Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đề phòng, Chẩn đoán và Điều trị Đột quỵ (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.14 KB, 8 trang )

Đề phòng, Chẩn đoán và Điều
trị Đột quỵ (Kỳ 1)
Nhận diện sớm các triệu chứng và dấu hiệu của đột quỵ, khẩn trương chẩn
đoán nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương, tích cực điều trị tại đơn vị chuyên
khoa đột quỵ trong thời gian 3 giờ đầu tiên sẽ giúp cứu sống và giảm thiểu các di
chứng ở bệnh nhân đột quỵ.
I. Đề phòng đột quỵ
Để phòng tránh đột quỵ nên:
- Tầm soát tăng huyết áp ít nhất 2 lần mỗi năm, đặc biệt khi trong gia đình
có tiền sử tăng huyết áp .
- Kiểm tra cholesterol/ máu.
- Điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol và bệnh tim mạch
(nếu có).
- Chế độ ăn ít chất béo.
- Bỏ thuốc lá.
- Tập luyện thường xuyên.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Không uống nhiều rượu (không quá 1 đến 2 ly nhỏ mỗi ngày).
Khi có tiền sử thiếu máu não thoáng qua (TIA) hay đột quỵ trong quá khứ,
rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), van tim nhân tạo, suy tim sung huyết hoặc có nhiều
yếu tố nguy cơ đột quỵ, bác sĩ có thể khuyên dùng aspirin hoặc các thuốc làm
loãng máu (blood thinners) khác. Bệnh nhân nên uống thuốc đều đặn và tuân thủ
lời khuyên của thầy thuốc.
Để tránh đột quỵ do xuất huyết não, hãy cẩn thận đừng để té ngã hoặc chấn
thương.
II. Chẩn đoán đột quỵ
Trong chẩn đoán đột quỵ, nắm bắt được các triệu chứng phát triển theo
chiều hướng nào rất quan trọng. Các triệu chứng có thể rất nặng ở giai đoạn đầu
của đột quỵ hoặc có thể diễn tiến hay giao động ở một hai ngày đầu (đột quỵ đang
diễn tiến). Một khi tình trạng bệnh nhân không còn xấu đi nữa, đột quỵ được xem
như đã dừng lại.


Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tìm kiếm các tổn thương đặc hiệu về thần kinh,
vận động và cảm giác. Chúng thường liên quan chặt chẽ đến vị trí tổn thương ở
não bộ. Thăm khám có thể phát hiện những thay đổi về thị giác, thị trường, các
phản xạ bất thường, các vận động không bình thường của nhãn cầu, yếu cơ, giảm
cảm giác và các biến đổi khác. Bác sĩ có thể nghe thấy âm thổi trên vùng động
mạch cảnh ở cổ bệnh nhân. Có thể có các dấu hiệu của rung nhĩ.

Hình 1- Cục máu đông làm tắc mạch khiến máu
không thể đến nuôi não gây đột quỵ
Chẩn đoán sơ bộ đột quỵ dựa trên triệu chứng lâm sàng:
S.T.R= Smile: Cười méo miệng, Talk: Nói ngọng, nói đớ, Raise both arms:
Bệnh nhân không giơ được cả hai tay khỏi đầu

Hình 2- Thân não kiểm soát: hô hấp, nhịp tim, ngôn ngữ

Hình 3- Tiểu não giúp động tác của cơ thể uyển chuyển
phối hợp, giữ thăng bằng cho cơ thể


Hình 4- Bán cầu não trái kiểm soát phối hợp vận động bên phải

Hình 5- Bán cầu não phải kiểm soát phối hợp vận động bên trái

Hình 6- Nghẽn mạch máu do mảng xơ vữa
hoặc huyết khối ở động mạch não giữa gây đột quỵ
Các xét nghiệm được thực hiện để xác định thể, vị trí, nguyên nhân và loại
trừ các bệnh khác có cùng triệu chứng. Các xét nghiệm bao gồm:
- CT scan hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) vùng đầu để xác định xem đột
quỵ là do xuất huyết não hay do các tổn thương khác, đồng thời xác định vị trí và
mức độ của thương tổn.

- Điện Tim (ECG) để tìm các bệnh tim mạch đi kèm.
- Siêu âm tim: khi nguyên nhân đột quỵ có khả năng là huyết khối từ tim.
- Siêu âm mạch máu động mạch cảnh dùng khi nguyên nhân có thể do hẹp
động mạch cảnh (mạch máu chính nuôi não)
- Theo dõi nhịp tim liên tục (Holter nhịp tim) để xác định xem loạn nhịp
tim (như rung nhĩ) có phải là nguyên nhân đột quỵ.
- Chụp mạch não để xác định tổn thương mạch máu gây đột quỵ. Cần thực
hiện nếu có chỉ định điều trị bằng phẫu thuật
- Xét nghiệm máu được làm để loại trừ các bệnh tự miễn hoặc các bất
thường về đông máu khiến xảy ra việc hình thành cục máu đông trong lòng động
mạch.

Hình 7- Hẹp động mạch cảnh phải trên phim chụp động mạch
(angiography)

Hình 8- Hẹp động mạch cảnh trái trên phim chụp động mạch
(angiography)

×