Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VẾT THƯƠNG NGỰC (Kỳ 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.33 KB, 5 trang )

VẾT THƯƠNG NGỰC
(Kỳ 3)
VI. Điều trị :
1. Các biện pháp điều trị chung:
Được thực hiện gần giống như trong Chấn thương ngực kín.
+ Cấp cứu chống Sốc,Suy hô hấp và Suy tuần hoàn:
- Đảm bảo thông suốt đường hô hấp.
- Đảm bảo lượng Oxy và khí trao đổi trong phổi.
- Phục hồi khối lượng máu lưu hành.
+ Giảm đau.
+ Xử lý các tổn thương: Hút hết dịch và khí khoang màng phổi để
phổi nở ra hoàn toàn, Xử lý các tổn thương khác ở lồng ngực và các cơ quan
khác Có khi phải chỉ định mổ để xử trí kịp thời các tổn thương này.
+ Kháng sinh mạnh, nâng đỡ toàn trạng
2. Điều trị các tổn thương cụ thể:
a). Vết thương thành ngực:
+ Vết thương nhỏ :chỉ cần băng vô khuẩn ,không cần cắt lọc .
+ Vết thương lớn, có nhiều tổ chức giập nát: mổ cắt lọc, cầm máu,
lấy dị vật, khâu lại phần mềm (tránh làm rách màng phổi khi cắt lọc).
b). Vết thương tràn khí màng phổi kín:
+ Xử lý vết thương như trong vết thương thành ngực nói chung.
+ Xử trí Tràn khí màng phồi và Tràn dịch màng phổi: mục đích là hút sạch
dịch và khí đồng thời làm phổi nở ra hoàn toàn.Có thể dùng các biện pháp:
- Chọc hút màng phổi.
- Dẫn lưu màng phổi.
- Mổ nội soi khoang màng phổi.
- Mở ngực xử trí tổn thương.
Các chỉ định và cách tiến hành của các phương pháp trên cũng giống như
trong Chấn thương ngực kín.
c). Vết thương tràn khí màng phổi hở:
+ Cấp cứ tại chỗ: Bằng mọi cách (dùng ngón tay,đệm gạc hay các vật


dụng tại chỗ khác) bịt kín ngay lỗ vết thương thành ngực để biến vết thương tràn
khí màng phổi mở thành vết thương tràn khí màng phổi kín.
+ Xử trí vết thương sau đó giống như trong vết thương ngực kín.
+ Tiếp đó tiến hành điều trị tích cực giống như trong điều trị vết thương
tràn khí màng phổi kín. Chú ý theo dõi và dùng kháng sinh tốt để dự phòng biến
chứng Viêm mủ màng phổi.
d). Vết thương tràn khí màng phổi van
+ Cấp cứu tại chỗ : phải giảm áp ngay khoang màng phổi bằng cắm một
kim to (tốt nhất là kim có van thoát khí ra theo một chiều) vào khoang màng phổi
qua khe liên sườn 2 trên đường giữa đòn. Đồng thời nếu là tràn khí do van ngoài
thì phải tìm cách bịt kín ngay lỗ van đó lại để biến nó thành vết thương ngực kín.
+ Xử trí van : Nếu là van ngoài thì đóng lại giống như xử trí vết thương
ngực kín. Nếu là van trong do vết thương phổi -phế quản thì có thể phải mở ngực
để xử trí.
+ Sau khi giải quyết xong tràn khí màng phổi van thì tiếp tục xử trí
như vết thương tràn khí màng phôỉ kín .
e). Vết thương tim:
+ Hồi sức chống sốc ,truyền máu ,dịch tích cực.
+ Chọc hút màng tim : khi có triệu chứng chèn ép tim.Đây là thủ
thuật không những có giá trị chẩn đoán xác định và điều trị cấp cứu,mà còn có tác
dụng chuẩn bị tốt cho phẫu thuật khâu vết thương tim.
+ Mở lồng ngực khâu vết thương tim : chỉ định khi vết thương tim có chảy
máu trong nặng (có khi phải vừa hồi sức vừa mổ cấp cứu để cầm máu và giải
phóng chèn ép tim) hoặc đã chọc hút màng ngoài tim nhưng chỉ sau 1-2 giờ đã có
triệu chứng chèn ép tim tái phát nặng.
g). Vết thương ngực-bụng :
+ Thường chỉ định mở ổ bụng để xử trí cơ bản các tổn thương cơ
quan ổ bụng, đồng thời khâu lại lỗ thủng cơ hoành. Nếu các tổn thương các cơ
quan trong lồng ngực nặng thì mới có chỉ định mở ngực xử trí.
+ Phải mở bụng dưới gây mê nội khí quản để tránh tình trạng khí tràn

vào khoang màng phổi qua vết thương cơ hoành khi mở bụng.
+ Phải thăm khám kỹ xác định các tổn thương ở phổi: nếu có tràn khí, tràn
dịch khoang màng phổi do nhu mô phổi bị tổn thương thì phải đặt dẫn lưu khoang
màng phổi trước khi gây mê nội khí quản để tránh tình trạng tràn khí màng phổi
van do khí tràn vào khoang màng phổi qua vết tổn thương ở nhu mô phổi.

×