Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lo âu, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.88 KB, 6 trang )

Lo âu, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài
(Kỳ 1)

Sự lo âu căng thẳng đôi khi là một điều bình thường, mọi người đều phản
ứng như thế. Thật vậy, lo âu vừa phải có thể là một điều rất tốt. Lo âu giúp bạn
đối phó thích hợp với những tình huống hiểm nguy thực sự, thôi thúc bạn hoàn
thành công việc hàng ngày với một tinh thần trách nhiệm tuỵêt vời.
Nhưng khi bạn cảm thấy lo âu thật nhiều, căng thẳng và mệt mỏi mà không
do nguyên nhân nào rõ rệt, bạn không còn khả năng tự kiểm soát được mình, nó
gây ảnh hưởng thực sự đến cuộc sống hàng ngày thì có thể bạn đã bị Rối loạn lo
âu toàn thể (RLLATT).
Rối loạn lo âu toàn thể là một bệnh lý rất thường gặp trong thăm khám hàng
ngày tại phòng khám Chuyên khoa Thần Kinh - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn. Bài viết
sau đây nhằm mục đích giới thiệu đến quý bệnh nhân những nét chính của căn
bệnh thời đại này, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng, các tiêu chí để chẩn đoán và
một số khái niệm về điều trị bằng thuốc men và tâm lý liệu pháp.
Sống chung với RLLATT sẽ rất khó khăn, nhưng tình trạng này có thể điều
trị được. Thuốc men và tâm lý liệu pháp làm giảm nhẹ triệu chứng. Ngoài ra, bạn
có thể tự mình rèn luyện được những kỹ năng để đối phó với RLLATT và tái hoà
nhập với cuộc sống bình thường.

II. Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu của RLLATT thay đổi về mức độ. Các triệu chứng
RLLATT bao gồm:
+ Đứng ngồi không yên; Cảm giác kích động căng thẳng; Cảm giác có cục,
hòn vướng ở cổ
+ Khó tập trung; Mệt mỏi; Dễ kích thích; Mất kiên nhẫn
+ Hay đãng trí; Căng cơ
+ Rối loạn giấc ngủ ( khó dỗ giấc ngủ và giấc ngủ chập chờn)
+ Đổ mồ hôi nhiều; Cảm giác ngộp thở
+ Đau vùng dạ dày; Tiêu chảy; Nhức đầu v.v.


Khi bị RLLATT, có những lúc bạn cảm thấy bị bao vây bởi sự bồn chồn,
lo lắng . Bạn lo âu căng thẳng về mọi khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ, cảm thấy lo
âu căng thẳng về sự an toàn của mình và những người thân yêu, cảm giác rằng một
điều gì tệ hại sắp sửa xảy ra, kể cả khi không có nguy hiểm thực sự.
RLLATT thường khởi phát lúc trẻ, triệu chứng và dấu hiệu có thể hình
thành chậm hơn so với các rối loạn lo âu khác. Nhiều người RLLATT không thể
nhớ lại lần cuối mà họ cảm thấy hoàn toàn thư giãn và thoải mái là lúc nào.

III. Nguyên nhân
Tương tự các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của RLLATT chưa được
biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể liên quan đến các chất hoá học trong
não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonin,
GABA (gamma-aminobutyric acid) và norepinephrine.
Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình
sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, của môi trường chung quanh và những
tình huống trong cuộc sống.

IV. Yếu tố nguy cơ
Cùng với chứng sợ bệnh lý (phobias), các cơn hoảng loạn (panic attacks) và
rối loạn ám ảnh-thôi thúc (obsessive-compulsive disorder), RLLATT là một trong
những rối loạn lo âu thường gặp nhất.
Nhiều bệnh nhân RLLATT cho rằng những nỗi lo âu của họ bắt đầu từ thời
thơ ấu, nhưng chúng cũng vẫn có thể xảy ra ở lúc trưởng thành. Phụ nữ thường
được chẩn đoán RLLATT nhiều hơn nam.
Một số yếu tố tăng nguy cơ hình thành RLLATT là:
 Tuổi thơ bất hạnh. Trẻ có tuổi thơ bất hạnh và nhiều nghịch cảnh,
chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương, có nguy cơ RLLATT cao hơn.
 Bệnh Tật. Mắc phải bệnh nặng, như ung thư chẳng hạn, có thể làm
bạn lo âu. Lo âu về tương lai, về cách điều trị, về chi phí có thể vượt quá khả năng
chịu đựng của mình.

 Stress. Nhiều tình huống stress dồn dập trong cuộc sống có thể khởi
phát sự lo âu quá mức. Ví dụ bệnh tật đi kèm với stress bị mất việc và mất thu
nhập là khởi đầu cho RLLATT.
 Nhân cách. Một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu.
Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những
liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ, có thể cảm thấy kém an toàn và có nguy cơ
cao RLLATT. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách, như rối loạn nhân cách giáp
ranh (borderline personality disorder), cũng đi kèm RLLATT.
 Di truyền. Một số chứng cứ cho thấy RLLATT có yếu tố di truyền
khiến nó thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.

V. Khi nào cần đi khám bệnh
- Bệnh nhân RLLATT, người lớn cũng như trẻ em, thường xuyên bị đe doạ
bởi những lo âu. Họ lo âu, căng thẳng vì những vấn đề từ nhỏ đến lớn như: Việc
học hành; Công việc; Thành tích thể thao; Sửa chữa xe; Công việc nội trợ; Động
đất; Chiến tranh; Tài chánh; Di chuyển bằng máy bay; Sức khoẻ của họ và những
người khác …
- Bạn có cảm giác không thể loại bỏ được sự sợ sệt và lo lắng, ngay cả khi
cố gắng thư giãn và tìm cách gỡ rối. Sự lo âu có thể kéo dài từ tháng này sang
tháng kia. Bạn cảm thấy không còn tự kiểm soát được. Lo âu ảnh hưởng đến khả
năng xử lý công việc hàng ngày của bạn.
- Trạng thái lo âu có thể giảm bớt, nhưng cũng có khi trở nên trầm trọng
hơn theo thời gian. Hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa trước khi bệnh trở
nặng, việc trị liệu sẽ dễ dàng hơn.

×