Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.25 KB, 5 trang )

BỆNH UNG THƯ THỰC QUẢN
(Kỳ 1)
I. Đại cương:
Ung thư thực quản thuộc loại Ung thư có diễn biến xấu nhất trong
các U của nội tạng do nó thường đã ở giai đoạn tiến triển rộng khi phát hiện được
trên lâm sàng.
Bệnh thường gặp ở Nam giới, tuổi trên 40. Tỉ lệ mắc bệnh trong các
quần thể người không giống nhau: ở Hoa kỳ tỉ lệ phát hiện mới Ung thư thực quản
hàng năm là 6/100.000, trong khi đó có tỉnh tại Trung quốc (Henan) tỉ lệ bị Ung
thư thực quản trong quần thể là 0,9%.
II. Bệnh căn:
Bệnh căn của Ung thư thực quản vẫn còn nhiều điểm chưa được biết
rõ, nhưng có nhiều yếu tố có liên quan đến việc xuất hiện bệnh, đó là:
+ Chế độ ăn uống: Nghiện rượu, thuốc lá; Thực phẩm và nước uống
có nhiều Nitrit và Nitrat (là nguồn sinh ra Nitrosamin-chất gây Ung thư). Thiểu
dưỡng, Thiếu các vitamin, Thiếu máu, Thói quen ăn và uống nhiều đồ nóng và các
chất gây cọ sát niêm mạc thực quản
+ Một số các tổn thương của thực quản có ý nghĩa như các bệnh
“tiền Ung thư“: sẹo bỏng thực quản, viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực
quản, bệnh co thắt tâm vị, thoát vị khe hoảnh, túi thừa thực quản, lạc chỗ niêm
mạc dạ dày vào thực quản
+ Các yếu tố nhiễm khuẩn: vệ sinh răng miệng kém, Sâu răng, nhiễm
nấm (Geotrichum candidum, Fusarium)…
III. Giải phẫu bệnh lý:
1. Đại thể:
+ Khối Ung thư thực quản có thể nằm ở bất cứ đoạn nào của thực
quản: đoạn cổ (nằm ngoài lồng ngực), đoạn trong lồng ngực ( 1/3 trên, 1/3 giữa và
1/3 dưới) và đoạn Tâm vị. Trong đó thường gặp Ung thư thực quản ở đoạn trong
lồng ngực 1/3 giữa , 1/3 dưới và đoạn Tâm vị
+ Các U ở đoạn trên và giữa thực quản trong lồng ngực nằm trong
phần hẹp của trung thất nên dễ xâm nhiễm vào các tạng của trung thất như: khí-


phế quản, quai động mạch chủ ,thần kinh quặt ngược, ống ngực
+ Các U ở đoạn dưới thực quản và Tâm vị do là ở phần rộng của
trung thất nên chậm có hiện tượng xâm nhiễm vào các cơ quan trong trung thất.
Nếu có phát triển thì thường xâm nhiễm vào màng ngoài tim, cơ hoành, dạ dày…
+ U cũng thường lồi vào lòng thực quản hoặc xâm nhiễm làm hẹp
lòng thực quản, bề mặt có thể sùi và loét.
2. Vi thể:
Về tổ chức học,có thể gặp các loại Ung thư thực quản sau:
+ Caxinom tế bào vẩy (Squamous cell carcinoma): Chiếm khoảng 95 % các
Ung thư thực quản.
+ Caxinom thể tuyến (Adeno carcinoma): chiếm khoảng 2,5-8% các Ung
thư thực quản nguyên phát.
+ Một số loại Ung thư tuyến khác hiếm gặp: Ung thư tế bào nhỏ không biệt
hoá, Caxinom nang dạng tuyến (Adenoid cystic carcinoma), U sắc tố ác tính
(Malignant melanoma) Caxino-sacom (Carcino-sarcoma): là loại có hỗn hợp các
tế bào của Caxinom tế bào vẩy và Sacom tế bào thoi ác tính.
+ Sacom thực quản: về lý thuyết có thể gặp Leiomyosarcoma,
Fibrosarcoma và Rhabdomyosarcoma nhưng trên thực tế rất hiếm gặp.
IV. Triệu chứng:
1. Triệu chứng lâm sàng:
+ Khó nuốt, cảm giác nặng và tức sau xương ức khi nuốt, nuốt nghẹn
tăng dần .
+ Tăng tiết nước bọt, ứa nước dãi, nấc
+ Đau vùng sau xương ức, khó thở tăng dần.
+ Khi U xâm lấn và phá huỷ vào các cơ quan ở trung thất như Khí-phế
quản, Màng phổi, Các mạch máu lớn thì sẽ xuất hiện các triệu chứng của các
biến chứng nặng.
+ Toàn trạng bệnh nhân gầy sút, thiếu máu,suy kiệt.
2. Triệu chứng cận lâm sàng:
+ X.quang:

- Soi và Chụp thực quản có uống thuốc cản quang (tư thế thẳng, nghiêng,
chếch trước-phải, chếch trước-trái): hình thực quản bị chít hẹp lại. Có thể thấy hai
loại hình ảnh:
* Thể sùi: chỗ thực quản hẹp có bờ viền khuyết nham nhở,
không đều.
* Thể thâm nhiễm: lòng thực quản bị chít hẹp lại, viền chỗ chít
hẹp ngoằn ngoèo.
- Chụp dạ dày cản quang tư thế Trendelenburg: nhằm xác định liên
quan của khối Ung thư thực quản với vùng tâm vị và dạ dày.
+ Nội soi thực quản:
Xác định chính xác vị trí khối U, hình dạng khối U, mức độ chít hẹp lòng
thực quản, tình trạng loét và sùi của bề mặt khối U. Đặc biệt, Nội soi còn cho phép
sinh thiết khối U và lấy bệnh phẩm đi xét nghiệm tế bào học và tổ chức học để xác
định chẩn đoán.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT) :
Xác định chính xác vị trí và hình thái khối U, mức độ chít hẹp lòng thực
quản, đặc biệt xác định được tương quan giải phẫu cũng như mức độ xâm lấn của
khối U đối các cơ quan khác trong trung thất.

×