Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đại cương bỏng (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.12 KB, 5 trang )

Đại cương bỏng
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG:
Bỏng là các tổn thương gây nên bởi sức nhiệt, hoá chất, điện năng,
bức xạ. Đại đa số trường hợp bỏng chỉ hạn chế ở da, nhưng cũng gặp bỏng sâu tới
các lớp dưới da như: cân, cơ, gân, xương khớp và các tạng.
Trong thời bình bỏng thường gặp trong lao động sản xuất hoặc
trong sinh hoạt; tỷ lệ bỏng chiếm 1,8% đến 10% so với chấn thương ngoại khoa.
Thời bình bỏng thường bị lẻ tẻ nhưng cũng có thể có những tai nạn hàng loạt
nhiều người bị cùng một lúc.
Trong chiến tranh bỏng thường chiếm từ 3-10% tổng số thương
binh, nếu có sử dụng NBC: lên tới 70-85% tổng số nạn nhân.
II. NHỮNG TÁC NHÂN VÀ CƠ CHẾ GÂY BỎNG:

1. Bỏng do sức nhiệt: Là loại gặp nhiều nhất, có 2 loại:
a. Sức nhiệt khô:

- Lửa
- Tia lửa điện
- Kim loại nóng chảy
b. Sức nhiệt ướt:
- Nước sôi
- Thức ăn sôi nóng
- Dầu mỡ sôi (nhiệt độ 180
o
c)
- Hơi nước nóng từ 90
o
c - 92
o
c trở lên


2. Bỏng do hoá chất: có 2 loại do axit, do bazơ
a. Axit: có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng là:
- Axit sunfuric (H
2
SO
4
)
- AxitHhHHHHHHHH
nitric (HNO
3
)
- Axit clohydric (HCL)
Có thể gặp bỏng do các axit hữu cơ
- Axit phenic (phenol)
- Axit tricloraxetic
b. Bazơ:
Các loại bazơ đặc mạnh gây bỏng: NaOH, KOH, Ca(OH)
2
. Vôi đang tôi là
một loại bỏng vừa do sức nhiệt, vừa do độ bazơ.
3. Bỏng do điện:
Bỏng do luồng điện dẫn truyền qua cơ thể. Bỏng do tia lửa điện là
một bỏng nhiệt.
4. Bỏng do các tia vật lý:
- Tia hồng ngoại, tử ngoại.
- Tia X (tia Rơnghen)
- Tia phóng xạ (gama, bêta).
III. SINH BỆNH HỌC TỔN THƯƠNG BỎNG:
Da là tổ chức che phủ toàn bộ cơ thể đồng thời có nhiều chức phận
như: điều hoà nhiệt độ cơ thể, hàng rào bảo vệ cơ thể, cơ quan xúc giác, bài tiết

một số các chất thải (qua mồ hôi).
Khi bị tác dụng của nhiệt, hoá chất, điện năng, một số loại bức xạ,
da sẽ bị tổn thương. Ở bỏng do sức nhiệt thương tổn của da phụ thuộc
vào:
1. Sức nhiệt tính bằng nhiệt độ C (nhiệt độ nóng của tác nhân gây bỏng khi
tác động lên cơ thể).
2. Hoặc bằng bức xạ nhiệt tác dụng trên da tính bằng Calo/cm
2
.
3. Thời gian tác dụng trên da của sức nhiệt.
Tế bào cơ thể bị tổn thương ở nhiệt độ 45-50
o
C. Nếu nhiệt độ cao,
thời gian tác động ngắn các tế bào thượng bì bị tổn thương, nguyên sinh chất
phỉnh ra, nhân đông. Mao mạch trung bì giãn. Tính thấm thành mạch tăng: thoát
dịch huyết tương ra gian bào làm tách lớp thượng bì. Dịch huyết tương thoát ra
làm thành dịch nốt phỏng.
Nếu nhiệt độ cao, thời gian tác động trên da kéo dài, da sẽ bị hoại tử
ngay. Các lớp mạch máu ở trung bì và hạ bì bị hoại tử đông. Da bị hoại tử và kết
dính với nhau thành một khối duy nhất. Khi bị bỏng do nhiệt khô mà thời gian tác
động trên da dài và sức nhiệt cao thì gây hoại tử khô. Nếu nhiệt độ không cao và
thời gian tác động trên da ngắn sẽ gây hoại tử ướt. Có thể trên cùng một vùng
bỏng có hoại tử khô và hoại tử ướt xen kẽ.
Ngoài ra tổn thương bỏng còn phụ thuộc vào độ dày, mỏng của da.
Trên cơ thể độ dày mỏng không đều. Các diện da ở mặt trong các chi mỏng hơn da
ở mặt ngoài chi thể. Da đầu, da gan bàn tay, da gan bàn chân dày hơn ở các vùng
khác. Trẻ em và người già da mỏng hơn da người lớn, da phụ nữ mỏng hơn da
nam giới.


×