Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.88 KB, 5 trang )

MỘT SỐ BỆNH TIM MẮC PHẢI
(Kỳ 2)
III. Hở van ba lá
1. Đại cương:
Hở van ba lá có thể là nguyên phát do bệnh van tim nhưng có thể là thứ
phát do các tình trạng thất phải bị giãn hay suy.
+ Hở van ba lá nguyên phát còn gọi là hở van có nguồn gốc tại tổ chức van.
Loại này thường do Thấp tim và thường kèm với các tổn thương thấp ở van hai lá
và van động mạch chủ. Ngoài ra có thể gặp trong các bệnh: viêm nội tâm mạc
nhiễm khuẩn, chấn thương tim, nhồi máu thất phải gây tổn thương các cột cơ
nhú
+ Hở van ba lá thứ phát còn gọi là hở van có nguồn gốc chức năng. Loại
này thường gặp trong các tình trạng có giãn hay suy thất phải .
2. Triệu chứng chẩn đoán:
+ Biểu hiện suy thất phải ở các mức độ khác nhau: mệt mỏi, chán ăn,
phù ngoại vi, gan to, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi, tĩnh mạch cổ nổi
+ Nghe tim: tiếng thổi toàn tâm thu lan dọc theo bờ trái xương ức,
tăng lên khi thở vào.
+ Điện tim:
- Rung nhĩ.
- Giãn nhĩ phải và phì đại thất phải.
+ X.quang: hình nhĩ phải giãn to.
+ Siêu âm:
- Giãn buồng thất phải. Di động nghịch thường của vách lên thất.
- Siêu âm Doppler: xác định được mức độ trào ngược của dòng máu từ thất
phải lên nhĩ phải trong thì tâm thu.
3. Điều trị ngoại khoa:
+ Chỉ định: các trường hợp hở van ba lá mức độ trung bình, đã có
biểu hiện các triệu chứng suy tim phải, nhất là khi có kết hợp với bệnh lý của các
van tim khác (van hai lá, van động mạch chủ…) cần điều trị bằng phẫu thuật.
+ Các phương pháp phẫu thuật: phải mổ dưới máy tim phổi nhân tạo.


- Phương pháp tạo hình vòng van ba lá: dùng cho các hở van ba lá cơ năng
do giãn vòng van. Có các biện pháp như: khâu hẹp vòng van lại dựa trên một vòng
có kích thước cố định sẵn ( vòng Carpentier), thủ thuật hai lá hoá van ba lá, thủ
thuật khâu củng cố vòng van ba lá bằng chỉ Polypropylene của De Vega…
- Phẫu thuật thay van ba lá: thực hiện giống như trong điều trị Hẹp van ba
lá.
Trong thực tế các phẫu thuật trên thường được tiến hành kết hợp với
thay van hai lá hoặc van động mạch chủ bị tổn thương nặng do thấp tim.
IV. Hẹp van động mạch chủ:
1. Đại cương
Nguyên nhân thường do thấp tim, xơ vữa động mạch, thoái hoá van
động mạch chủ tuổi già, van động mạch chủ hai lá (làm cho dòng máu qua van
động mạch chủ trở thành dòng chảy rối tác động vào các lá van, dần dần gây xơ và
vôi hoá các lá van dẫn đến hẹp lỗ van).
2. Sinh lý bệnh:
+ Thất trái tăng gánh do phải cố bóp máu qua lỗ van động mạch chủ
hẹp, dẫn đến phì đại và suy thất trái.
+ Lượng máu vào động mạch chủ giảm dẫn đến giảm cung lượng
tim.
3. Triệu chứng chẩn đoán:
+ Khó thở khi gắng sức, có cơn đau thắt ngực, ngất đột ngột.
+ Nghe tim: có tiếng thổi tâm thu thô ráp ở huyệt động mạch chủ lan
dọc lên bờ phải xương ức, xương đòn phải và động mạch cảnh.
+ Điện tim:
- Phì đại thất trái, giãn nhĩ trái.
- Thường có Block nhánh phải và nhánh trái bó His, dẫn truyền chậm trong
thất, rung nhĩ
+ X.quang:
- Phì đại thất trái.
- Hình giãn rộng đoạn lên của quai động mạch chủ ngực (tình trạng giãn

động mạch chủ phần sau chỗ hẹp).
- Có thể thấy vết vôi hoá của van động mạch chủ.
+ Siêu âm:
- Hình van động mạch chủ xơ dày, có thể có vôi hoá.
- Xác định được mức độ hẹp của van động mạch chủ. Hình phì đại thất trái
và giãn nhĩ trái.
- Nghiên cứu siêu âm Doppler có thể tính được độ chênh áp lớn giữa thất
trái và động mạch chủ.

×