Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng (Kỳ 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.79 KB, 5 trang )

Chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Tổn thương bỏng là nguyên uỷ của bệnh bỏng. Việc chẩn đoán diện
tích độ sâu tổn thương bỏng là cơ sở hàng đầu để điều trị, tiên lượng bệnh nhân.
2. Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán diện tích, độ sâu của tổn
thương bỏng, cùng với sự phát triên khoa học và công nghệ. Trong phạm vi bài
giảng, chỉ đề cập những phương pháp cơ bản, dễ áp dụng trong thực tế.
3. Tổ chức học của da:
Da là một cơ quan che phủ lớn nhất của cơ thể, có nhiều chức năng, thay
đổi theo từng vùng. Da gồm 3 lớp:
Biểu bì: Epidermis
Trung bì: (chân bì) Dermis
Hạ bì: Hypodermis
Giữa biểu bì và trung bì ngăn cách nhau bởi màng đáy.
- Biểu bì: biểu mô lát tầng gồm 4-5 lớp:
+ Lớp mầm: gồm một hàng tế bào hình trụ còn gọi là tế bào mầm, có khả
năng sinh sản rất cao.
+ Lớp gai: gồm 3-5 hàng tế bào. Các tế bào hình đa diện, nối với nhau bằng
cầu nối desmosome.
+ Lớp hạt: gồm 5-7 hàng tế bào, tế bào dẹt, hình thoi, bào tương nhiều hạt
sừng.
+ Lớp sừng: Tế bào sừng thành dải sừng.
- Trung bì: gồm:
+ Các tế bào tổ chức liên kết như nguyên bào sợi, tế bào sợi.
+ Mạch máu, thần kinh.
+Tuyến bã, nang lông và tuyến mồ hôi.
+ Các chất nền tảng: Fibronectin, Proteoglukan.
+ Các sợi tạo keo, sợi lưới, sợi chun
Còn chia 2 lớp nhỏ: Lớp nhú ngay dưới màng đáy, tập trung nhiều mạch
máu, thần kinh.


Lớp lưới
- Hạ bì: gồm
+ Mô liên kết mỡ
+ Mạng lưới mạch máu thần kinh da.
+ Có ổ mỡ chứa tế bào mỡ, lớp cân nông, mô liên kết lỏng lẻo.
II. CHẨN ĐOÁN ĐỘ SÂU TỔN THƯƠNG BỎNG:
A. chẩn đoán tổn thương bỏng:
Đôi khi khó khăn những ngày đầu, đòi hỏi thường xuyên theo dõi để bổ
sung chẩn đoán.
- Có nhiều cách phân loại độ sâu bỏng dựa vào triệu chứng lâm sàng, tổn
thương giải phẫu bệnh,diễn biến tại chỗ, quá trình tái tạo, phục hồi vết thương. Ví
dụ: Pháp: 3 độ; Liên Xô (cũ ): 4 độ; Việt Nam: 5 độ (có 70 tác giả đề nghị trên 25
cách phân loại)
- Thực tế lâm sàng độ sâu tổn thương bỏng xếp 2 nhóm (đều thống nhất các
trường phái): bỏng nông và bỏng sâu.
+ Bỏng nông:
* Các tổn thương bỏng ở lớp biểu bì
* Hồi phục tái tạo da nhờ sự còn lại của các thành phần biểu mô da là tế
bào mầm, tế bào biểu mô ống lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi.
* Tổn thương tự liền nhờ quá trình biểu mô hoá.
+ Bỏng sâu:
* Các tổn thương toàn bộ da, dưới da.
* Tổn thương nếu S nhỏ (dưới 4 cm
2
) > tự liền sẹo theo kiểu vết thương
phần mềm.
B. Phân loại độ sâu tổn thương bỏng:
Theo GS.TS Lê Thế Trung: 5 độ (Saint Paul, Chợ Rẫy vẫn chia 3 độ theo
quân điểm Tây Âu).
Học chia 5 độ:

1. Viêm da cấp: Độ I, viêm vô trùng cấp.
- Tổ chức học:
+ Tổn thương lớp nông (sừng) của biểu bì.
+ Biểu hiện xung huyết động mạch, viêm xuất tiết nề tổn thương.
- Lâm sàng:
+ Da khô, đỏ, nề, rát nóng (bỏng nắng).
+ Sau 4-5 ngày khỏi, bong tróc một lớp mỏng da.

Hình: tổn thương bỏng độ 1

×