Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC (BỆNH BASEDOW) (Kỳ 5) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.96 KB, 6 trang )

BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC
(BỆNH BASEDOW)
(Kỳ 5)
3. Kỹ thuật mổ:
Mục tiêu của mổ Basedow là cắt gần hoàn toàn Tuyến giáp,để lại
lượng nhu mô tuyến vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể (khoảng 6-12 gam),đồng thời
tránh làm tổn thương đến các cơ quan khác ở vùng cổ.Các kỹ thuật mổ cắt gần
hoàn toàn Tuyến giáp đã được dùng là:
+ Phương pháp Mikulicz: tiến hành thắt các động mạch giáp trên
trước,sau đó cắt gần hoàn toàn Tuyến giáp theo hình chêm.
+ Phương pháp Kocher: tiến hành thắt cả 4 động mạch giáp trạng
trước,sau đó cắt gần hoàn toàn Tuyến giáp.
+ Phương pháp Nikolaiev O.V: tiến hành cắt gần hoàn toàn Tuyến
giáp “trong bao”, trong đó thực hiện cầm máu trong phạm vi cân cổ thứ tư (theo
phân chia của Sevkunenko) mà không cần thắt các cuống mạch lớn của Tuyến
giáp.
4. Các tai biến khi mổ:
+ Tổn thương khí quản: phải lập tức bịt ngay vết thương khí quảnlại
bằng bông cầu hay ngón tay,sau đó dùng kim chỉ không chấn thương khâu bịt lại
lỗ thủng.
+ Ngạt thở cấp tính do co thắt thanh-khí quản: có thể xuất hiện do
động tác mổ quá thô bạo gây kích thích khí quản trong khi bệnh nhân không đặt
ống nội khí quản.Lúc này cần phải dừng ngay các kích thích lên khí quản,bơm
Lidocain hay Novocain vào vùng mổ,nếu cần phải đặt Nội khí quản hoặc mở khí
quản cấp cứu.
5. Các biến chứng sau mổ:
+ Chảy máu:
- Thường do cầm máu không tốt khi mổ hoặc do bệnh nhân có
cử động cổ quá mạnh sau mổ.Máu thường từ các mạch nhỏ dưới da,đôi khi từ các
mạch máu từ mỏm cắt Tuyến giáp.
- Thường xuất hiện sau mổ trong vòng 4-12 giờ: vết mổ máu


thấm đỏ ướt băng và chảy thành vệt ra sau gáy xuống giường,có trường hợp máu ứ
lại làm vùng mổ căng to,chèn ép gây khó thở cấp tính.
- Cần nhanh chóng cắt băng kiểm tra vết mổ,nếu cần phải mở
vết mổ để cầm máu lại.
+ Tổn thương dây thần kinh quặt ngược:
- Có thể do bị tổn thương khi mổ hoặc bị phù nề và chèn ép sau
mổ.
- Triệu chứng thường xuất hiện sớm ngay sau mổ: nói khàn
hoặc mất tiếng,thở khó và có tiếng rít,nuốt sặc,đôi khi có thể dẫn tới suy hô hấp
cấp.
- Điều trị ở giai đoạn đầu sau mổ bằng: khí dung có kháng sinh
và Corticoit,Stricnin,Nivalin,vitamin B12 Nếu chỉ là do phù nề chèn ép thì các
triệu chứng có thể hết dần sau vài ngày.
+ Tetani do tổn thương các tuyến cận giáp:
- Các tuyến cận giáp có thể bị tổn thương do bị cắt mất khi
mổ,nhưng thường là do bị thiếu máu nuôi dưỡng vì bị phù nề và chèn ép sau mổ.
- Thường xuất hiện Tetani sau mổ 8-12 giờ.Lúc đầu có cảm
giác tê bì,kiến bò ở da mặt và mu tay.Sau đó khi cơn điển hình có thể thấy co quắp
các cơ ngón tay và ngón chân,có dấu hiệu “bàn tay nữ hộ sinh”,đôi khi có tình
trạng co thắt thanh quản và cơ hoành gây ngạt thở cấp tính.
- Điều trị cắt cơn Tetani bằng tiêm Canxi clorua tĩnh mạch,sau
đó bổ sung các thuốc Canxi đường uống,Vitamin D2 Nếu các tuyến Cận giáp chỉ
thiếu máu nuôi dưỡng do bị phù nề và chèn ép thì Tetani thường hết sau 3-5 ngày.
+ Cơn cường giáp kịch phát sau mổ:
- Đây là một biến chứng nặng và là nguyên nhân chính gây tử
vong sau mổ Basedow.Cơ chế bệnh sinh đến nay còn nhiều vấn đề chưa rõ
ràng,nhưng có 2 yếu tố được nhấn mạnh là Hocmon giáp tăng trong máu và tình
trạng suy chức năng Tuyến thượng thận cấp sau mổ.
- Các triệu chứng chính thường xuất hiện sau mổ 6 giờ đến 3
ngày: thân nhiệt tăng vọt (có thể tới 40-41

0
C),mạch nhanh (có khi tới 140-200
lần/phút),huyết áp tụt,trạng thái tâm thần bồn chồn,u ám,có khi mê sảng,hôn mê và
tử vong.
- Phải điều trị cấp cứu tích cực với phương hướng chung là: làm
giảm nồng độ Hocmon giáp trong máu (thuốc kháng giáp tổng hợp), chống suy
tim và truỵ mạch (Digoxin,Beta Block), Cocticoit,hạ sốt ,bù nước và năng
lượng,thở oxy,đông miên nhân tạo
+ Suy hô hấp sau mổ:
- Thường do phù nề thanh môn,tăng tiết và ứ đọng đường
thở,chèn ép khí quản do phù nề hay máu tụ vết mổ sau mổ Tuỳ nguyên nhân mà
biến chứng này thường xuất hiện trong vòng 2-3 ngày đầu sau mổ.
- Điều trị cấp cứu tuỳ theo nguyên nhân: nếu do phù nề thanh
môn và ứ đọng đường thở thì phải dùng các thuốc chống phù nề,thở khí dung có
kháng sinh,Cocticoit,thuốc giãn phế quản và khi cần thì phải đặt ống nội khí quản
hoặc mở khí quản có hoặc không có hô hấp hỗ trợ.Nếu do chảy máu vết mổ gây
chèn ép khí quản thì phải mở lại vết mổ lấy hết máu tụ,cầm máu để giải phóng
chèn ép.
+ Nhiễm trùng vết mổ:
- Thường xuất hiện 5-7 ngày sau mổ trên cơ sở vết mổ ứ đọng
nhiều dịch.Vết mổ căng nề,đỏ và đau nhức,bệnh nhân sốt kéo dài,mệt mỏi
- Phải dùng kháng sinh toàn thân,nhanh chóng mở rộng vết mổ
để dẫn lưu sạch dịch ,thay băng vết mổ hàng ngày,đôi khi phải khâu da kỳ hai để
vết mổ nhanh liền.
+ Nhược giáp sau mổ:
-Là một biến chứng muộn sau mổ Basedow.Nguyên nhân chủ
yếu do để lại quá ít nhu mô giáp khi mổ hoặc do quá trình viêm và xơ hoá tổ chức
tuyến giáp còn lại sau mổ.
-Điều trị chủ yếu bằng Hocmon giáp thay thế phối hợp với
Cocticoit .

+ Basedow tái phát sau mổ:
- Có thể do để lại quá nhiều nhu mô giáp khi mổ hoặc do cơ chế
bệnh sinh vẫn tiếp tục tác động lên bệnh nhân làm bệnh lại phát triển.
- Cần phải điều trị Nội khoa tích cực để sau đó có thể chỉ định
mổ lại hoặc chuyển sang điều trị bằng Iot phóng xạ.

×