Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng trên thai như thế nào? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.65 KB, 8 trang )

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng trên thai
như thế nào?



Hiện nay tiểu đường
(đái tháo đường) đang
trở thành đại dịch trên
toàn thế giới. Tiểu
đường khi có thai
cũng ngày càng gia
tăng nhất là ở những
thai phụ có những yếu
tố nguy cơ như: Cha
mẹ, anh em có người bị tiểu đường, thai kỳ lần
trước bị thai lưu, thai dị tật, con to hoặc ở những
người có lối sống ít vận động, béo phì, cao huyết
áp.



Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường là 1 hội chứng liên quan đến rối loạn
chuyển hóa chất đường trong cơ thể, dẫn đến tăng
lượng đường huyết do:

- Hoặc không sản xuất insulin.

- Hoặc sản xuất insulin không đủ, hoặc giảm tác dụng
sinh học của insulin lên tế bào đích.



- Hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên.

Insulin là nội tiết tố do các tế bào β của đảo tụy tiết ra,
có chức năng giúp gan cất giữ lượng đường dư, giúp
các tế bào có thể sử dụng được chất đường do đó
làm giảm lượng đường huyết sau các bữa ăn.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng trên thai kỳ như thế
nào?

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể ảnh
hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.

Ảnh hưởng trên mẹ:

- Tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật gấp 4 lần.

- Nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất
là viêm thận, bể thận.

- Thai to dễ gây sang chấn lúc sanh.

- Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu
thuật cũng tăng.

- Dễ băng huyết sau sanh.

- Đa ối chiếm tỉ lệ khá cao (27 – 30%), thai to có thể
gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.


Ảnh hưởng trên thai:

- Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai.

- Trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang
chấn lúc sanh: trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám
rối thần kinh cánh tay

- Thường suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị
ảnh hưởng do insulin tăng cao.

- Rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi
huyết.

- Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần.

Những triệu chứng thường gặp là gì?

Đa số tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng gì bất
thường. Đôi khi, một số thai phụ có thể bị:

- Khát nhiều, do đó uống nhiều.

- Tiểu nhiều.

- Đói nhiều nên ăn nhiều

- Vấn đề về thị giác: nhìn thấy mờ.


Vì ở người có thai cũng dễ có cảm giác thèm ăn, nên
rất khó nhận biết những triệu chứng này có phải do
bệnh gây ra hay không. Muốn nhận biết được cần
phải khám và làm nghiệm pháp dung nạp đường thai
kỳ.

Những thai phụ nào cần làm nghiệm pháp dung
nạp đường?

- Đối với những thai phụ có đường huyết lúc đói ≥
126mg/dl (7.0 mmol/l) hoặc đường huyết bất kỳ ≥
200mg/dl (11mmol/l) là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái
tháo đường thai kỳ, không cần làm nghiệm pháp
dung nạp đường

Cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường trên
những thai phụ:

- ≥ 25 tuổi.

- Đối với những thai phụ < 25 tuổi có 1 trong những
yếu tố nguy cơ sau:

+ Tiền sử tiểu đường thai kỳ

+ Tiền sử sanh con ≥ 4000g

+ Cân nặng người mẹ lúc mới chào đời > 4000g.

+ Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do.


+ Có dùng thuốc corticosteroid.

+ Chỉ số khối cơ thể trước mang thai (BMI)> 25.

BMI = Cân nặng (Kg)/ chiều cao 2 (m2).

Cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường
glucose 75g – 2 giờ:

Bạn cần nhịn đói, không uống các chất có vị ngọt
trong vòng 6 giờ trước khi xét nghiệm (XN). Bác sĩ sẽ
lấy máu tĩnh mạch của bạn để XN đường huyết 3 lần:

- Đo đường huyết lúc đói (0 giờ).

- Bạn uống 75g glucose pha trong 250ml nước nguội,
uống trong vòng 5 phút. Đo lại đường huyết sau 1
giờ, 2 giờ.

Lợi ích của việc tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Sau khi có kết quả tầm soát tiểu đường thai kỳ. Thai
phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị đúng mức
bệnh tiểu đường nếu được kiểm soát tốt sẽ không
ảnh hưởng trên thai nhi và mẹ.

×