Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

phát triển đô thị bền vững - đô thị xanh là sứ mệnh của kiến trúc sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.21 KB, 3 trang )

Phát triển đô thị bền vững - đô thị xanh là sứ
mệnh của kiến trúc sư
Đô thị là sản phẩm sáng tạo vĩ đại của nhân loại trong quá trình phát triển.
Đô thị là hiện thân của văn hóa, văn minh, là nơi lưu giữ thông tin, là nơi tụ
hội và ra đời những phát minh vĩ đại nhất của loài người.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của phát triển đô thị, mà trung tâm là khu vực châu Á.
Là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất hành tinh (với hơn 4 tỷ người, chiếm
60% dân số thế giới), châu Á đang trải qua một quá trình đô thị hóa mạnh
mẽ chưa từng có trong lịch sử. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc hiện có
gần 45% dân số châu Á sống ở đô thị và có 6 trong số 10 siêu đô thị trên thế
giới. Châu Á đang có xu hướng hình thành trung tâm của các siêu đô thị.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, 1,1 tỷ người châu Á đã dời khu vực nông
thôn để đến sinh sống trong các TP. Và theo dự báo của Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB), thì đến năm 2050 sẽ có 62% dân số châu Á sống trong
đô thị. Sự thay đổi ấy đang đặt ra những thách thức lớn lao cho chính quyền
đô thị, đó là làm sao để có thể phát triển đô thị bền vững; đảm bảo hệ thống
hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tốt; đảm bảo việc làm, nhà ở và giảm nghèo cho
cư dân đô thị; phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu…
Việt Nam là nước đang phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá
trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Hệ thống đô thị với gần 800 TP, thị xã,
thị trấn trải đều trên khắp các vùng miền của Tổ quốc, từ miền núi đến vùng
biển đảo đã và đang là động lực phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy
nhiên, tỷ lệ dân số sống trong đô thị của chúng ta còn thấp (gần 31%) và
phân bố không đồng đều. Đô thị Việt Nam đang đứng trước hai thách thức
lớn đó là tốc độ đô thị hóa không đi cùng với chất lượng đô thị. Mặc dù dân
số sống trong các đô thị chưa cao, nhưng do phát triển nhanh và thiếu kiểm
soát hiệu quả, nên đô thị Việt Nam, nhất là các TP lớn đã bộc lộ những yếu
kém làm cản trở sự phát triển đô thị bền vững. Đó là: Hạ tầng kỹ thuật phát
triển manh mún, không đồng bộ. Giao thông thường xuyên bị ách tắc; Dịch
vụ xã hội như giáo dục, y tế và không gian công cộng vừa thiếu vừa yếu;


Chất lượng sống không được cải thiện do môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ người
nghèo không có nhà ở, việc làm còn cao; Tệ nạn, tội phạm xã hội có xu
hướng gia tăng và trẻ hóa; Thiếu những biện pháp quyết liệt và hiệu quả
trong việc phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, mà Việt
Nam là một trong số nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất…
Là những người được nhân loại giao cho sứ mệnh cao cả là sáng tạo nên
kiến trúc đô thị, KTS đang đứng trước vô vàn thách thức. KTS không chỉ là
người sáng tạo, mà còn là người tham dự vào quá trình hình thành, đổi thay
và phát triển đô thị. Chất lượng đô thị và chất lượng sống của cư dân đô thị
có trách nhiệm của KTS.
Là tổ chức nghề nghiệp của giới KTS, nhân Ngày Kiến trúc Thế giới, Hội
KTS Việt Nam kêu gọi các KTS đoàn kết, đồng lòng, lao động sáng tạo để
đóng góp nhiều hơn nữa, hiệu quả hơn nữa vào công cuộc xây dựng và phát
triển kiến trúc đô thị nước nhà. Chúng ta cần học hỏi, tiếp cận những tư
tưởng, xu hướng phát triển đô thị hiện đại và tiến bộ trên thế giới, áp dụng
sáng tạo phù hợp với đặc thù văn hóa, bản sắc dân tộc Việt Nam. Trân trọng
và giữ gìn phát huy những di sản kiến trúc đô thị của tiền nhân. Nâng cao
trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp, bảo vệ sự phát triển bền vững
của đô thị cho hôm nay và cho con cháu mai sau.
Tương lai của đô thị nước nhà đang nằm trong tay chúng ta! Hãy cùng nhau
hướng về phía trước, lao động sáng tạo vì một nền kiến trúc-đô thị Việt Nam
xanh, hiện đại giàu bản sắc và phát triển bền vững trong thế kỷ XXI.

×