Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thai Kỳ và Một số Bệnh Lý rối loạn hệ Tiêu Hóa thường gặp (Kỳ 3) Nóng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.96 KB, 6 trang )

Thai Kỳ và Một số Bệnh Lý rối loạn
hệ Tiêu Hóa thường gặp
(Kỳ 3)

Nóng xót và ợ là triệu chứng chủ yếu của GERD

4- Điều Trị
- Thay đổi về lối sống: Đây là các biện pháp xử trí bước đầu đối với thai
phụ bị GERD. Khuyên bệnh nhân tuân thủ các điều sau:
+ Nâng cao đầu giường.
+ Tránh các tư thế cúi thấp hoặc gập người.
+ Chia nhiều bữa ăn nhỏ.
+ Tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Sử dụng các thuốc không có các tác dụng toàn thân: Thuốc kháng acid
hoặc sucralfate an toàn trong thai kỳ vì chúng không được hấp thu. Thuốc kháng
acid có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt.
- Thuốc kháng tiết dạ dày tác dụng toàn thân: Thuốc chặn thụ thể Histamine
2 (H2) được ưu tiên dùng hơn so với các thuốc ức chế bơm proton (PPI), do có
thêm nhiều dữ liệu cho thấy thuốc ức chế H2 dùng an toàn hơn trong thai kỳ.
Cimetidine, ranitidine, và famotidine có thể được sử dụng khi có thai (các thuốc
nhóm B). Chúng có thể vượt qua hàng rào nhau thai. Lansoprazole là thuốc PPI
được chọn dùng khi có thai (nhóm B).
5- Tiên lượng
Dự hậu của thai phụ bị GERD thường tốt. Tuy nhiên, tình trạng này có
khuynh hướng tái phát ở những lần có thai sau.

E- SỎI TÚI MẬT
Có thai làm tăng nguy cơ hình thành sỏi túi mật. Sỏi mật là nguyên nhân
quan trọng gây viêm tụy khi có thai. Cắt túi mật là phẫu thuật không-sản khoa
đứng hàng thứ nhì sau cắt ruột thừa.
1-Tỷ lệ mắc bệnh


31% phụ nữ hình thành bùn mật trong thời gian mang thai, và 2% có sỏi túi
mật mới. Nguy cơ cao nhất ở 3 tháng giữa, 3 tháng cuối của thai kỳ và trong giai
đoạn hậu sản.
2- Sinh bệnh học
Cơ chế chính xác của việc hình thành sỏi mật trong lúc có thai chưa được
biết rõ. Các yếu tố làm tăng khả năng hình thành sỏi mật có thể là: tăng ứ đọng
mật và giảm làm rỗng túi mật.
3. Lâm sàng
- Đau vùng hạ sườn phải
- Đau thượng vị
- Sốt
- Nôn ói
- Vàng da
- Ấn tức vùng hạ sườn phải –thăm khám có thể khó do tử cung to chèn ép
- Viêm tụy
4- Điều trị
- Đau quặn mật nặng có thể được điều trị bảo tồn bằng dịch truyền, thuốc
giảm đau narcotics, kháng sinh, và khẩu phần ăn. Nội soi mật tụy ngược dòng
(Endoscopic retrograde cholangiopancreatography=ERCP) có thể cần phải thực
hiện trong một số trường hợp viêm đường mật, tắc mật, hoặc viêm tụy.
- Cắt túi mật được chỉ định khi các triệu chứng kéo dài hoặc tái phát thường
xuyên, rối loạn dinh dưỡng đáng kể, và sụt cân. Phẫu thuật này cần thiết trong
0.1% trường hợp. 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn tốt nhất để thực hiện phẫu
thuật cắt túi mật đối với thai phụ.

Sỏi túi mật
F- BỆNH LOÉT TIÊU HÓA
1-Tỷ lệ mắc bệnh
Loét tiêu hóa thường ít gặp trong thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh là khoảng
0.005%. Bệnh loét tiêu hóa được cho là có cải thiện trong thai kỳ do hiện tượng

giảm tiết acid dịch vị ở phụ nữ có thai.
2- Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây loét tiêu hóa khi có thai bao gồm hút thuốc lá,
nghiện rượu, stress, điều kiện kinh tế xã hội, tiền sử loét tiêu hóa hoặc viêm dạ dày
do Helicobacter pylori. Các thuốc kháng viêm không steroid không là yếu tố nguy
cơ gây loét tiêu hóa thường gặp ở thai phụ.
3- Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng tương tự như lúc chưa có thai, bao gồm ăn không
tiêu, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, và nóng xót thượng vị. Xuất huyết tiêu hóa và
thủng là những biến chứng hiếm gặp của loét tiêu hóa trong thai kỳ.
4- Điều Trị
Các thuốc đối kháng thụ thể H2 như cimetidine, ranitidine, famotidine là
những chọn lựa điều trị đầu tay. Điều trị viêm dạ dày có H pylori chỉ nên được tiến
hành sau khi sanh và sau khi ngưng cho con bú, do một số thuốc được khuyên
dùng có chống chỉ định tương đối khi có thai. Lansoprazole đã được báo cáo là sử
dụng an toàn trong thai kỳ.
5- Tiên lượng
Loét tiêu hóa không làm tăng tình trạng bệnh tật hoặc tử vong ở mẹ và thai
nhi.

Loét tiêu hóa

×