Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

tương lai đô thị việt nam – hành động hôm nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.3 KB, 5 trang )

Tương lai đô thị Việt Nam –
Hành động hôm nay
Đó là chủ đề Hội nghị Đô thị Việt Nam 2012 diễn ra sáng nay 30/10, tại Trung
tâm Hội nghị Quốc gia do Bộ Xây dựng phối hợp với Liên minh các thành phố
(TP) thế giới (CA) tổ chức.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch diễn đàn Đô thị Việt Nam (VN);
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cùng đại diện Ngân hàng thế giới
(WB), Liên hợp quốc và hơn 300 đại biểu, đại diện cấp cao của 24 tổ chức thành
viên đến từ các quốc gia tham dự hội nghị.
Hội nghị là hoạt động kỷ niệm ngày Đô thị Việt Nam (8/11), cũng là Hội nghị
thường niên Liên minh các thành phố (CA) được tổ chức tại Hà Nội, mục tiêu hỗ
trợ cho Diễn đàn đô thị VN và tăng cường mạng lưới hơp tác quốc tế trong xu thế
hội nhập; tạo cơ hội cho các đối tác trong và ngoài nước đóng góp cho tương lại đô
thị VN tốt đẹp và phát triển bền vững.
Theo Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, hội nghị là sáng kiến rất hữu ích, là
dịp để các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các chuyên gia và các tổ
chức xã hội nghề nghiệp tham gia ý kiến, đóng góp ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm,
hướng tới sự phát triển bền vững của các đô thị nói riêng, các quốc gia nói
chung…



Hà Nội nhìn từ trên cao
Sau khi Hà Nội mở rộng trở thành một “thưc thể rộng lớn” với diện tích
3.344km2, dân số trên 6,5 triệu người trong thời gian qua đã có bước phát triển
nhanh chóng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đô thị, tạo ra
những nét đặc trưng riêng của đô thị đa hệ, vừa đậm đà bản sắc, vừa tiên tiến, hiện
đại.
Tuy nhiên, Chủ tịch cũng cho rằng, cùng với quá trình phát triển đó, Hà Nội đang
phải đối mặt với những hệ lụy phát sinh, như sự gia tăng đột biến dân số cơ học do
làn sóng di cư vào thành phố, dẫn đến sự quá tải về hạ tầng xã hội, thiếu lớp học,


giường bệnh, nhà ở nội đô…; giao thông ùn tắc, bởi phương tiện giao thông gia
tăng hàng năm cao từ 12 – 15% (hiện TP có trên 412,8 nghìn xe ô tô, 4,4 triệu xe
máy, gần 1 triệu xe thô sơ các loại), trong khi hệ thống giao thông công cộng – xe
buýt mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân… là những thách thức
lớn đối với TP.
Để khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho biết, Hà Nội đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm
2030, tầm nhìn 2050…, với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành thành phố “Xanh
– Văn hiến- Văn minh – Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có môi
trường sống, sinh hoạt, giải trí có chất lượng cao, môi trường đầu tư thuận lợi, có
sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực quốc tế. Theo đó, cấu trúc Hà Nội dựa
trên các yếu tố của đô thị thế kỷ 21 là sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa
tầng bậc…; hình thành 5 đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái, các vành đai xanh, hành
lang xanh, cải tạo sông hồ; xây dựng các mạng lưới giao thông và hạ tầng kỹ thuật
hiện đại kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, các đô thị trong vùng. Đây
là những mục tiêu cơ bản và cũng là định hướng chiến lược cho phát triển Thủ đô,
Chủ tịch nhấn mạnh.


Quang cảnh Hội nghị Đô thị Việt Nam 2012.
Để thực hiện mục tiêu trên, thành phố đang tập trung: đẩy mạnh công tác quy
hoạch (QH), cụ thể hóa QH chung các thành các QH phân khu, QH chung các
quận, huyện, QH đô thị nông thôn; xây dựng quy chế quản lý QH, quản lý đô thị;
Huy động các nguồn lực, đầu tư kết nối hạ tầng, trong đó ưu tiên cho mạng lưới
giao thông, hạ tầng xã hội, trường học, bệnh viện… Cải tạo và nâng cấp hệ thống
cấp nước, thoát nước, công viên cây xanh, sông, hồ. Di dời các cơ sở sản xuất, kinh
doanh gây ô nhiễm môi trường, một số cơ quan, trường học ra bên ngoài nhằm
giảm mật độ dân cư trong nội đô và khắc phục ô nhiễm môi trường… Cùng với đó,
nâng cao năng lực quản lý trên các lĩnh vực như QH, đất đai, môi trường, dân số…


Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo khẳng định, trong quá trình phát triển, TP Hà Nội
mong muốn, tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức, các đô
thị trong cả nước và trên thế giới để thực hiện các mục tiêu trên.

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đại diện Ngân hàng thế giới (WB), Liên
hợp quốc phát biểu, bày tỏ hoan nghênh chương trình, nội dung đặt ra; khẳng định,
những nỗ lực của các ngành chức năng của TƯ và TP Hà Nội và các tỉnh, thành
phố đã quan tâm và tích cực phối hợp trong việc xây dựng đô thị các địa phương
và của Việt Nam nói chung phát triển theo hướng bền vững, hiện đại

×