phím và gõ tổ hợp phím
- Di chuyển chuột và quan sát sự thay đổi vị trí của con chuột
d. Tắt máy tính: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên , nháy chuột vào nút START sau đó
vào Turn off computer . Quan sát quá trình tự kết thúc và tắt của máy tính

- Tắt màn hình nếu cần thiết
IV.Củng cố:
Nhắc lại một số thiết bị cơ bản của máy tính.
V. Dặn dò:
- Ôn bài cũ và xem trước bài mới.
Giáo viên: Phan Đình Trung 9
Giáo án tin học 6
Chương II: PHẦN MỀM HỌC TẬP
Tiết: 9, 10 Bài 5: LUYỆN TẬP CHUỘT
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
* Phân biệt các nút của chuột máy tính và biết các thao tác cơ bản có thể thực hịên với
chuột
* Thực hiện các thao tác cơ bản với chuột .
* Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
B. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, diễn giải
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, một số chuột thực cho học sinh quan sát trực quan
HS: Vỡ, bút, sách giáo khoa.
D. Tiến trình các bước lên lớp:
I.Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15 phút:
Câu hỏi 1: Để cấu thành một máy tính hoàn chỉnh cơ bản cần có những thiết bị nào?
Qua các bộ phận đó hãy cho biết đâu là thiết bị nhập, đâu là thiết bị xuất?
Màn hình Chuột
Máy in Thiết bị xuất. Bàn phím Thiết bị nhập

Loa.
CPU: Bộ xử lý trung tâm
Câu hỏi 2: Tại sao CPU được xem là bộ não của máy tính?
CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của
máy tính theo sự chi dẫn của chương trình.
III. Nội dung bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Tiết trước các em dã được làm quen với cá thiết bị của máy tính trong đó có chuột.Và
hôm nay chúng ta sẽ sang bài học mới vè chuột. Bài này giúp các em thao tác với chuột
được nhanh hơn và chính xác.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động1:
GV: Quan sát chuột các em hãy cho cô biét
chuột gồm có mấy nút?
HS: Hai nút:
• Nút trái.
• Nút phải.
GV: ?Vậy chỉ với 2 nút đó thì sẽ có mấy
thao tác? Chúng ta vào phần 1.
Chuột gồm 5 thao tác.(nêu rõ từng thao
tác) .
HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động2:
GV: Để luyện tập thành thạo các thao tác
1.Các thao tác với chuột:
- Di chuyển chuột : Giữ và di chuyển chuột
trên mặt phẳng
- Nháy chuột : Nhấn nhanh nút trái chuột và
thả tay

- Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải
chuột và thả tay
- Nháy đúp chuột: Nhấn nhanh hai lần liên
tiếp nút trái chuột
- Kéo thả chuột : Nhấn và giữ nút trái chuột,
di chuyển chuột đến vị trí đích và thả tay để
kết thúc thao tác
2.Luyện tập và sử dụng chuột với phần
mềm Mouse Skills
Sử dụng chuột theo 5 mức sau đây
Giáo viên: Phan Đình Trung 10
Giáo án tin học 6
với chuột thì ta có phần mềm để các em
luyện tập
Với các bài học ở 5 mức cho các em luyện
tập.
GV: Giới thiệu phần mềm.
HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động3:
GV: Thao tác mẫu và cho học sinh thực
hành trên máy với phần mềm luyện tập.
HS: Thực hành.
- Mức1: Luyện thao tác di chuyển chuột
- Mức2 : Luyện thao tác nháy chuột
- Mức 3: luyện thao tác nháy đúp chuột
- Mức 4: Luyện thao tác nháy nút trái chuột
- Mức 5: Luyện thao tác kéo thả chuột
3. Thực hành trên phần mềm:
HS thực hành trên máy.
IV. Củng cố:

- Nắm được các thao tác đối với chuột ở những mức luyện tập
V. Dặn dò:
Về nhà xem bài “Gõ mười ngón”.
Tiết: 11, 12 Bài 6: HỌC GÕ MƯỜI NGÓN
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A.Mục tiêu:
*.Kiến thức: - Biết được cấu trúc của bàn phím, các hàng phím trên bàn phím.
- Hiểu được lợi ích của tư thế ngồi và gõ bàn phím bằng 10 ngón.
*. Kỹ năng:- Xác định vị trí các phím trên bàn phím.
- Phân biệt được phím soạn thảo và phím chức năng.
- Ngồi đúng tư thế và thực hiện gõ các phím trên bàn phím bằng 10 ngón.
*. Thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học tập gõ bàn phím.
B. Phương pháp dạy học:
Trực quan, thuyết trình, diễn giải
C. Chuẩn bị:
GV: Thiết bị dạy học bàn phím, giáo án.
HS: Sách vỡ, bút
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi : Em hãy nêu các thao tác cơ bản khi làm việc với chuột?
Di chuyển chuột
Nháy chuột
Nháy nút phải chuột
Nháy đúp chuột
Kéo thả chuột
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:

Giáo viên: Phan Đình Trung 11
Giáo án tin học 6
Một số người cho rằng gõ phím là một thao tác hết sức đơn giản và luôn xem nhẹ, vì
thế tốc độ gõ phím sẽ chậm, không khoa học và nhanh mỏi các khớp tay. Nhưng thực ra đó
là một trong những kỹ năng hết sức quan trọng. Hôm nay cô giới thiệu cho các em biết cách
gõ các phím vừa nhanh vừa chính xác bằng mười ngón tay.
2. Triển khai bài:
IV.Củng cố:
- Các em phải nắm được các hàng phím trên bàn phím
- Cần phải tập luyện cách đặt tay ở hàng phím cơ sở
V. Dặn dò:
Về nhà học bài và xem bài mới “Sử dụng phần mềm Mario để gõ phím”.
Giáo viên: Phan Đình Trung 12
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động1:
GV: Đưa hình ảnh bàn phím thực cho học
sinh xem và giới thiệu các hàng phím cơ
bản.
HS: Lắng nghe.
GV: Đặt tay thao tác mẫu.
HS: Quan sát
Hoạt động2:
GV: Các em gõ được mấy ngón tay ?
HS: Trả lời.
GV: Gõ mười ngón có nhanh hơn gõ 2 ngón
không?
GV: Nêu một số lợi ích của việc gõ mưòi
ngón.
? Vậy tư thế ngồi có quan trọng hay không?
Nêu tư thế ngồi.

Hoạt động3:
GV: Hướng dẫn học sinh cách ngồi gõ và
gv thao tác mẫu.
HS: Thực hành theo sự hướng dẫn của gv
1. Bàn phím của máy tính:
`
- Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng
- Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng
- Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng

phím :
• Hàng phím số
• Hàng phím trên
• Hàng phím cơ sở
• Hàng phím dưới
• Hàng phím chứa phím cách.
- Phím J và F dùng làm vị trí 2 ngón trỏ.
- Phím A, S, D, F, J, K, L gọi là phím xuất
phát.
2. Lợi ích khi gõ mười ngón và tư thế
ngồi:
* Lợi ích:
- Tốc độ gõ nhanh hơn.
- Gõ chính xác hơn.
- Làm việc có tính chuyên nghiệp.
- Không mỏi các khớp tay.
* Tư thế ngồi:
- Thẳng lưng, đầu thẳng mắt nhìn thẳng
vào màn hình.
- Bàn phím ở vị trí trung tâm, 2 tay thả

lỏng trên bàn phím.
3. Luyện tập gõ mười ngón:
- Cách đặt bàn tay và gõ phím
- Luyện gõ các phím ở hàng cơ sở
- Luyện gõ các phím ở hàng trên
- Luyện gõ các phím ở hàng dưới
- Luyện gõ kết hợp các phím
- Luyện gõ các phím ở hàng số
- Luyện gõ các phím kết hợp các phím kí
tự trên toàn bàn phím
- Luyện gõ kết hợp với phím Shift
Giáo án tin học 6
Tiết: 13, 14 Bài 7: SỬ DỤNG PHẦN MỀM MARIO
ĐỂ LUYỆN GÕ PHÍM
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
*.Kiến thức:
- Biết cách khởi động/ thoát khỏi phần mềm Mario.
- Biết sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ mười ngón.
*. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc khởi động/thoát khỏi phần mềm Mario, biết cách đăng kí, thiết
đặt tuỳ chọn, lựa chọn bài học phù hợp, thực hiện được gõ bàn phím ở mức đơn giản.
*. Thái độ:
- Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
B. Phương pháp dạy học:
- Kết hợp giữa lý thuyết và hướng dẫn thực hành.
C. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, máy tính đã được cài phần mềm Mario.
Học sinh: Sách, vở , bút

D.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi : Hãy nêu cách đặt bàn tay khi gõ mười ngón?
- Phím J và F dùng dể làm vị trí 2 ngón tay trỏ.
- Phím A, S, D, F, J, K, L gọi là phím xuất phát.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Bài học hôm nay các em làm quen với phần mềm để giúp cho các em có thể gõ
bàn phím được mười ngón.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động1:
GV: Mario là một trò chơi, nhưng nó
vừa giúp ta giải trí nhưng lại vừa giúp
chúng ta thao tác luyện gõ phím bằng
mười ngón.
GV: Giới thiệu trực quan màn hình làm
việc của phần mềm Mario.
HS: Lắng nghe và chú ý quan sát trên
màn hình.

Hoạt động2:

GV: Mở màn hình thao tác mẫu từng
bước. Các em phải luyện tập bắt đầu từ
1. Giới thiệu phần mềm Mario:
- Mario là phần mềm được sử dụng để
luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón.

- Màn hình chính của phần mềm sau khi
khởi động có những thành phần sau:
• Bảng chọn File
• Bảng chọn Student
• Bảng chọn Lesson, với các mức
luyện tập:
1. Dễ
2. Trung bình
3. Khó
4. Mức luyện tập tự do
Với Mario em có thể luyện tập gõ phím
với nhiêù bài luyện tập khác nhau.
2. Luyện tập:
• Khởi động.
• Nhập tên đăng ký người luyện tập.
Giáo viên: Phan Đình Trung 13
Giáo án tin học 6
mức dễ đến khó.
HS: Chú ý theo dõi và làm theo GV.
GV: Cho hs làm theo nhóm. Phân vai để
Hs theo dõi, quan sát, đánh giá kết quả
lẫn nhau.
HS: Thực hành theo nhóm.
Hoạt động3:
GV: Hướng dẫn hs cách thoát khỏi
phần mềm.
HS: Quan sát và thao tác theo.
• Thiết đặt các lựa chọn để luyện tập.
• Lựa chọn bài học và mức luyện gõ fím.
• Luyện gõ.

3. Thoát khỏi phần mềm:
C1: Nhấn phím Q.
C2: Chọn File > Quit.
IV.Củng cố:
- Thông qua phần mềm này các em phải nắm được các hàng phím trên bàn phím
- Cần phải tập luyện cách đặt tay ở hàng phím cơ sở
V. Dặn dò:
Về nhà học bài và xem bài mới Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời

Tiết: 15,16. Bài 8: QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO
TRONG HỆ MẶT TRỜI.
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A.Mục tiêu:
*. Kiến thức:
- Biết cách khởi động/ thoát khỏi phần mềm.
- Biết cách sử dụng các nút điều khiển quan sát để tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
*. Kỹ năng:
- Thực hiện được việc khởi động/thoát khỏi phần mềm.
- Thực hiện được các thao tácchuột để sử dụng, điều khiển các nút lệnh cho việc
quan sát, tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
*. Thái độ: Hình thành phong cách làm việc chuẩn mực, thao tác dứt khoát.
B. Phương pháp dạy học:
- Kết hợp giữa lý thuyết và hướng dẫn thực hành.
C. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, máy tính đã cài phần mềm Hệ Mặt Trời
HS: Sách, vở , bút.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi : Phần mềm Mario là một trò chơi. Vậy các em hãy cho biết tại sao lại đưa
trò chơi đó vào trong chương trình học của chúng ta?
Mario là một trò chơi, nhưng nó vừa giúp ta giải trí nhưng lại vừa giúp chúng ta
thao tác luyện gõ phím bằng mười ngón.
III. Bài mới:
Giáo viên: Phan Đình Trung 14
Giáo án tin học 6
1. Đặt vấn đề:
Các em đã được học và tìm hiểu trái đất của chúng ta qua môn Địa lý. Và đã biết trái
đất sẽ quay xung quanh Hệ Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực,
nguyệt thực? Hệ mặt trời của chúng ta có những hành tinh nào? Hôm nay các em sẽ tìm
hiểu kĩ hơn về những hiện tượng đó qua phần mềm “Hệ mặt trời”.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu phần mềm bằng
cách đưa màn hình khởi động của
phần mềm mô phỏng hệ mặt trời để
giới thiệu.
Cho hs quan sát và thảo luận theo
nhóm.
? Qua quan sát các em thấy gì?
HS: Quan sát và thảo luận nhóm để
đưa ra nhận xét.
Hoạt động 2:
GV: Giới thiệu rõ hơn về phần
mềm và các nút lệnh điều chỉnh vị
trí quan sát.
HS: Chú ý quan sát

Hoạt động 3:
GV: Hướng dẫn tiến trình thực
hành.
HS: Thực hành theo nhóm.
1. Tìm hiểu về Hệ mặt trời:
Qua quan sát, chúng ta thấy:
- Mặt trời màu lửa đỏ rực nằm ở trung tâm.
- Các hành tinh trong hệ mặt trời nằm trên các
quỹ đạo khác nhau quay xung quanh mặt trời. -
Mặt trăng chuyển động như một vệ tinh quay
xung quanh trái đất.
2. Các lệnh điều khiển của hệ mặt trời:
* Nút ORBITS: để hiện hoặc làm ẩn đi quỹ đạo
chuyển động của các hành tinh.
* Nút VIEW: sẽ làm cho vị trí quan sát tự động
chuyển động trong không gian, cho phép chọn vị
trí quan sát thích hợp nhất.
3. Thực hành trên máy:
- Khởi động phần mềm.
- Điều khiển khung nhì cho thích hợp để quan sát
hệ mặt trời, vị trí các hành tinh trong hệ mặt trời.
- Quan sát chuyển động trái đất và mặt trăng.
- Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
IV. Củng cố:
Qua phần mềm này các em đã biết thêm những gì?
V. Dặn dò:
- Về nhà xem bài mới để chuẩn bị tiết học hôm sau.
Giáo viên: Phan Đình Trung 15
Giáo án tin học 6
Tiết: 17. BÀI TẬP

Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
*. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học trong chương 1 và chương 2.
*. Kỹ năng: Ôn lại các thao tác đã được học trong 2 chương 1 và 2.
*. Thái độ: Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ.
B. Phương pháp:
- Ôn tập, kiểm tra.
- Bổ sung các kiến thức còn yếu kém.
- Thầy hướng dẫn, trò chủ động.
C. Chuẩn bị:
- GV: Giải các bài tập trong sgk và tìm kiếm thêm một số bài tập tương tự để hs nắm
thêm.
- HS: Làm bài tập cũ và bài tập ở sgk.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp :
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Không
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề:
Các em đã được học 2 chương lý thuyết và hôm nay các em sẽ làm bài tập và ôn tập lại
những kiến thức đã học trong hai chương đó.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi
? Thông tin là gì? Cho ví dụ.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và ghi lên bảng.

? Có bao nhiêu dạng thông tin cơ bản và
hãy nêu rõ các dạng thông tin đó?
HS: Trả lời.
• Dạng văn bản
• Dạng âm thanh
• Dạng hình ảnh
GV: Nhận xét
? Tại sao thông tin trong máy tính được
biểu diễn thành dãy bít?
Vì dùng các dãy bít máy tính có thể biểu
diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản.
? Tại sao CPU có thể được coi là bộ não
của máy tính?
? Hãy nêu quá trình tắt máy tính?
Start Turn off computer Turn off
Hoạt động 2:
? Chuột gồm có mấy nút? mấy thao tác?
1.Nội dung bài tập chương 1:
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự
hiểu biết về thế giới xung quanh(sự vật, sự
kiện…) và về chính con người.
VD:
- Tiếng trống trường báo hiệu cho em đến
giờ ra chơi hay vào lớp…
• Dạng văn bản
• Dạng âm thanh
• Dạng hình ảnh
Vì dùng các dãy bít máy tính có thể biểu
diễn được tất cả các dạng thông tin cơ bản.
Vì: CPU thực hiện các chức năng tính

toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt
động của máy tính theo sự chỉ dẫn của
chương trình.
Start Turn off computer Turn off
2. Nội dung bài tập chương 2:
Gồm 2 nút: - Nút trái.
- Nút phải.
Giáo viên: Phan Đình Trung 16
Giáo án tin học 6
HS: Trả lời.
Gồm 2 nút: - Nút trái.
- Nút phải.
Và 5 thao tác:
- Di chuyển chuột
- Nháy chuột
- Nháy nút phải chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột
? Cách đặt tay trên bàn phím?
HS: Trả lời.
Phím J và F dùng để làm vị trí 2 ngón tay
trỏ.
Phím A, S, D, F, J, K, L gọi là phím xuất
phát.
Và 5 thao tác:
- Di chuyển chuột
- Nháy chuột
- Nháy nút phải chuột
- Nháy đúp chuột
- Kéo thả chuột

Phím J và F dùng để làm vị trí 2 ngón tay
trỏ.
Phím A, S, D, F, J, K, L gọi là phím xuất
phát.
IV. Củng cố:
- Nắm được các kiến thức cơ bản của 2 chương đã học.
- Các thao tác cơ bản khi sử dụng máy tính.
V. Dặn dò:
- Về nhà xem bài để tiết sau chúng ta sẽ kiểm tra 1 tiết.
********************************
Tiết: 18. KIỂM TRA 1TIẾT
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra những kiến thức mà hs nắm được trong 2 chương qua.
2. Kỹ năng:
- Kiểm tra kĩ năng thao tác trên bàn phím và chuột.
3. Thái độ:
- Tự giác, chú ý lắng nghe yêu cầu, làm bài tốt.
B. Phương pháp:
- Kiểm tra và theo dõi sự tiếp thu của hs.
C. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị bài kiểm tra và đáp án.
- HS: Học bài cũ tốt để làm bài kiểm tra.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp :Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Nội dungkiểm tra:
Phần I: Hãy khoanh tròn vào các ô trả lời đúng:

Câu 1: Trong các dạng thông tin sau đâu là các dạng thông tin cơ bản?
Giáo viên: Phan Đình Trung 17
Giáo án tin học 6
a. Dạng văn bản c. Dạng hình ảnh
b. Dạng âm thanh d. Tất cả a, b, c.
Câu 2: Máy tính có khả năng làm những việc gì?
a. Khả năng tính toán nhanh
b. Khả năng làm việc không mệt mỏi
c. Tính toán với tốc độ chính xác cao
d. Khả năng lưu trữ lớn
e. Cả a, b, c, d
Câu 3: Mô hình đúng của quá trình xử lý thông tin là:
a. Nhập -> Xử lý -> Xuất c. Xử lý -> Xuất -> Nhập
b. Xuất -> Xử lý -> Nhập d. Xử lý ->Nhập ->Xuất
Câu 4: Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những khối chức năng nào?
a. Bộ xử lý trung tâm (CPU) c. Thiết bị vào/ ra
b. Bộ nhớ d. Cả a, b, c, d
Câu 5: Những thiết bị nào sau đây được gọi là thiết bị nhập hay thiết bị vào?
a. Máy in c. Loa e. Chuột
b. Micro d. Bàn phím f. CPU
Câu 6: Những thiết bị nào sau đây được gọi là thiết bị xuất hay thiết bị ra?
a. Màn hình c. Loa e. Máy in
b. Chuột d. CPU f. Bàn phím
Câu 7: Thao tác chính của chuột bao gồm:
a. Di chuyển chuột c. Nháy đúp chuột e. Nháy nút phải chuột.
b. Nháy chuột d. Kéo thả chuột f. Cả a, b, c, d
Câu 8: Khu vực chính của bàn phím gồm có mấy hàng?
a. 5 hàng phím c. 2 hàng phím
b. 3 hàng phím d. 4 hàng phím
Câu 9: Hàng phím cơ sở còn được gọi là hàng phím gì?

a. Hàng phím chính c. Hàng phím quan trọng nhất e. Cả a, b, c, d
b. Hàng phím xuất phát d. Hàng phím chứa phím có gai
Câu 10: Lợi ích của việc gõ mười ngón:
a. Tốc độ gõ nhanh hơn
b. Làm việc có tính chuyên nghiệp
c. Gõ chính xác hơn
d. Không mệt các khớp tay
e.Cả a, b, c, d
Câu 11: Các loại bộ nhớ mà máy tính có là:
a. Bộ nhớ trong c. USB
b. Bộ nhớ ngoài d. Đĩa mềm
Câu 12: Để cấu thành một máy tính hoàn chỉnh cơ bản cần có những bộ phận nào?
a. Màn hình c. CPU e. Không có những thiết bị nào ở trên
b. Chuột d. Bàn phím
Câu 13: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị lưu trữ?
a. Đĩa cứng c. USB
b. Đĩa mềm d. CPU
Câu 14: CPU hay bộ vi xử lý là:
a. Bộ não của máy tính c. Là một thiết bị lưu trữ.
b. Là bộ nhớ của máy tính d. Không có câu nào ở trên.
Phần II: Tự luận:
Câu 1: Tin học là gì?
Câu 2: Tại sao CPU được xem là bộ não của máy tính?
Giáo viên: Phan Đình Trung 18
Giáo án tin học 6
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Hãy khoanh tròn vào các ô trả lời đúng: (7điểm)
1> d 5> b, d, e 9> e 13> a
2> e 6> a, c, e 10>e 14> a
3> a 7> f 11> a, b

4> d 8> a 12> a, b, c, d
II. Tự luận: (3điểm)
Câu 1: Tin học là:
Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp, các quá trình xử lý
thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kĩ thuật mà chủ yếu là máy tính điện tử.
Câu 2: Sở dĩ CPU được xem là bộ não của máy tính là vì:
CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của
máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.
IV. Củng cố:
V. Dặn dò:
********************************
Chương III: HỆ ĐIỀU HÀNH
Tiết: 19, 20. Bài 9:
VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH?
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
* Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của hệ điều hành.
* Kỹ năng: Học sinh hiểu và trả lời được câu hỏi: Vì sao máy tính cần có hệ điều hành
dựa trên các ý tưởng đã đưa ra ở hai quan sát trong sách giáo khoa
* Thái độ: Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ.
B. Phương pháp:
- Diễn giải, thuyết trình
C. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học
HS: Chuẩn bị tiếp thu bài học mới.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp :
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: Không

III. Bài mới
1.Đặt vấn đề:
Khi máy tính đã có đầy đủ các thiết bị nhưng chưa có hệ điều hành thì máy tính vẫn
chưa hoạt động được. Vậy hệ điều hành là gì? Vì sao cần có hệ điều hành? Hôm nay chúng
ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề đó.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Để hiểu được vì sao cần phải có hệ
1. Các quan sát:
Giáo viên: Phan Đình Trung 19
Giáo án tin học 6
điều hành chúng ta hãy liên hệ thực tế qua
2 quan sát ở sách giáo khoa để dễ hình
dung hơn.
GV: Gọi hs đọc quan sát 1 ở sgk.
? Qua quan sát 1 các em hãy cho cô biết tại
sao cần phải có tín hiệu đèn giao thông qua
ngã tư?
HS: Hệ thống tín hiệu đèn giao thông cho
phép hay không cho phép đi qua ngã tư
? Vậy em nào có thể nhận xét về vai trò của
hệ thống đèn giao thông?
HS: trả lời tại chổ.
? Vậy nếu không có thời khoá biều thì sẽ
như thế nào?
HS: Nếu không có thời khoá biểu thì gv
không biết lớp để dạy và hs không biết
mình học những môn gì.
? Vậy hệ thống thời khoá biểu có vai trò gì?

HS: Thời khoá biểu đóng vai trò rất quan
trọng trong việc điều khiển các hoạt động
học tập và dạy học trong nhà trường.
? Qua 2 sát các em vừa tìm hiểu thì em nào
hãy cho một vài ví dụ tương tự trong cuộc
sống hàng ngày ?
Hoạt động 2:
GV: Trở lại 2 ví dụ trên thì các em hãy cho
cô biết đối tượng nào tham gia vào quá
trình xử lí thông tin?
HS: - Phương tiện tham gia giao thông
- Giáo viên và học sinh.
GV: Và khi máy tính làm việc cũng có
nhiều đối tượng cùng hoạt động và tham
gia vào quá trình xử lý thông tin.
? Theo các em khi máy tính hoạt động thì
đối tượng nào sẽ tham gia vào quá trình xử
lí thông tin?
HS: Phần cứng và phần mềm của máy tính.
GV: Khi máy tính hoạt động các thành
phần có thể trao đổi thông tin cho nhau.
Tuy nhiên không thể mọi thành phần hoạt
động liên tục mà 1 số thành phần ở trạng
thái sẵn sàng nhưng không tham gia trao
đổi thông tin.
? Em nào có thể cho cô ví dụ cụ thể?
? Vậy khi thực hiện một phần mềm ứng
dụng nào đó mà không cần có HĐH có
được không? Vì sao?
HS: Không. Vì muốn sử dụng được một

phần mềm ứng dụng nào trên máy tính thì
máy tính phải có HĐH.
a.Quan sát 1: Hệ thống tín hiệu đèn giao
thông.
b. Quan sát 2: Thời khoá biểu của nhà
trường.
* Nhận xét:
Qua 2 quan sát trên ta đã thấy được vai trò
quan trọng của các phương tiện điều khiển.
2. Cái gì điều khiển máy tính:
Khi máy tính hoạt động thì đối tượng tham
gia vào quá trình xử lý thông tin là phần
cứng và phần mềm của máy tính.
Để máy tính hoạt động được với phần cứng
và phần mềm tham gia vào trao đổi thông
tin thì phải cần có HĐH.
* Hệ điều hành đảm nhiệm những công
việc:
- Điều khiển các thiết bị phần cứng.
Giáo viên: Phan Đình Trung 20
Giáo án tin học 6
? Vậy từ các yếu tố nêu trên thì HĐH đảm
nhiệm những công việc gì?
HS: - Điều khiển các thiết bị phần cứng.
- Tổ chức việc thực hiện các chương
trình phần mềm.
GV: Như vậy, HĐH có vai trò rất quan
trọng. Một máy tính hoạt động được thì
việc đầu tiên là máy tính đó phải có hệ điều
hành.

- Tổ chức việc thực hiện các chương trình
phần mềm.
* Ghi nhớ: sgk
IV. Củng cố:
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài
V. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi ở sgk
- Xem trước bài mới.
********************************
Giáo viên: Phan Đình Trung 21
Giáo án tin học 6
Tiết: 21, 22. Bài 10:
HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM ĐƯỢC NHỮNG VIỆC GÌ?
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết được hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu
tiên trong máy tính và chạy đầu tiên khi khởi động máy tính
2. Kỹ năng: Học sinh biết được hai nhiệu vụ chính của hệ điều hành là điều khiển hoạt
động máy tính và cung cấp môi trường giao tiếp giữa người và máy tính
3. Thái độ: Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ.
B. Phương pháp:
- Diễn giải, thuyết trình
C. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị giáo án đầy đủ, đồ dùng dạy học
HS: Chuẩn bị tiếp thu bài học mới.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp :
Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ:
- Vì sao máy tính cần phải có hệ điều hành? Và hệ điều hành đảm nhiệm những công
việc gì?
III. Bài mới
1.Đặt vấn đề:
Không có hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được. Vậy hệ điều hành nó ra
đời như thế nào? Có vai trò và nhiệm vụ gì mà nó lại quan trọng như vậy?Hôm nay chúng
ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề đó qua bài: “Hệ điều hành làm những việc gì? ”.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Giới thiệu lịch sử phát triển của máy
tính và hệ điều hành.
HS: Lắng nghe.
? Hãy kể tên một số máy tính mà em biết.
HS: Máy tính để bàn, máy tính xách tay,
siêu máy tính.
GV: Giới thiệu cho học sinh một số hệ điều
hành đầu tiên.
HS: Lắng nghe.
Hoạt động 2:
GV: Ở bài trước các em đã thấy được tầm
quan trọng của hệ điều hành.
? Vậy hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là một chương trình của máy
tính.
? HĐH có phải là một thiết bị lắp đặt trong
máy tính không? Vì sao?
1 Lịch sử máy tính và hệ điều hành:
- Máy tính sơ khai đầu tiên bao gồm một tổ

hợp các rơ le quang học và rơ le điện tử.
Khi máy tính thực hiện con người phải
thực hiện việc đóng mở các rơ le đó để tạo
ra mạch điện thích hợp.
=> Lúc này con người đóng vai trò là hệ
điều hành.
- HĐH đầu tiên hãng MS là MS_Dos được
phát vào những năm 80 của thế kỷ XX.
- HĐH Windows được phát triển vào đầu
những năm XX và các sản phẩm tiếp theo
là Windows 95, Windows 98, Windows
2000, XP. . .
2. Hệ điều hành là gì?
Hệ điều hành là một chương trình của máy
tính.
Giáo viên: Phan Đình Trung 22
Giáo án tin học 6
HĐH không phải là thiết bị lắp đặt trong
máy tính.
GV: Trong máy tính có rất nhiều tài
nguyên.
HS: Không.
GV: Vậy nó có những nhiệm vụ gì mà nó
quan trọng như vậy. Chúng ta sang phần 3.
Hoạt động 3:
GV: Trong máy tính có rất nhiều tài nguyên
nhưng mức độ có giới hạn nhưng các phần
mềm luôn muốn hoạt động. Nếu không
được điều khiển thì sẽ xảy ra hiện tượng
tranh chấp tài nguyên của máy tính.

? Vậy cần có gì để điều khiển nó?
HS: Hệ điều hành.
GV: Các em lưu ý khi tạo ra một phần mềm
thì cần phải xác định phần mềm này chạy
trên HĐH nào.
HS: Lắng nghe.
GV: Tóm lại nhiệm vụ chính của HĐH là
gì?
=> Tóm lại:
HĐH là một chương trình hay một phần
mềm của máy tính. Các phần mềm khác
chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính
đã có hệ điều hành.
3. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành:
- HĐH là một phần mềm được cài đặt và
chạy đầu tiên trong máy tính.
Vì: HĐH điều khiển tất cả các tài nguyên
và các chương trình có trong máy tính. Các
phần mềm khác phải cài đặt trên nền của
một HĐH đã có sẵn trong máy tính.
* Lưu ý:
Khi tạo ra một phần mềm thì cần phải xác
định phần mềm này chạy trên HĐH nào.
Nhiệm vụ chính của HĐH:
- Điều khiển phần cứng và tổ chức các
chương trình máy tính.
- Tạo môi trường giao tiếp giữa người
dùng và máy tính.
- Tổ chức và quản lý thông tin trong máy
tính.

* Ghi nhớ: sgk
IV. Củng cố:
- Nếu máy tính không có HĐH thì điều gì sẽ xảy ra?
- HĐH có những nhiệm vụ gì đối với máy tính?
V. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi ở sgk
- Xem trước bài mới.
********************************
Tiết: 23, 24. Bài 11:
TỔ CHỨC THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH.
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Bước đầu hiểu được các khái niệm cơ bản của tổ chức thông tin trên máy như tệp tin,
thư mục, đĩa và khái niệm về đường dẫn.
- Biết được vai trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin trên
máy.
Giáo viên: Phan Đình Trung 23
Giáo án tin học 6
- Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ - con.
- Liệt kê được các thao tác chính đối với tập tin và thư mục
2. Kỹ năng:
- Hiểu và chỉ ra được quan hệ mẹ - con.
- Liệt kê được các thao tác chính đối với tập tin và thư mục.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ gìn giữ thông tin trên máy
- Tự giác học tập, chú ý lắng nghe bài, ghi bài đầy đủ.
B. Phương pháp:

- Diễn giải, thuyết trình, trực quan.
C. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị giáo án đầy đủ, máy tính để thao tác minh hoạ.
HS: Chuẩn bị tiếp thu bài học mới.
D.Tiến trình lên lớp :
I. Ổn định lớp :
Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Hãy nêu những nhiệm vụ chính của HĐH đối với máy tính? Và nếu không có
HĐH thì điều gì sẽ xảy ra với máy tính?
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề:
Tổ chức thông tin trong máy tính là một trong những nhiệm vụ của hệ điều hành. Vậy
máy tính sẽ tổ chức thông tin như thế nào hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới.
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS NỘI DUNG BÀI MỚI
Hoạt động 1:
GV: Chức năng chính của máy tính là xử lý
thông tin. Trong quá trình xử lý máy tính
máy tính cần truy cập tới thông tin trên các
thiết bị lưu trữ. Nếu thông tin được tổ chức
một cách hợp lí thì việc truy cập sẽ nhanh
và có hiệu quả cao.
Vì vậy để giải quyết vấn đề này HĐH tổ
chức thông tin theo cấu trúc hình cây gồm
các tệp và thư mục.
? Vậy cấu trúc như thế nào được gọi là cấu
trúc cây? tệp và thư mục là gì?
Gv vừa giải thích vừa đưa hình ảnh minh
hoạ.

HS: Lắng nghe và quan sát.
Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ
thể từng phần.
Hoạt động 2:
GV: Tệp tin đóng vai trò gì?
HS: Trả lời.
GV: Phần mở rộng của tệp tin sẽ được qui
định với một số kiểu.
- doc, txt: các tệp văn bản.
- exe, bat: các tệp chương trình.
- mp, dat: các tệp âm thanh.
1. Cách tổ chức thông tin trong máy
tính:

2. Tệp tin(File):
* Vai trò:
Tệp tin đóng vai trò là đơn vị lưu trữ thông
tin hay nói cách khác là đối tượng chứa dữ
liệu do HĐH quản lý.
* Khái niệm:
Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông
tin trên thiết bị lưu trữ.
3. Thư mục:
* Phân biệt thư mục:
Giáo viên: Phan Đình Trung 24
Giáo án tin học 6
Hoạt động 3:
GV: Chắc hẳn ở nhà các em ai cũng có cái
giá sách cho riêng mình. Trên giá sách
được chia ra nhiều ngăn. Mỗi ngăn để mỗi

loại sách hoặc mỗi loại đồ dùng khác nhau.
? Khi các em vào thư viện các em thấy sách
được chia ra nhiều ngăn không?
? Mỗi ngăn sách đó sẽ đựoc gọi là gì?
HS: Là thư mục.
? Vậy khi đến các tệp tin đó bằng cách nào?
Chúng ta sang phần 3.
Hoạt động 4
V: Các em hãy cho một cây thư mục khác
và viết đường dẫn đến tệp tin.
HS: Cho ví dụ.
GV: Tóm lại với cây thư mục ta sẽ có
những thao tác nào? Chúng ta sẽ sang phần
4 để tìm hiều về các thao tác chính của cây
thư mục.
Hoạt động :
GV: Để thao tác với cây thư mục ta có
những thao tác sau:
- Xem thông tin về các tệp và thư mục.
- Tạo mới.
- Xoá.
- Đổi tên.
- Sao chép.
- Di chuyển.
HS: Chú ý lắng nghe.
GV: Các em sẽ làm quen với các thao tác
chính về tệp và thư mục trong tiết thực
hành tới.
- Thư mục gốc: là TM được tạo ra đầu tiên
trong ổ đĩa.

VD: C:\ hay D:\
- Thư mục mẹ: là thư mục chứa TM con.
* Cấu trúc của cây TM:
TM gốc<tên ổ đĩa >

4. Đường dẫn:
Đường dẫn là dãy tên các thư mục lồng
nhau đặt cách nhau bởi dấu /, bắt đầu từ
một thư mục xuất phát nào đó và kết thúc
bằng thư mục hoặc tệp để chỉ ra đường tới
thư mục hoặc tệp tương ứng.
Đưòng dẫn: C:\Thoi khoa bieu\Khoi 6\Lop
6A\Thu 3\Toan.doc
5. Các thao tác chính của cây thư mục:
- Xem thông tin về các tệp và thư mục.
- Tạo mới.
- Xoá.
- Đổi tên.
- Sao chép.
- Di chuyển.
IV. Củng cố:
- Cho một vài ví dụ về cây thư mục và phân biệt được các thư mục và tệp tin.
- Viết đường dẫn đến tệp tin.
V. Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi và bài tập ở sgk
- Mỗi em hãy tạo một cây thư mục vào vở và viết đường dẫn đến tệp tin.
- Xem trước bài thực hành.
********************************
Giáo viên: Phan Đình Trung 25

×