Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty liên doanh bao bì UNITED

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.12 KB, 72 trang )

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


1.1 Kế toán - cơ sở quan trọng của các quyết đònh kinh doanh
1.1.1 Đònh nghóa về kế toán
Có nhiều cách tiếp cận về kế toán, vì vậy có rất nhiều đònh nghóa khác nhau
về kế toán. Tuy nhiên, những đònh nghóa này đều thống nhất với nhau ở chỗ: Kế
toán là một hệ thống của những khái niệm và phương pháp, hướng dẫn chúng ta
thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin cần thiết cho việc ra
những quyết đònh tài chính hợp lý.
- Về phương diện khoa học, kế toán là khoa học về bản chất của các sự kiện
trong hoạt động kinh doanh. Mục đích của nó là vạch rõ nội dung và mối liên hệ
giữa các phạm trù pháp lý và các phạm trù kinh tế của các sự kiện kinh tế, nhờ
đó mà những sự kiện này được nhận thức. [2,10]
- Về phương diện thực hành, kế toán là quá trình tổ chức có đònh tính đònh
hướng thực hành gắn với việc theo dõi, ghi sổ tổng hợp, phân tích và truyền đạt
các số liệu về sự kiện của đời sống kinh tế. Mục đích của nó là thu thập thông
tin cho các quyết đònh quản lý. [2,10]
Đònh nghóa kế toán nhấn mạnh đến chức năng cung cấp thông tin và chức
năng này được coi là chức năng cơ bản nhất của kế toán. Hiệp hội kế toán Mỹ,
trong thông báo về lý thuyết căn bản của kế toán đã đònh nghóa “ kế toán là quá
trình ghi nhận, đo lường và công bố các thông tin kinh tế, chủ yếu là thông tin tài
chính giúp người sử dụng đề ra các quyết đònh kinh tế”. [2,12]
y ban thuật ngữ của Học viện kế toán công chức của Mỹ (AICPA) đã đònh
nghóa “ Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo
2
một phương pháp riêng có dưới các hình thức tiền tệ và nghiệp vụ, các sự kiện
kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết đònh”
Trong Luật kế toán được ban hành, ở khoản 1 điều 4 có nêu: Kế toán là công


việc thu thập xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
dưới hình thức giá trò, hiện vật và thời gian lao động.
Như vậy để đònh nghóa về kế toán cần phải dựa vào bản chất của kế toán,
mà bản chất này lại tùy thuộc vào hình thái kinh tế xã hội - nơi hoạt động kế
toán diễn ra. Vì vậy trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường,
kế toán có thể được đònh nghóa như sau” Kế toán là một khoa học liên quan đến
việc thu thập, đo lường , xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài
chính hữu ích cho một tổ chức đến các đối tượng sử dụng để trên cơ sở đó đề ra
các quyết đònh hợp lý”. [2,13]
1.1.2. Chức năng và mục tiêu của kế toán
1.1.2.1 Chức năng của kế toán
Hoạt độâng kế toán có 2 chức năng cơ bản, đó là: chức năng thông tin và chức
năng kiểm tra
- Chức năng thông tin: Kế toán sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra
các quyết đònh kinh tế, xã hội và diễn đạt được khả năng, trách nhiệm và cương
vò quản lý. Đồng thời cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả
tổ chức và lãnh đạo.
- Với chức năng kiểm tra: Kế toán thực hiện việc giám sát kiểm tra các hoạt
động kinh tế tài chính, tình hình sử dụng và bảo quản tài sản trong DN , đảm bảo
các hoạt động của DN có hiệu quả thiết thực, đạt được các mục tiêu đề ra, đồng
thời tuân thủ pháp luật của Nhà Nước.
1.1.2.2 Mục tiêu cơ bản của kế toán
Kế toán không thuần túy là công việc giữ sổ hay ghi chép và lưu trữ các dữ
liệu, mà quan trong hơn là thiết lập một hệ thống thông tin cho công tác quản lý,
3
cho người ra quyết đònh. Những thông tin do kế toán cung cấp cho phép các nhà
kinh tế có được những lựa chọn hợp lý để đònh hướng hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, mục tiêu cơ bản của kế toán hiện đại là cung cấp thông tin tài chính
kể cả một số thông tin phi tài chính về một thực thể kinh tế để người sử dụng có
được một quyết đònh sáng suốt về việc sử dụng một cách hữu hiệu nguồn tài

nguyên vốn có giới hạn.
1.2. Vai trò và nội dung của kế toán quản trò
1.2.1. Lòch sử hình thành và phát triển của kế toán tài chính và kế toán
quản trò
Từ khi xã hội loài người hình thành, con người đã luôn làm việc và chống
chọi với những cay nghiệt của thế giới tự nhiên để tồn tại và phát triển. Để đánh
giá được công việc mình làm, hiệu quả của nó và tiên đoán được tương lai của
những hoạt động thì con người phải dựa vào một công cụ đó là kế toán.
Kế toán được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã hội.
Khi nền sản xuất của xã hội phát triển và thay đổi, kế toán cũng phát triển và
thay đổi tương ứng để đáp ứng nhu cầu đối với những thông tin phát sinh.
Từ khi hình thành, kế toán chủ yếu tập trung vào việc ghi chép, sắp xếp, xử
lý, tổng hợp các sự kiện kinh tế, pháp lý và giao dòch thương mại bằng đơn vò đo
lường tiền tệ, cung cấp những dữ liệu cần thiết cho việc lập các Báo cáo tài
chính của một tổ chức.
Cùng với quá trình phát triển tập trung và chuyên môn hóa sản xuất đã hình
thành nhiều ngành nghề và sản phẩm dòch vụ phong phú đa dạng. Sự tách rời
quyền sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý doanh nghiệp đã dẫn đến sự cần
thiết phải có thông tin kế toán quản trò để ban quản trò có thể kiểm soát, điều
hành doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
Vì thế mặc dù kế toán tài chính đã ra đời cách đây rất lâu nhưng cho đến
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 người ta mới biết về kế toán quản trò. Theo giáo sư
4
Lyle E. Jacobsen viết trên báo London Economist tháng 06/1960 thì, người đầu
tiên viết về kế toán quản trò là Thomas Suther Land – một nhà kinh doanh người
Anh. Vào năm 1875, ông đã viết: “Các doanh nghiệp cần phải xác đònh được lợi
nhuận của một năm hay một khoảng thời gian ngắn hơn nữa. Cho nên có một
điều hiển nhiên là các nhà quản lý cần phải nắm được các thông tin chi tiết về
các hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin này có thể thu thập được ngay
trong thực tiễn hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, nó trợ giúp cho các nhà

quản lý hiểu được nhanh chóng và rõ ràng những nguyên nhân có thể ảnh hưởng
tốt, xấu đến hoạt động của doanh nghiệp”.
Kế toán quản trò được áp dụng đầu tiên ở Bắc Mỹ và ở Anh vào nữa cuối thế
kỷ 19 trong các ngành công nghiệp dệt lụa, đường sắt, sau đó thâm nhập vào các
ngành công nghiệp thuốc lá, luyện kim, hóa chất … và đến năm 1925 kế toán
quản trò đã thâm nhập vào hầu hết các ngành kinh tế và được đònh hình, phát
triển cho đến nay.
Sự cạnh tranh trong kinh doanh trên toàn cầu; sức ép khốc liệt của giá thành;
sự tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật trong lónh vực tự động hóa làm thúc đẩy sự
phát triển của kế toán quản trò.
1.2.1.1. Kế toán tài chính
Kế toán tài chính thực hiện việc ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh phản ánh sự hình thành và vận động của tài sản trong một doanh
nghiệp phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo quy đònh chung nhằm cung
cấp cho nhà quản lý doanh nghiệp và những người bên ngoài doanh nghiệp.
1.2.1.2. Kế toán quản trò
Kế toán quản trò là quá trình cung cấp thông tin cho nhà quản lý doanh
nghiệp để lập kế hoạch, tổ chức và điều hành, kiểm soát và ra quyết đònh.



5

1.2.2. So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trò
1.2.2.1. Những điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản
trò
Kế toán tài chính và kế toán quản trò có nhiều điểm giống nhau và là hai bộ
phận không thể tách rời của kế toán danh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ
bản là:
- Kế toán tài chính và kế toán quản trò đều đề cập đến các sự kiện kinh tế tài

chính diễn ra trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
- Kế toán quản trò và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban
đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính ghi
chép, hạch toán và từ đó soạn thảo các báo cáo tài chính đònh kỳ, cung cấp cho
các đối tượng bên ngoài. Đối với kế toán quản trò, hệ thống đó cũng là cơ sở để
vận dụng và xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết đònh của
các nhà quản trò.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trò đều biểu hiện trách nhiệm của người
quản lý. Kế toán tài chính thể hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao còn
kế toán quản trò thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý các cấp bên trong doanh
nghiệp.
1.2.2.2. Những điểm khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trò
Do đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khác
nhau nên giữa kế toán tài chính và kế toán quản trò có nhiều điểm khác biệt như
sau:



6
Bảng 1: Tóm tắt những điểm khác biệt giữa kế tóan tài chính và kế tóan quản
trò
Kế toán tài chính Kế toán quản trò
1. Đối tượng sử
dụng thông tin
-Các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp như cổ đông,
người cho vay, khách hàng,
nhà cung cấp, các cơ quan hữu

quan.
- Các thành viên bên
trong doanh nghiệp gồm:
các chủ sở hữu, Ban giám
đốc, …
2. Nguyên tắc trình
bày và cung cấp
thông tin
- Phải tuân thủ nguyên tắc,
chuẩn mực và chế độ hiện
hành về kế toán của từng quốc
gia, kể các các nguyên tắc,
chuẩn mực quốc tế về kế toán
được các quốc gia công nhận.
- Thông tin KTQT cần
linh hoạt, nhanh chóng và
thích hợp với từng quyết
đònh cụ thể của người
quản lý, không buộc phải
tuân theo các nguyên tắc,
chuẩn mực của kế toán
chung.
3. Tính pháp lý của
kế toán
- Có tính pháp lệnh, nghóa là
hệ thống sổ, ghi chép, trình
bày và cung cấp thông tin của
KTTC đều phải tuân theo các
quy đònh thống nhất.
- Tổ chức công tác quản

trò mang tính chất nội bộ,
thuộc thẩm quyền của
từng doanh nghiệp phù
hợp với các đặc thù quản
lý, điều kiện và khả năng
của từng doanh nghiệp.
4. Đặc điểm thông
tin
- Chủ yếu dưới hình thức giá
trò.

- Thông tin những nghiệp vụ
kinh tế đã phát sinh, đã xảy ra.



- Thông tin kế toán thuần túy
được thu thập từ các chứng từ
ban đầu vế kế toán.
- Được biểu hiện cả hình
thái hiện vật và hình thái
giá trò.
- Thông tin chủ yếu đặt
trọng tâm vào tương lai
để nhà quản trò lựa chọn
phương án cho một sự
kiện chưa xảy ra.
- Dựa vào hệ thống ghi
chép ban đầu của kế toán
kết hợp với việc phân

tích, thống kê, xử lý.
5. Hình thức báo
cáo
- Báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp về tài sản, kết quả
- Báo cáo KTQT đi sâu
từng bộ phận, từng khâu
7
hoạt động SXKD trong một
thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt
động SXKD, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, Thuyết minh
báo cáo tài chính).
công việc của doanh
nghiệp (như báo cáo chi
phí sản xuất và giá thành,
báo cáo công nợ phải trả,
báo cáo nhập xuất tồn
kho.
6. Kỳ báo cáo - Theo đònh kỳ tháng, quý và
thường là năm.
- Được lập thường xuyên
theo yêu cầu quản trò
doanh nghiệp.
7. Quan hệ với các
môn khoa học khác
- Có ít mối quan hệ với các
môn khoa học khác.
- Có liên quan đến các

môn khoa học khác.

1.2.3. Vai trò của kế toán quản trò
Kế toán quản trò là một chuyên ngành của kế toán nhằm thực hiện quá trình
nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin hữu ích giúp cho các nhà
quản trò doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trò gồm hoạch đònh, tổ chức
điều hành, kiểm tra – đánh giá và ra quyết đònh trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
- Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch:
Lập kế hoạch là một chức năng quan trọng của nhà quản lý, kế hoạch biểu
hiện dưới dạng hình thức dự toán. Để những kế hoạch này được thực hiện tốt, có
khả thi và mang lại hiệu quả thì phải dựa trên những thông tin đúng đắn và có cơ
sở do kế toán quản trò cung cấp.
- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức và điều hành:
Để tổ chức và điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý cần có những thông tin
về tất cả các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp. Các thông tin cho
các tình huống khác nhau với các phương án khác nhau để nhà quản trò làm cơ
sở xem xé, đề ra các quyết đònh đúng đắn trong quá trình tổ chức và điều hành
họat động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã vạch ra.
- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá:
8
Để giúp các nhà quản trò thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá, kế toán
quản trò sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, trong đó so sánh sự khác biệt giữa số
liệu thực hiện so với số liệu dự toán. Báo cáo kế toán quản trò cung cấp thông tin
phản hồi để nhà quản trò biết được kế hoạch đề ra đang được thực hiện đến đâu,
đồng thời nhận diện các vấn đề tồn tại cần có sự điều chỉnh kòp thời nhằm hướng
hoạt động của doanh nghiệp theo mục tiêu đã đề ra.
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết đònh:
Tất cả các quyết đònh đều từ nền tảng thông tin, thông tin do kế toán quản trò
cung cấp phần lớn nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết đònh của nhà quản trò.

Vì vậy, kế toán quản trò cung cấp những thông tin linh hoạt, kòp thời và mang
tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án nhằm ra quyết đònh lựa
chọn phương án tối ưu nhất.
1.2.4. Nội dung của kế tóan quản trò
Với vai trò cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán quản trò bao gồm những nội
dung sau:
- Lập dự toán: là một công cụ đònh lượng được sử dụng bởi các kế toán viên
nhằm giúp các nhà quản trò trong việc hoạch đònh và kiểm soát. Có 3 loại dự
toán:
Dự toán nhân sách: được lập cho kỳ kế hoạch một năm hoặc dưới một năm.
Dự toán này có tính khả thi, được lập cho từng loại hoạt động như tiêu thụ, sản
xuất, tài chính … và kết hợp thành một bản dự toán tổng thể của doanh nghiệp.
Dự toán linh hoạt: Là dự toán được lập tương ứng với nhiều mức độ hoạt
động khác nhau giúp chúng ta xác đònh được các chi phí tương ứng với các mức
độ, phạm vi hoạt động khác nhau.
Dự toán về vốn đầu tư dài hạn.
9
- Kế toán các trung tâm trách nhiệm: là một công cụ để đánh giá và kiểm
soát trong các công ty có sự phân quyền quản lý thông qua việc xác đònh các
trung tâm trách nhiệm, báo cáo bộ phận của chúng và các chỉ tiêu đánh giá kết
quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.
- Hệ thống kế toán chi phí và phân tích sai biệt trong quản trò chi phí sản
xuất kinh doanh: Để kiểm soát tốt được các khoản chi phí, vấn đề đặt ra là
phải nhận diện, phân tích chi phí và sai biệt chi phí phát sinh là điều mấu chốt
để từ đó có những quyết đònh đúng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thiết lập thông tin kế toán quản trò cho việc ra quyết đònh : Để có được
quyết đònh đúng đắn cho mỗi tình huống quyết đònh ngắn hạn cũng như dài hạn,
nhà quản trò phải thực hiện một quy trình từ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin
thích hợp cho quá trình ra quyết đònh. Cụ thể bao gồm nội dung phân tích mối

quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-P-V) và điểm hòa vốn để ra
quyết đònh về sản xuất và tiêu thụ; Phân tích thông tin kế toán quản trò để ra các
quyết đònh đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
1.3. Các điều kiện để thực hiện kế toán quản trò tại các doanh nghiệp
Để kế toán quản trò được thực hiện ở các doanh nghiệp cần thiết phải có một
số điều kiện sau:
- Chính sách kế toán của Nhà nước: kế toán đang ngày càng được hoàn thiện
tốt hơn để trở thành một công cụ quản lý kinh tế tài chính trong nền kinh tế thò
trường. Về phương diện pháp lý, kế toán quản trò được đònh nghóa chính thức
trong Luật kế toán được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 19/05/2003 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Trong Luật kế toán quy đònh “Bộ tài chính
hướng dẫn áp dụng kế toán quản trò phù hợp với từng lónh vực hoạt động”.
Mặt khác, Hội kế toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên
tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đưa ra những mô hình tổ chức
kế toán quản trò phù hợp với những loại hình doanh nghiệp cụ thể, giúp các
10
doanh nghiệp lựa chọn được một tổ chức công tác kế toán quản trò phù hợp với
qui mô và đặc thù riêng của doanh nghiệp đó.
- Các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của kế toán quản trò đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một bộ máy tổ chức quản lý
khoa học trong đó có sự phân đònh rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng
bộ phận trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Bởi vì kế toán quản trò
gắn liền với sự phân cấp quản lý nên hệ thống thông tin trong nội bộ cần phải
được thiết lập đồng bộ và thống nhất, tránh sự trùng lắp.
- Nguồn nhân lực thực hiện công tác kế toán quản trò – các kế toán viên phải
có năng lực chuyên môn để cung cấp những thông tin thích hợp và đáng tin cậy
đáp ứng kòp thời cho nhà quản trò.
- Sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật cụ thể là những phần mềm kế toán cùng

với những máy vi tính giúp doanh nghiệp đo lường sự hoạt động và cho thấy
hiệu quả của hoạt động dưới nhiều góc độ khác nhau phục vụ yêu cầu các nhà
quản lý.
- Các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình các chuẩn mực riêng để từ đó
đánh giá, kiểm soát hoạt động nội bộ của mình. Thông qua các chuẩn mực này
hoạt động của từng bộ phận được thống nhất theo mục tiêu chung của toàn
doanh nghiệp.





11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán là quá trình thu thập, phân loại, tổng hợp các thông tin kinh tế tài
chính liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp nhằm lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp những thông
tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp.
Kế toán quản trò là một bộ phận của hệ thống kế toán, cung cấp những thông
tin chủ yếu cho nội bộ doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, kế toán
quản trò khẳng đònh được tầm quan trọng của nhu cầu thông tin kinh tế đối với
quá trình điều hành quản lý doanh nghiệp cho quá trình xây dựng kế hoạch, tổ
chức điều hành, kiểm tra đánh giá và ra quyết đònh mà kế toán tài chính không
thể cung cấp được.
Tuy nhiên, để thực hiện kế toán quản trò ở các doanh nghiệp cần phải có một
số điều kiện nhất đònh, cụ thể là: chính sách kế toán của Nhà nước ngày càng
hoàn thiện hơn phù hợp mọi lónh vực hoạt động; nhà quản lý doanh nghiệp phải
tự nhận thức được vai trò của kế toán quản trò đối với hoạt động của doanh

nghiệp mình và xây dựng được một bộ máy quản lý khoa học phân đònh rõ
quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận; nhân viên kế toán quản trò phải có
năng lực chuyên môn; sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán; xây dựng các chuẩn
mực riêng của doanh nghiệp để đánh giá, kiểm soát hoạt động nội bộ của mình.


12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH BAO BÌ
UNITED

2.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty Liên doanh
bao bì UNITED
2.1.1 Lòch sử hình thành và phát triển
Bao bì là nhân tố quan trọng giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm của
công ty này với công ty khác, bao bì còn là nơi ghi công dụng, hướng dẫn cách
sử dụng của các sản phẩm, bao bì đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá
trò và ấn tượng đối với sản phẩm của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm
quan trọng của bao bì đối với sản phẩm công ty liên doanh bao bì UNITED ra
đời vào ngày 23/01/2002 và hoạt động theo giấy phép đầu tư số 2248/GP với
tổng số vốn pháp đònh là 1.400.000 USD, vốn đầu tư là 3.000.000 USD. Tên
công ty là Công ty Liên doanh bao bì UNITED viết tắt là UPJV, trụ sở văn
phòng và phân xưởng sản xuất được đặt tại 2 Bis, Đồng Tiến, Phường Trung Mỹ
Tây, Quận 12, TPHCM. Công ty được liên doanh bởi các bên như sau:
- Bên Việt Nam
+ Công ty TNHH in ấn bao bì Kim Ngân, trụ sở đặt tại 2Bis, Đồng Tiến,
Quốc lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12. Tổng vốn góp 280.000 USD chiếm tỷ lệ
20% trong tổng vốn pháp đònh.
+ Công ty TNHH SX và TM Kim Hoàn Vũ. Trụ sở đặt tại H31Bis, Lô 1,
K300, Đường Cộng Hòa, Quận Tân Bình, Tp.HCM. Tổng vốn góp 70.000 USD

chiếm tỷ lệ 5% trong tổng vốn pháp đònh.
- Bên nước ngoài
+ Công ty TNHH Quốc tế GRAND UNITED, đòa chỉ thường trú tại Cao ốc
Akara, số 24 đường De Castro, Wickhams Cay I, thành phố Road, Tortola, Britsh
13
Virgin Islands. Tổng vốn góp 1.050.000 USD chiếm tỷ lệ 75% trong tổng vốn
pháp đònh.
Trong đó: đại diện thành viên của công ty TNHH Quốc tế Grand United làm
chủ tòch hội đồng quản trò. Ban giám đốc gồm 4 thành viên:
+ Thành viên của công ty TNHH Quốc tế Grand United làm Tổng Giám Đốc
chòu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động công ty.
+ Phó tổng giám đốc thứ nhất là thành viên của công ty TNHH in ấn bao bì
Kim Ngân phụ trách quản trò hành chính văn phòng.
+ Phó tổng giám đốc thứ hai là thành viên của công ty TNHH Quốc tế Grand
United phụ trách kinh doanh và Marketing.
+ Giám đốc công ty là thành viên của công ty TNHH SX và TM Kim Hoàn
Vũ chòu trách nhiệm hỗ trợ kinh doanh và quản lý sản xuất.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ công ty
- Chức năng: phục vụ và đáp ứng nhu cầu bao bì giấy cho các doanh nghiệp
sản xuất trên cả nước và xuất khẩu về hộp giấy, ly giấy dùng cho các sản phẩm
thực phẩm, mỹ phẩm.
- Nhiệm vụ:
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm về in, bao bì giấy để phục vụ
cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, vật tư, vốn, lao động đồng thời
không ngừng bảo tồn và phát triển đồng vốn của công ty.
2.1.3. Quy trình công nghệ







14
Bảng 2: Quy trình công nghệ tại Công ty Liên doanh Bao bì UNITED
* Hộp bằng giấy bìa cứng

Vật liệu giấy bìa được cắt từ ống/ cuộn giấy cắt thành tấm bằng máy cắt Guillotine hay
ED.








In: bằng tiến hành in Off –Set ( tối đa 5 màu)





Ép nhũ: theo yêu cầu và thiết kế của khách hàng
Phủ và tráng U.V: tùy theo yêu cầu khách hàng
<U.V. = chống tia tử ngoại>
Kiểm tra chất lượng =
- Chính xác về kích thứơc
- Những quy đònh về bề mặt
Kiểm tra chất lượng =

- Kiểm tra vò trí
- Dán nhãn kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng =
- Kiểm tra sự phối hợp màu
- Kiểm tra vò trí
Mẫu in, cách bố trí, bản phim và bản kẽm




Cắt bế cho mỗi kích cỡ của các kiểu hộp và với ác nếp gấp






Dán các cạnh hộp
Kiểm tra chất lượng =
- Kiểm tra kích thước
- Vò trí đường cắt và nếp gấp v.v..


< Hộp hoàn tất, trước khi ráp>


Kiểm tra chất lượng sau cùng

Đóng gói; Bó lại và đưa lên palet


Giao hàng cho khách

15

* Hộp bằng giấy Kraft
Vật liệu giấy Kraft, trong ống/ cuộn


Giấy Kraft dạng gợn sóng




Mặt ngoài lớp giấy lót
<Giấy trơn>



Bồi: giấy lót dạng gợn sóng với bề mặt tấm giấy trơn





Cắt thành tấm

Kiểm tra chất lượng =
- Sự chính xác về kích thứơc
- Những quy đònh về bề mặt.




Cắt bế cho mỗi kích cỡ của các kiểu hộp và với nếp gấp
Kiểm tra chất lượng =
- Sự chính xác về kích thứơc
- Kiểm tra đường cắt và nếp gấp
- Những quy đònh về bề mặt.





Dán các cạnh hộp



<Hộp hoàn tất, trước khi gấp lại>
Kiểm tra chất lượng sau cùng

Đóng gói; Bó lại và đưa lên palet

Giao hàng cho khách
16
* Phong bì và nhãn giấy

Vật liệu giấy bìa được cắt từ ống/ cuộn giấy cắt thành tấm bằng máy cắt Guillotine hay
ED.

Mẫu in, cách bố trí, bản phim và bản kẽm
- Chính xác về kích thứơc

- Những quy đònh về bề mặt
Kiểm tra chất lượng =






In: bằng tiến hành in Off –Set : theo yêu cầu khách hàng

Kiểm tra chất lượng =
- Kiểm tra sự phối hợp màu
- Kiểm tra vò trí đăng ký





Cắt bế, theo hình dáng của phong bì và nhãn

Kiểm tra chất lượng =
- Kiểm tra kích thước
- Kiểm tra đường cắt và nếp gấp v.v..






Cắt và dán khoang hở ( của phong bì)



Dán


Gấp phong bì


Hoàn thành phong bì và giấy nhãn
Kiểm tra chất lượng sau cùng

Đóng gói
; bỏ vào hộp

Giao hàng cho khách
17
* Ly giấy
Vật liệu giấy được cắt từ ống/ cuộn giấy cắt thành tấm bằng máy cắt Guillotine hay
ED. Vật liệu giấy = Giấy bìa tar1ng Polyethylene (P.E)

Mẫu in, cách bố trí, bản phim và bản kẽm
Kiểm tra chất lượng =
- Chính xác về kích thứơc
- Những quy đònh về bề mặt







In: bằng tiến hành in Off –Set : (tối đa 5 màu)

Kiểm tra chất lượng =
- Kiểm tra sự phối hợp màu
- Kiểm tra vò trí đăng ký





Cắt bế, theo hình dáng của phong bì và nhãn

Kiểm tra chất lượng =
- Kiểm tra kích thước cắt



-“ Khỏang trống” cho thân ly



Máy làm ly giấy
- Dập phần đáy từ cuộn giấy bìa tar1ng PE thành những
tấm giấy hình tròn.
- Gấp và dán ở thân, thành dạng hình tròn.
- Chèn phần đáy, thành phần thân
Tòan bộ tiến
trình tự động
- Cuộn đáy
- Rập đáy

- Cuộn miệng ly



Hoàn tất ly giấy>

Kiểm tra chất lượng sau cùng

Đóng gói
; bỏ vào hộp

Giao hàng
cho khách



18
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức
Bảng 3: Sơ đồ tổ chức Công ty Liên doanh bao bì UNITED
2.1.4.2. Nhiệm vụ các bộ phận
- Tổng Giám đốc: phụ trách quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động công ty.
- Phó tổng giám đốc thứ 1: phụ trách quản trò hành chính văn phòng.
- Phó tổng giám đốc thứ 2: phụ trách kinh doanh và Marketing.
- Giám đốc điều hành: hỗ trợ kinh doanh và quản lý sản xuất.
- Phòng hành chính nhân sự: Chòu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó tổng giám đốc
thứ 1, phụ trách chung về công tác y tế, lao động tiền lương, bảo hiểm, thi đua.
Có nhiệm vụ chủ yếu là soạn thảo văn bản, quản lý lý lòch và hồ sơ cán bộ công
nhân viên, tuyển dụng nhân sự.
- Phòng kế toán: Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc quản lý, sử dụng

tài chính của công ty, tổ chức công tác hạch toán và thống kê tài chính. Phòng
kế toán có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trong công ty;
lập báo cáo kế toán theo chế độ quy đònh; tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu
kế toán, chứng từ và số liệu.
- Phòng kinh doanh và logistics:
Bộ phận sale: Có nhiệm vụ theo dõi sản xuất đảm bảo đúng kế hoạch sản
lượng tiêu thụ. Nhận đơn hàng của khách hàng và triển khai sản xuất. Chòu trách
nhiệm trước khách hàng về việc giao hàng đúng thời hạn và yêu cầu của khách.
Ngoài ra bộ phận sale còn có nhiệm vụ trong việc đề xuất mua vật tư, nguyên
liệu đảm bảo cho sản xuất liên tục.
Bộ phận mua hàng: Có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng vật tư, máy móc thiết bò,
phụ tùng đầy đủ, kòp thời đúng yêu cầu số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý cho
sản xuất, tìm kiếm khai thác các loại vật tư thay thế phù hợp yêu cầu cải tiến.
19
Bộ phận xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tổ chức quản lý chặt chẽ việc thực
hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, quản lý và theo dõi hồ sơ xuất nhập khẩu,
xây dựng kế hoạch năm về xuất nhập khẩu và theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
Bộ phận kho: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài sản vật tư hàng hóa của công
ty. Sắp xếp chứng từ và kho bãi thuận tiện cho việc giao hàng và cung ứng vật tư
kòp thời cho sản xuất.
- Phòng dự án: có nhiệm vụ nghiên cứu thò trường sản phẩm tìm ra khách
hàng mới và sản phẩm mới cho công ty. Ngoài ra, phòng dự án còn tính giá
thành sản phẩm ước tính làm cơ sở báo giá cho khách hàng.
- Phân xưởng sản xuất: Chia làm 4 bộ phận sau:
Bộ phận cắt, in ,bế, ép nhũ: Có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao
đúng thời hạn quy đònh và đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm theo yêu cầu
khách hàng.
Bộ phận cán màng và bảo trì máy móc thiết bò: Thực hiện công việc cán
màng cho sản phẩm và bộ phận bảo trì luôn giám sát tình trạng hoạt động của
tất cả các máy móc thiết bò đáp ứng được công suất hoạt động của nó.

Bộ phận phong bì thư, ly giấy và dán keo: có nhiệm vụ hoàn thành công việc
được giao và đảm bảo về an toàn lao động.
Bộ phận kiểm tra chất lượng: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng, quy cách,
chủng loại vật tư hàng hàng và thành phẩm sản xuất ra.
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển công ty
@
Thuận lợi
¾ Là một công ty mới thành lập và đi vào hoạt động 3 năm nên hệ thống
dây chuyền công nghệ sản xuất tương đối hiện đại, máy móc thiết bò mới với
công suất sản xuất lớn tạo điều kiện phát triển sản xuất.
¾ Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các phòng ban, các cán bộ công nhân viên trẻ
nhiệt tình làm việc, đoàn kết tốt xem công ty như gia đình, không ngừng học hỏi,
phát huy sáng tạo trong công việc và xây dựng công ty ngày một phát triển hơn.
20
¾ Các mặt hàng của công ty rất đa dạng từ bao bì giấy, phong bì thư, nhãn,
hộp, ly….. hình thức bao bì đa dạng phù hợp với nhu cầu đặt hàng của khách
hàng.
¾ Uy tín chất lượng sản phẩm ngày càng được các công ty khách hàng tín
nhiệm với giá cả phù hợp.
¾ Sản phẩm ngành in bao bì có tính đặc thù là sản phẩm chỉ được sản xuất
khi khách hàng đặt hàng có số lượng cụ thể, chất lượng, kiểu dáng, màu sắc rõ
ràng thì công ty mới tiến hành sản xuất và in. Do đó không có hàng tồn kho nên
công ty ít tốn chi phí lưu kho và bảo quản hàng hóa.
¾ Sản phẩm bao bì đóng vai trò quan trọng đối với sản phẩm của các công ty
bởi vì nó giúp cho khách hàng nhận biết được sản phẩm công ty này với công ty
khác.
¾ Với thò trường Việt Nam mở cửa như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi lựa
chọn nhà cung cấp nguyên liệu giấy cho công ty với điều kiện thanh toán dễ
dàng với giá tương đối rẽ như Thái lan, Indonexia ….
¾ Cơ sở hạ tầng đất nước ngày càng phát triển thuận tiện cho việc phân phối

hàng hóa đến những thò trường xa một cách nhanh chóng, kòp thời.
¾ Quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực ngày càng được mở
rộng, sẽ tạo cơ hội mở rộng thò trường và cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp xúc
với những trang thiết bò máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản
phẩm của mình.
@
Khó khăn
¾ Bản thân doanh nghiệp in ấn không thể tự sáng chế ra ấn phẩm mà phải
dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng. Sản phẩm làm ra phải đáp ứng yêu cầu
kỹ thuật của khách hàng đưa ra nên bản thân doanh nghiệp không được cải tiến
sản phẩm như kiểu dáng và chất lượng, màu sắc.
¾ Đầu vào chủ yếu là nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm 80% do đó
khó chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào bởi vỉ bình quân thời gian
21
nhập khẩu nguyên liệu thường 3 tuần nếu nhanh và đến 3 tháng kể từ ngày mở
L/C.
¾ Là một công ty mới thành lập nên chòu áp lực cạnh tranh của các đối thủ
cạnh tranh lớn như Liksin, Trần Phú, Xí Nghiệp in số 7 ….
¾ Đội ngũ kỹ thuật viên in ấn có trình độ chưa đồng đều, công nhân có tỷ lệ
chưa tốt nghiệp phổ thông trung học vẫn còn cao.
¾ Công ty chưa sử dụng hết công suất của máy móc thiết bò, cụ thể đối với
máy phong bì thư, máy phong bì thư cửa sổ, máy bế hộp nên sẽ bò hao mòn vô
hình, lạc hậu so với tình hình kỹ thuật in của thế giới nói chung và ngành in nói
riêng.
@
Phương hướng phát triển công ty
¾ Công ty Liên doanh Bao bì UNITED ngày càng quan tâm tới chất lượng
sản phẩm ngành in bằng cách trang bò các máy móc hiện đại, đồng bộ dây
chuyền sản xuất để rút ngắn thời gian sản xuất. Ngoài ra công ty còn tăng cường
những đặc tính của hàng hóa như dễ sử dụng, dễ bảo quản. Bên cạnh đó công ty

không ngừng nâng cao nghiệp vụ của đội ngũ công nhân sản xuất, kỹ thuật viên,
nhân viên tạo mẫu để thực hiện những sản phẩm in ấn kỹ thuật cao có uy tín.
¾ Việc gia nhập khối ASEAN, WTO sẽ mở ra cho công ty một thò trường hấp
dẫn, vì vậy công ty có cơ hội để khẳng đònh uy tín, chất lượng sản phẩm nhằm
đáp ứng nhu cầu mọi khách hàng trong và ngoài nước.
¾ Trong tương lai, công ty sẽ đầu tư vào những sản phẩm với đủ các kích cỡ,
màu sắc, kiểu dáng đa dạng tùy theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công
ty cũng như áp dụng các phương pháp hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao
hiệu quả cạnh tranh trên thò trường.
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại công ty liên doanh bao bì
UNITED


22
2.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Công ty liên doanh bao bì UNITED đã đăng ký sử dụng hệ thống chứng từ
kế toán được ban hành theo quyết đònh 1141/TC/CĐKT. Ngoài ra, công ty cũng
phát hành những chứng từ để phản ánh chi phí phát sinh một cách chi tiết nhằm
đáp ứng được yêu cầu kiểm soát chi phí của các nhà quản trò. Các chứng từ đó
là:
1. Đối với lao động tiền lương:
Bảng chấm công; bảng thanh toán tiền lương; giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng
BHXH; danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, bảng thanh toán tiền
thưởng.
2. Đối với hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; thẻ kho, biên bản
kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa.
3. Về bán hàng: Hóa đơn giá trò gia tăng.
4. Đối với tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng
kiểm kê quỹ.
5. Đối với tài sản cố đònh: Biên bản giao nhận tài sản cố đònh, thẻ tài sản cố

đònh, biên bản thanh lý tài sản cố đònh.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Về cơ bản, hiện nay công ty xây dựng hệ thống tài khoản kế toán dựa vào hệ
thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết đònh 1141/TC/CĐKT ngày
1/11/1995. Tuy nhiên, do đặc điểm của kế toán quản trò là phải thích hợp với hệ
thống quản lý phân quyền, vì thế công ty thiết kế hệ thống tài khoản cho việc
ghi chép dữ liệu theo từng bộ phận .
131: Phải thu khách hàng
131.CT001: Công ty Liên doanh Mỹ phẩm LG Vina
131.CT002: Công ty TNHH Ojitex Việt Nam
152: Nguyên vật liệu
PE170_60x50: Giấy PE đònh lượng 170gsm khổ 60*50
CO150_65x86: Giấy Couche đònh lượng 150gsm khổ 65*86
23
627: Chi phí sản xuất chung
627_PQC: Chi phí SXC toàn phân xưởng
627_PPC: Chi phí SXC bộ phận ly giấy

2.2.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung
Bảng 4: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG






Chứng từ gốc








Sổ quỹ

Sổ nhật ký đặc
biệt

Sổ nhật ký
chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết







Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết







Bảng cân đối
số phát sinh







Báo cáo tài
chánh


Ghi chú:


Ghi hàng ngày hoặc đònh kỳ


Ghi cuối tháng, quan hệ đối chiếu


Đối chiếu, kiểm tra
- Công ty sử dụng các loại sổ sau:
+ Sổ kế toán tổng hợp: gồm nhật ký chung, sổ cái các tài khoản, gồm 5
mẫu số, ký hiệu S01 Ỉ 5/DN gồm :
24
+ Sổ nhật ký chung

+ Sổ cái
+ Nhật ký thu tiền
+ Nhật ký chi tiền
+ Nhật ký mua hàng
+ Nhật ký bán hàng
+ Sổ kế toán chi tiết gồm các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết như :
+ Sổ tài sản cố đònh
+ Sổ quỹ tiền mặt
+ Sổ tiền gửi ngân hàng
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
+ Sổ chi tiết vật tư
+ Thẻ kho
+ Sổ theo dõi tồn kho
+ Sổ chi tiết khác.
2.2.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn
cũng như tình hình và kết quả hoạt động của công ty trong một thời kỳ nhất đònh
thường là một năm. Báo cáo tài chính cung cấp cho người sử dụng thấy được bức
tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là
nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ
yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cụ thể:
- Đối với Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho
việc thực hiện chức năng quản lý vó mô của Nhà Nước đối với nền kinh tế.
- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: ngoài việc sử dụng báo cáo tài chính để
tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
báo cáo tài chính còn là công cụ chứng minh các nhà đầu tư và chủ nợ rằng công
ty đã đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất.
- Đối với nhà đầu tư, các chủ nợ: họ cần các thông tin tài chính để giám sát

và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết và họ
25
cần các thông tin tài chính để thực hiện các quyết đònh đầu tư và cho vay của
mình.
Do thông tin trình bày trên báo cáo tài chính chủ yếu chòu sự chi phối bởi
những đánh giá của người lập báo cáo tài chính, mặt khác do có sự tách biệt
giữa sự sở hữu và khả năng kiểm soát của nguồn cung cấp vốn cho doanh
nghiệp , nên báo cáo tài chính được lập đòi hỏi phải được kiểm toán bởi một tổ
chức kiểm toán độc lập.
@ Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng tại công ty liên doanh bao bì
UNITED gồm
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính
2.2.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán do 1 nhân viên của công ty thực hiện. Công tác kiểm tra kế
toán trong công ty được tiến hành theo các nội dung như sau:
- Kiểm tra việc lập và luân chuyển các chứng từ kế toán, kiểm tra việc sử
dụng tài khoản và ghi chép các sổ kế toán đảm bảo đúng quy đònh của luật kế
toán, chế độ kế toán.
- Vào đầu mỗi tháng tiến hành kiểm tra thông qua kiểm kê tài sản, nguyên
vật liệu, thành phẩm đảm bảo cho số liệu kế toán cung cấp khớp đúng hiện
trạng tài sản hiện có tại công ty.
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và tổng hợp các tài khoản
công nợ, nguyên vật liệu, thành phẩm; đối chiếu số lượng giữa sổ kế toán với số
liệu của các bộ phận có liên quan như giữa kế toán kho và thủ kho; doanh thu
với phòng Sale, đối chiếu nhờ xác nhận giữa số liệu sổ sách tiền gửi ngân hàng
với sổ phụ ngân hàng nhằm đảm bảo số liệu của kế toán được ghi chép, phản
ánh chính xác, đầy đủ, đúng theo quy đònh chung.

- Hàng tháng tổ chức đánh giá việc thực hiện trách nhiệm và sự phối hợp
công việc giữa các thành viên trong bộ máy kế toán của DN.

×