TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Dự án Nâng cao Năng lực Đào tạo
Ngành Kỹ Thuật Bờ Biển tại Trường
ĐHTL
Ng−êi thùc hiÖn: TS. Lê Xuân Roanh
Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội
Delft – 2002
2
Hà Nội - 2005
i
LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng “Công tác quy hoạch và ra quyết định” được viết nhằm phục cho công tác
chuẩn bị kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án khu vực ven biển. Để đưa ra quyết định việc
xây dựng một dự án, tư vấn chuẩn bị dự án phải quan tâm đến nhiều lính vực liên quan
như các hoạt động kinh tế, quá trình thay đổi tự nhiên về điều kiện vậ
t lý, hoá học, môi
trường sinh thái, môi trường chung, chính sách, xã hội Tập bài giảng này nhằm giới
thiệu những kiến thức cơ bản trong khi lập quy hoạch và ra quyết định cho việc đầu tư
xây dựng dự án trên cơ sở tính toán các yếu tố, so sánh dựa theo điều kiện chung và
điều kiện ràng buộc riêng.
Phát triển kinh tế vùng ven biển phụ thuộc vào nền sản xuất lâu dài bền vững và những
biến
đổi của nguồn tài nguyên khu vực. Xét ở mặt quản lý mục đích khai thác tốt nhất
nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế ta cần nắm chắc được hệ thống vùng
ven biển, những tác động giữa các yếu tố tự nhiên và con người, mối quan hệ giữa
phát triển đô thị, vùng bãi, cửa sông và chiến lựơc khai thác vùng rộng lớn của thềm
lục địa và biển khơi.
Công tác quy hoạ
ch là phần việc trong kế hoạch quản lý khai thác, tính toán phát triển
cân bằng giữa các hoạt động phát triển đã có từ lâu đời và việc khai thác nguồn tài
nguyên theo kế hoạch hiện tại. Vì vậy quy hoạch cần đưa ra nhiều phương án để so
sánh nhằm phát triển hoàn chỉnh khu vực theo diện rộng và chính xác cụ thể cho mỗi
khu vực nhỏ.
Việc phân tích kinh tế dự án được coi là yếu tố quan trọng. Nó được thực hi
ện từ khâu
chuẩn bị ban đầu nhằm phân tích tác động trước và sâu khi xây dựng dự án. Số liệu
phân tích này sẽ làm cơ sở cho đánh giá cuối cùng, phương hướng phát triển và các
hoạt động quản lý sau này.
Vì những lý do trên tập bài giảng này được viết với những mục đích cơ bản sau:
• Phân tích quan hệ tổng hợp giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội vùng ven
biển.
• Tăng cườ
ng hiểu biết cho đối tượng nghiên cứu, học tập
• Nắm được việc quyết định đầu tư xây dựng trên cơ sở của các kết quả phân
tích cơ bản.
• Các bước trong khi ra quyết định quy hoạch và đầu tư xây dựng dự án.
• Cung cấp cho nhà tư vấn thiết kế và quản lý những thông tin quan trọng cho
việc giải quyết nhiệm vụ của họ
.
Toàn bộ tập bài giảng gồm hai phần cơ bản:
Phần I : Lập quy hoạch
Phàn II : Ra quyết định
Trong phần thứ nhất gồm những nội dung sau đây :
ii
• Tổng quan về hệ thống vùng ven biển
• Tóm tắt về quản lý vùng bờ và xu hướng hiện nay trong quản lý khai thác
các dự án vùng bờ
• Quy trình lập quy hoạch
• Phương pháp và kỹ thuật lập quy hoạch
• Lựa chọn vị trí dự án
• Quản lý và điều chỉnh quy hoạch.
Phần thứ hai giới thiệu về lý thuyết ra quyết định. Đây là công việc ta đ
ã thường làm
song chưa được tập hợp cơ sở lý thuyết cho lãnh vực này. Để cung cấp và hướng dẫn
kỹ thuật ra quyết định, nội dung của phần này gồm các vấn đề sau:
• Định nghĩa và khái niệm trong lập quyết định
• Quy trình lập quyết định
• Kỹ thuật và phương pháp lập quyết định
• Công cụ trợ giúp trong quá trình ra quyết định.
L
ời cảm ơn
Cuốn sách này được chuẩn bị và viết tại trường Đại học Công nghệ DELFT dưới sự
giúp đỡ của các chuyên gia, cố vấn chuyên môn thuộc Khoa Công trình, trường Đại
học Công nghệ DELFT và Viện thuỷ lực DELFT, Hà Lan.
Tác giả xin cảm ơn TS Paul Baan, chuyên gia tại viện thuỷ lực DELFT, TS Robert
Verhaeagh, Khoa công trình, trường đại học Công nghệ Delft vì những giúp đỡ quý
báu mà hai ông và cộng sự đã giành cho tác giả. Đặc biệt tác giả xin c
ảm ơn ban lãnh
đạo và nhân viên của trung tâm CICAT đã tạo điều kiện thuận lợi và quan tâm trong
thời gian tác giả làm việc tại Hà Lan.
Cuốn bài giảng này được viết lần đầu làm tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên
ngành kỹ thuật bờ biển; chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin chân
thành đón nhận những ý kiến góp ý của độc giả và đồng nghiệp để bài giảng đựơc
hoàn chỉnh hơ
n cho các lần in ấn tiếp sau.
Tác giả bài giảng
TS Lê Xuân Roanh
PHẦN I
LẬP QUY HOẠCH
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
1
PHẦN I: LẬP QUY HOẠCH
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH VEN BỜ
1.1. Tầm quan trọng của phát triển vùng bờ trong phát triển kinh tế quốc gia
1.1.1. Phát triển vùng bờ
Đại dương chiếm khoảng 70% diện tích bề mặt của trái đất và tạo ra hệ thống đường
ven biển có chiều dài đáng kể. Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam của biển Thái Bình
Dương với chi
ều dài đường bờ biển khoảng 3260 km. Việc xây dựng các công trình
dọc theo đường bờ biển đã đóng một vai trò rất quan trọng đối việc phát triển kinh tế
của đất nước. Cuốn sách này xin giới thiệu các hướng dẫn kỹ thuật lập dự án quy
hoạch xây dựng công trình vùng ven bờ cũng như các bước trước khi ra quyết định xây
dựng.
Vùng ven bờ được hiểu như nguồn tài nguyên quý giá, đa d
ạng- nó cung cấp khoảng
không gian rộng lớn, các nguồn vô cơ và hữu cơ cho các hoạt động của cuộc sống con
người và nhiều chức năng quan trọng về môi trường tự nhiên và nhân tạo. Theo cách
hiểu hiện nay vùng ven bờ là nguồn tài nguyên đa dạng, có rất nhiều thành phần tham
gia khai thác và quản lý nó: canh tác, các hoạt động kinh tế và vui chơi giả trí.
Hiện nay do quá trình công nghiệp hoá, phát triển thương mại và sự gia tăng dân số đã
gây nên nhữ
ng áp lực lớn đối nhiều vùng như vấn đề xói lở và lũ lụt, giảm nhỏ diện
tích vùng trũng, ô nhiễm môi trường và khai thác quá mức nguồn nước và đất đai
vùng ven bờ.
Chúng ta đã có hiểu biết về sự suy thoái nguồn tài nguyên, sự ảnh hưởng của môi
trường và hậu quả của nó đến cuộc sống của chính con người, đã có nhiều công trình
nghiên cứu để tìm ra giải pháp hữu hi
ệu cho khai thác giai đoạn ngắn cũng như kế
hoạch lâu dài cả về mặt phát triển sản xuất, hoạt động kinh tế, bảo vệ các yếu tố sống
còn và môi trường, sinh thái tự nhiên.
Như vậy vấn đề phát triển vùng ven biển cần có sự hiểu biết nhất định về các quá trình
diễn biễn, áp dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng
để có khai thác hài
hoà vốn gía trị giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Từ đó có được một kế hoạch phát
triển chủ động của vùng này khi còn tồn tại nhiều mâu thuẫn của người sử dụng, sự
tăng mật độ dân số làm gia tăng sử dụng tài nguyên của trái đất, sử dụng nền công
nghệ hợp lý. Chính vì vậy cần lập kế hoạch và khống chế
tiến độ khai thác đảm bảo
tính bền vững bảo toàn hệ thống.
1.1.2. Quy hoạch vùng bờ
Quản lý và xây dựng vùng ven biển là một quá trình, nó thống nhất các vấn đề kỹ
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
2
thuật, chính sách và các hoạt động xã hội để phát triển dự án phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của đất nước.
Việc lập kế hoạch nguồn tài nguyên ven biển bao gồm việc phân tích các yếu tố như
vấn đề kỹ thuật, môi trường và kinh tế, xã hội chúng phải đáp ứng được các nguyên
tắc chung. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ một số nguyên tắc trên, những nguyên tắc này
ph
ụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của mỗi dự án:
Vấn đề kỹ thuật - Kĩ thuật bờ biển, hình thái học ven bờ, thuỷ lực, khí tượng, địa
chất ;
Vấn đề kinh tế- xã hội- Kinh tế dự án và kinh tế vĩ mô, phát triển dân số, kế
hoạch vùng, xã hội học và chuyên gia cho các ngành như thuỷ sản, khai khoáng,
giao thông du lịch ;
Vấn đề môi trường- Thực vậ
t, sinh thái học, hoá học .
Bên cạnh những yêu cầu trên, trước khi đưa đến quyết định cuối cùng các nhà chuyên
môn cần phải phân tích hệ thống, phân tích “chính sách” cung cấp cho người làm
quyết định một quá trình phân tích thống nhất chặt chẽ, đưa ra chiến thuật thực hiện.
1.2. Phân tích hệ thống phát triển vùng bờ
Vùng ven biển là một ví dụ điển hình về một khu vực mà ở đó thể hiện sinh động các
v
ấn đề tương tác phức tạp, điều này được xem xét khi ta phân tích hệ thống. Như thể
hiện trên hình 1.1 dưới đây tổng quát hoá về khu vực ven biển có hai nguồn chính tác
động qua lại : Điều kiện biên giới tự nhiên (bao gồm các tác động con người) và hạ
tầng cơ sở đựơc tổ chức hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong hình biểu
diễn này ba hệ thống chính của vùng bi
ển cũng cần được phân biệt trong phân tích.
• Hệ thống tự nhiên là phần không gian rộng lớn ở đó chưa có sự can thiệp của
con người ( áp suất, khí quyển, thuỷ quyển) bao gồm những tương tác riêng nó,
tương tác chung qua quá trình vô cơ, hữu cơ và cơ học. Đây là phạm trù nguồn
thiên nhiên, không có sự can thiệp của con người.
• Chức năng sử dụng để chỉ những sả
n vật do quá trình tự nhiên tạo hoá dưới
mục đích sử dụng.
• Hạ tầng vật lý bao gồm các loại cấu trúc hạ tầng có tổ chức vật chất sử dụng kỹ
thuật để tạo ra vật liệu theo yêu cầu sử dụng. Trong nhiều trường hợp loại hạ
tầng này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc dán tiếp đến hệ thống tự nhiên và có th
ể
ảnh hưởng tới chức năng sử dụng khác, tạo ra những trở ngại và mâu thuẫn.
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
3
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các yếu tố chính trong vùng ven biển
Ba hệ thống này- hệ thống tự nhiên, chức năng sử dụng và hạ tầng cơ sở tương tác lẫn
nhau và dễ ảnh hưởng tới phân tích hoá học mô hình lượng hoá. Tất cả các tác động
của con người tới hệ thống tự nhiên, một phần qua tác động vật lý trực tiếp, phần do
ảnh hưởng của quá trình khai thác, ph
ần do hạ tầng cơ sở và phần nữa là nạn ô nhiễm
do chất thải.
Các đường nối chéo trong bộ ba hệ thống trên thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý
vùng ven biển. Vì vậy những mối liên hệ thông tin có vị trí quan trọng giúp chiến lược
phát triển vùng một cách bễn vững trên cơ sở sự hiểu biết , hệ thống thông tin và phân
tích “chính sách”
Chức
năng
sử
d
ụ
ng
Hạ tầng
hệ thống tự
nhiên
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
4
1.2.1. Hệ thống tự nhiên
Trong mô hình biểu diễn trên, hệ thống tự nhiên được hiểu là hệ thống không có sự
can thiệp của con người. Các thành phần cơ bản của hệ thống này là:
• Không khí.
• Nước (khí quyển), bao gồm cả những chất tan thể hiện qua đặc tính hoá học,
vật lý và thuộc tính sinh học.
• Trầm tích (Thạch quyển học) chỉ các loại vật chất thông qua các
đặc tính vật
lý, hoá học, khoáng học và đặc tính thuỷ động, địa vật lý, ví dụ như vận tốc
bồi lắng, ứng suất tới hạn.
• Cuộc sống loài vật trên đất và trong biển bao gồm các dạng và số lượng các
loài khác nhau.
Trong hệ thống vùng biển luôn xảy ra sự tương tác giữa khí quyển thuỷ quyển và
thạch quyển. Để mô tả chi tiết tương tác này cần có một mô hình số
. Trong việc mô tả
cần tóm tắt các hệ thống quan trọng, và các tương tác vật lý của nó, tiếp theo là lập
nên sự cân bằng chủ động về quá trình tương tác giữa các yếu tố này.
Một vấn đề quan trọng khác là định nghĩa về biên giới của phạm vi nghiên cứu. Không
có định nghĩa giới hạn chung chung về một vùng biển. Năm 1982 Liên Hiệp Quốc đã
có tổ chức hội nghị v
ề luật biển và đã hoạch định vùng pháp lý khác nhau. Tại hội nghị
này các nhà kỹ thuật và các nhà khoa học đã xác định ra các loại nước lãnh thổ. Để áp
dụng thực tế, cũng cần có những nghiên cứu và chi tiết hơn về các điều khoản dựa trên
những mô tả về điều kiện sinh thái và vật lý. Sau khi được xem xét, đường biên giới,
độ chính xác mô tả của các quá trình liên quan được hợp lý hơn. Các nghiên cứu
được
tiến hành tại các mức khác nhau về không gian và thời gian. Trong phạm vi định nghĩa
đường bờ này chỉ ra: Đường bờ biển của lãnh thổ được tính từ đất liền ra đến phần
nước sâu mà trong phạm vi này các hoạt động sinh thái tồn tại và ảnh hưởng chính
trong hệ thống, không gây tác động ra ngoài vùng.
Nếu vấn đề ảnh hưởng của chất lượng nước và môi trường sinh thái được nghiên cứu
thì phạm vi gi
ới hạn phân tích hệ thống cũng nên mở rộng ra. Trong trường hợp này,
phạm vi nghiên cứu vượt ra khỏi khái niệm nước lãnh hải, phạm vi quốc tế.
Ví dụ về phạm vi đường biên giới nước ven bờ hệ thống được quy định chiều sâu tham
gia quá trình trầm tích là nhỏ, lượng vận chuyển theo hai chiều không gian nhỏ. Chiều
sâu cho các loại này khoảng 25-30m. Tất nhiên, điều kiện biên giới thuỷ lực phả
i được
xem xét ở phạm vi lãnh hải để tính toán ảnh hưởng của sóng và dòng chảy, các tác
động trong hệ thống bờ biển rộng hơn.
Quá trình biến đổi vật lý vùng biển rất phức tạp. Các tương tác giưã các yếu tố cần
được tính toán đầy đủ. Tổng quan, các quá trình sau đây cần được xem xét:
• Quá trình khí động học, ví dụ như tương tác giữa biển và không khí hoặc gió
trong vận chuyển trầm tích;
•
Quá trình thuỷ động học, ví dụ như sóng, thuỷ triều, cao trình mực nước và
dòng chảy;
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
5
• Quá trình hình thái học, ví dụ như tương tác tự nhiên giữa quá trình trầm
tích bồi lắng và thay đổi liên quan về độ sâu và hình dáng đường bờ;
• Quá trình địa chất học sự hình thành cấu trúc địa tầng như lớp mặt, động
đất, hoá lỏng, trượt sạt
• Quá trình sinh thái: mô tả quá trình biến đổi sinh thái nguyên do quá trình
thay đổi nêu trên.
1.2.2. Hệ thống kinh tế- Xã hội
Đã qua thời gian, vùng ven biển là nơi diễn ra nhiều ho
ạt động kinh tế và xã hội, nơi
làm ra nhiều của của cải và lương thực cho con người. Từ cách nhìn tổng quan, phạm
vi của hệ thống kinh tế xã hội thì không bao hàm đến hệ thống tự nhiên này. Sự thay
đổi ở phạm vi nhỏ hẹp cũng có thể bị ảnh hưởng từ những biến động của vùng lớn. Ví
dụ như sự nhiễm mặn tăng lên do bờ biển b
ị xói mòn mà đã ảnh hưởng lớn đến diện
tích canh tác ở vị trí thấp nằm sâu trong đất liền. Diện tích vui chơi của bãi biển nằm
kề cũng bị ảnh hưởng kéo theo.
Hiện nay chưa có một tài liệu hưỡng dẫn kỹ thuật phân định rõ ràng vùng hệ thống
kinh tế xã hội. Điều này cũng nên xuất phát từ những phân tích các hoạt động kinh tế
xã hội hiện tại và t
ương lai trong vùng nghiên cứu bao gồm phần bãi và phần đất sau
bãi và chúng phải đựơc mô tả trên những bản kế hoạch phát triển của vùng và phạm vi
quốc gia rộng hơn.
Trên cơ sở của nhiệm vụ sử dụng khác nhau, các điểm chính sau hay các hạng mục sử
dụng được quy định là:
• Nhiệm vụ cơ bản: Sản xuất lương thực, cung cấp nước và cung cấp năng lượ
ng;
• Nhiệm vụ xã hội: Vấn đề nhà ở, nơi vui chơi giải trí;
• Nhiệm vụ kinh tế: Giao thông, khai khoáng và phát triển công nghiệp
• Nhiệm vụ công cộng: Quốc phòng, xử lí chất thải nước thải;
Hiện trạng và tương lai về khả năng khai thác bãi biển cho các hoạt động khác nhau,
sản xuất hàng hoá, dịch vụ và sự tăng trưởng giá trị kinh tế xã hội cần được mô t
ả rõ
ràng. Sử dụng hệ thống số liệu hiện tại để mô tả.
1.2.3. Hạ tầng cơ sở
Hạ tầng là một khái niệm rộng, nó chỉ các vật thể như đường phố, cầu, đê biển, kè và
cho cả các công sở. Cơ sở hạ tầng đã đóng vai trò trợ lực rất lớn cho các hoạt động
như đã nêu ở các phần tr
ước. Chính do những áp lực tơí hệ thống tự nhiên và giá thành
của nó, kiến trúc hạ tầng là yếu tố quan trọng trong nhiều nghiên cứu quản lí vùng
biển. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ thống vùng biển, ba yếu tố sau
đây cần được xem xét đánh giá:
• Công trình nhân tạo: đó là loại vật liệu thiên nhiên như cát, sỏi. Chúng được sử
dụng cho công trình bảo vệ vùng bờ ch
ống xói lở. Có rất nhiều ví dụ về loại
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
6
công trình này như đụn cát, bãi cát ngầm nhân tạo và bãi đọng cát. Các loại
công trình này ít tương tác với quá trình tự nhiên hoặc tác dụng ở phạm vi hẹp.
• Công trình bảo vệ: Chỉ các công trình được làm bằng đất sét, đá hoặc vật liệu
nhân tạo như bê tông. Loại vật liệu sử dụng cho các công trình thường rất bền
và chắc, chịu đựng được tác động của sóng gió và thuỷ triều. Có thể kể tên như
các đê bi
ển, kết cấu lớp bảo vệ bề mặt các đụn cát. Các công trình này không
gây trở ngại cho các quá trình tự nhiên kể cả trường hợp rất cá biệt khi xảy ra.
Khi này chức năng bảo vệ được thể hiện và có tác dụng tốt cho các quá trình bờ
biển.
• Các công trình lấn biển để chỉ loại công trình có tác động trực tiếp tới quá trình
hình thành bờ để cải thiện một hay nhiều hoạt độ
ng vùng bờ: đó là các con đê
biển, công trình. Chính vì thế các công trình này thường được xây dựng từ các
loại vật liệu nhân tạo, chúng có thể ổn định làm việc dưới tác động của các
ngoại lực tự nhiên. Ví dụ như các đê quai lấn biển, đê biển. Tất nhiên các công
trình này có tác động lớn đến hệ thống ven bờ.
1.2.4. Phân tích lý luận giải quyết vấn đề
Phân tích lý luận giải quyết vấ
n đề có thể hiểu là một quá trình mang tính hệ thống,
nó giúp cho người làm quyết định nhận biết, ước lượng và lựa chọn tiến trình phù hợp
của các công việc qua nhiều phương án để thu được mục đích quản lý. Đây chính là
phương pháp hệ thống và logic, khi các giả thiết, mục tiêu và tiêu chuẩn đã được xác
định và phân loại, nó trợ giúp đắc lực cho người làm quyết định qua việc thu nhận
nhiều nguồn thông tin c
ơ bản, hiểu biết thêm về hệ thống, và tiên đoán về kết quả của
nhiều phương án lựa chọn. Phân tích luận vấn đề chính là giải quyết một vấn đề đặt ra
bằng sử dụng những kiến thức và khoa học kỹ thuật tiên tiến kết hợp với các khái niệm
công bằng và mục tiêu xã hội, phán đoán các tình thế và nhìn nhận bao quát tổng hợp
những vấ
n đề ngẫu nhiên. Trong quá trình làm quyết định, ba giai đoạn chính cần được
xem xét cụ thể:
• Phát hiện và phân tích vấn đề;
• Xây dựng các phương án khả thi;
• Tính toán và lựa chọn phương án tối ưu.
Thực tế cho thấy đây là quá trình tự nhiên mang tính chu kỳ. Có nhiều học giả cho
rằng có thể thêm hoặc bớt đi trong tuần tự những bước sau trong chu kỳ phân tích
luận vấn đề
(Policy):
1- Đề xuất vấn đề
2- Xác định mục tiêu
3- Đưa ra các tiêu chí lựa chọn
4- Xác định phạm vi mâu thuẫn vấn đề, gồm tất cả các bộ phận trong giai đoạn hình
thành
5- Xác định, thiết kế và sàng lọc các phương án, phần của giai đoạn nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
7
6- Tính toán và ước lượng các phương án
7- So sánh và phân cấp các phương án
8- Biểu diễn kết quả.
Quá trình phân tích vấn đề không phải là một việc đơn thuần mà nó bao gồm nhiều
phân tích khác nhau. Từ cách nhìn nhận này thì quá trình phân tích không nên giữ
trong một khuôn mẫu cứng nhắc. Đây chỉ là những bước cơ bản trong quá trình phân
tích. Để chia nhỏ các bước này trong khi phân tích có thể cũng cần đưa ra tài liệu
hưỡng dẫn ban đầu thể
hiện cấu trúc phân tích.
Mô hình phân tích định lượng thông thường có thể bao gồm bốn giai đoạn chính (theo
tác giả Hoozemans)
1-Giai đoạn hình thành khái niệm;
2- Giai đoạn thu thập và phân tích số liệu;
3- Giai đoạn mô hình;
4- Giai đoạn thiết kế chính sách.
Đối người làm quyết định, bước 1 và 4 được coi là rất quan trọng. Ở bước 1, giai đoạn
hình thành khái niệm, các mục tiêu và thủ tục của quá trình phân tích phải được làm
rõ. Chính giai đ
oạn này làm ra kế hoạch công việc cho các giai đoạn tiếp theo. Giai
đoạn 2 thu thập và phân tích số liệu, giai đoạn 3 mô hình cần những số liệu cho đưa
vào để phân tích. Đặc điểm cá biệt của giai đoạn 2 là sự vận dụng các kiến thức
chuyên sâu, điều này có thể tham khảo ở phần các công cụ trợ giúp trong phân tích
quyết định. Chính hệ thống sẽ được thực hiện ở
giai đoạn 3 khi dùng chương trình máy
tính trợ lực. Đối giai đoạn cuối cùng việc lựa chọn “chính sách” thì được thực hiện,
ước lượng và phân cấp. Kết quả của giai đoạn sẽ cho một hoặc nhiều chính sách hoặc
chiến thuật mong muốn khác nhau. Chính vì vậy khi tiến hành có thể thực hiện sự
chuyển giao từ từ giữa các bước, sự phân biệt giữa chúng để hoàn thành có hiệu quả
quá trình phân tích.
Để làm ra một bản quy hoạch quản lý vùng ven biển hiệu quả, cần có nhiều công cụ và
kỹ thuật trợ giúp, ví dụ:
• Quy trình hình thành nội dung tóm tắt
• Thu thấp số liệu và kỹ thuật tiến hành
• Quy trình xây dựng và sàng lọc các phương án
• Mô hình hệ thống
• Phân loại và kỹ thuật ước lượng
• Kỹ thuật thể hiện và trình bày
Mô hình hệ thống ch
ỉ trở nên hiệu quả khi các thông số hệ thống đã được làm rõ và
điều kiện đầu vào đã được xác định. Hiệu quả của mô hình tương tự có thể nhân lên
nếu dữ liệu đầu vào phù hợp. Việc áp dụng thực tế của chương trình máy tính sẽ mang
lại hiệu ích khi những người sử dụng nó cũng chưa thật quen. Mô hình GIS kỹ thuật
dữ liệu cần các đi
ều kiện có thể để trợ giúp mô hình tính toán, các thao tác trước và
sau quá trình tính toán. Chính vì vậy cần thống nhất các bộ phận này thành một hệ
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
8
thống trợ giúp khi làm quyết định để có hiệu quả hơn.
1.3. Khuynh hướng hiện nay trong quản lí và xây dựng vùng biển
1.3.1. Sự thay đổi mang tính toàn cầu và công tác quản lí các công trình ven biển
Quản lí vùng ven biển phải thật phù hợp để giải quyết những vấn đề liên quan đến kế
hoạch phát triển lâu dài với một quy mô rộng lớn, mang tính toàn cầu. Các chương
trình phát triển ở diện rộng và thời gian dài thường phải
đương đầu những thách thức
với sự thay đổi toàn cầu như khuynh hướng tăng dân số, phát triển kinh tế, cũng như
các hoạt động của con người với hệ thống môi trường trái đất, ví dụ như khí hậu.
Vấn đề nhức nhối hiện nay trên vùng bờ biển đang phải đương đầu với quy mô toàn
cầu là sự tích tụ các chất ô nhiễm, xói mòn và đặc biệt là sự suy gi
ảm nhanh môi
trường sống và các nguồn tài nguyên thiên thiên. Mâu thuấn trong việc sử dụng tài
nguyên được bắt đầu từ những những vấn đề này và đã gây hậu quả đến việc sử dụng
không bền vững và phát triển không đinh hướng của vùng biển và các nguồn tài
nguyên. Qúa trình tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã đè nặng lên vùng biển và
nguồn tài nguyên một áp lực do chính những yêu cầu truyền thống, đe do
ạ đến vấn đề
ổn định của vùng này. Mâu thuấn trong việc sử dụng tài nguyên, gia tăng dân số phát
triển kinh tế thiếu cân đối đã gây ra sự giảm dần hệ thống tự nhiên biển, môi trường,
sinh thái của nhiều loài và lương thực cho con người và có thể mang đến những rủi ro
lớn tới sức khoẻ cộng đồng.
Ngoài ra việc phát triển không bền vũng, vùng bờ biển có thể b
ị ảnh hưởng của những
áp lực từ điều kiện khí hậu thay đổi chính do con người tạo ra. Một trong những ảnh
hưởng thấy được là sự gia tăng của mực nước biển. Năm 1990 Hội nghị Quốc tế về khí
hậu đã tiên đoán rằng sang cuối thế kỷ tới mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 31 ÷ 110
cm vào năm 2100. Như
vậy sẽ tạo ra nhiều khó khăn đối vùng biển và các nguốn tài
nguyên của biển. Trong thời gian ngắn, ảnh hưởng từ sự thay đổi khí hậu sẽ có thể
xảy ra và sẽ thay đổi tần suất, cường độ và diễn biến của các loại hình như bão giông,
mưa lớn, ngập lụt. Đặc biệt một số vùng chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều trận bão
xoáy và mưa dài hoành hành nguyên do t
ừ sự thay đổi khí hậu này.
Vùng biển toàn cầu đang phải đương đầu với những thách thức trực diện và những
thách thức này luôn xảy ra ngẫu nhiên trong thời gian dài. Kết quả chương trình tính
toán phần mền về thiệt hại của vùng biển do sự thay đổi khí hậu và sự nâng cao của
mực nước biển chỉ rõ: khi tính toán các phương án lựa chọn tác động của khí hậu thay
đổi và các hoạt động củ
a con người hiện đã không tách rời nhau. Sư thay đổi khí hậu
đã làm trầm trọng thêm áp lực mới lên việc phát triển không bền vững của vùng biển
và các nguồn. Hơn nữa áp lực tiềm ẩn này sẽ gây tác động ngược trở lại và gia tăng
tổn hại vùng này từ hậu quả của thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển.
Từ những phân tích về áp lực lên vùng biển và các nguồ
n tài nguyên của biển, việc
quản lý thống nhất vùng biển là một việc đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Trong chương này
sẽ trình bày ba vấn đề cấp bách. Mỗi dạng trong chúng có thể là điểm xuất phát cho
chương trình phát triển trên một vùng hay một quốc gia nào đó. Trước nhất là sự tăng
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
9
dân số hiện nay nó được biểu thị bằng số liệu thống kê và dự đoán, tiếp theo là phát
triển kinh tế có thể đưa ra những yêu cầu cạnh tranh gia tăng về mặt bằng và nguồn
khu vực bờ biển và cuối cùng là vấn đề áp lực trong tương lai của sự thay đỏi khí hậu
toàn cầu.
1.3.2. Phát triển kinh tế và cạnh tranh
Từ sự tăng trưởng dân số, rất nhi
ều vùng biển đang phải đương đầu với những áp lực
gia tăng lên việc phát triển kinh tế của khu vực này. Nhiều chức năng đã hình thành
trên khu vực bờ biển từ sự trợ giúp của các hoạt động kinh tế hình thành. Các hoạt
động kinh tế quan trọng trên vùng ven biển có thể kể ra như: du lịch và giải trí, khai
thác tài nguyên loài vô cơ hoặc hữu cơ (đánh bắt hải sản, nông nghiệp, khai thác nước
khoáng, dầu khí), phát triển hạ tầng (cảng, bến cảng, cầu, đường sá, công trình bảo vệ
bờ, đê biển) và bảo vệ thiên nhiên. Trong phần này các ngành như du lịch và vui chơi,
đánh bắt hải sản, và bảo vệ thiên nhiên được xếp vào vị trí quan trọng.
Du lịch và vui chơi giải trí
Du lịch đang là hoạt động có vị trí khá quan trọng và không ngừng tăng trưởng trong
nhiều vùng ven biển. Thực tế du lịch có th
ể được xem như là ngành công nghiệp đơn
diện lớn nhất thế giới. Theo số liệu thống kê cho thấy rất nhiều quốc gia có it nhất 5%
thu nhập kinh tế quốc dân lấy từ du lịch. Ở Ca Ri Bê du lịch có vai trò rất quan trọng
trợ giúp các ngành khác và chiếm tới 43% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (Miller và
Auyong, 1991-Hoozemans, và những người khác 1996). Tại các hòn đảo Galapago du
lịch hàng năm mang lại cho mảnh đất này tới 700 nghìn đô la Mỹ m
ỗi năm và tương
lai có thể tới 25 triệu đô mỗi năm.
Nhưng ngành nghề giải trí ở khu du lịch cũng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động
kinh tế khác. Ví dụ ngành hải sản, nông nghiệp, công nghiệp và khai thác dầu khí có
thể cạnh tranh một số mặt do yêu cầu từ du lịch và có thể gây ra sự ô nhiễm biển và
bãi bờ. Ngoài ra chất thải sinh hoạt có thể tan ra trong nước biển gây nên mố
i nguy hại
cần được quan tâm. Sinh vật sống trong nước thải có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng
của món ăn hải sản và các hoạt động giải trí ở các bãi tắm. Khi ta ăn đồ ăn biển không
an toàn có thể gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới sức khoẻ chính ta. Bệnh viêm dạ dày rất
phổ biến nhưng có thể chủ động ngăn chặn, còn đối với bệnh th
ương hàn, ỉa chảy lại
có thể phát triển sau khi ăn đồ ăn biển đã nhiễm khuẩn (Goldberg, 1994 Hoozemans,
và những người khác 1996).
Như ta đã biết du lịch ven biển có thể gây tác động xấu đến các hoạt động phát triển
khác trong khu vực, và ngay chính nó cũng gây nên những tồn tại nhất định. Chính du
lịch đã gây ra chất thải và ô nhiễm trong vùng và tác động đến vùng tự nhiên mà bấy
lâu nay chưa bị ảnh hưởng. Ví d
ụ như một hợp chất được sử dụng của trong tranh vẽ
để bảo vệ phần đáy của loại hàng thủ công được bán trong khu du lịch. Đây là một
trong những loại độc hại đối nước biển, gây ra nguy hại đối cơ thể sống của rất nhiều
loài như sò (Goldberg, 1994 Hoozemans, và những người khác 1996).
Đồng thời việc gia tăng các hoạt động du lịch cũng đồng ngh
ĩa với sự suy giảm môi
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
10
trường. Điều này đã được chứng minh rõ ràng qua kết quả nghiên cứu của Bird và
Nurse (1988) diễn ra ở hòn đảo Ca ri Bê. Trước đây vùng bờ biển đã trợ giúp các
cảng nhỏ cho tàu địa phương và tầu quốc tế, nghề cá, đóng tầu nhỏ và nông nghiệp.
Các ngành này đã phải thách thức và trong vài trường hợp nó đã gây ra thiệt hại đối
ngành du lịch. Phía tây của hòn đảo, với 92 km đường bờ biển đã là n
ơi lý tưởng cho
xây dựng nhà nghỉ khách sạn trong suốt 25 năm qua. Điểm hấp dẫn chính là các bãi
biển san hô nhân tạo và tự nhiên và chính vùng biển này. Số lượng du khách tới thăm
ngày một tăng từ 40.000 tới 250.000 trong mỗi năm trong suốt thời gian này.
Như vậy một phần phát triển Barbados, một phần khác dọc theo bãi biển đã được cải
tạo và đẹp lên nhiều. Nhưng đồng thời ngay chính bãi biển lại bị
tàn phá và bãi san hô
cũng bị thu nhỏ. Vấn đề ô nhiễm đã đe doạ đến vùng đá ngầm và các bể bơi. Đường
vào các bãi tắm công cộng đã bị giảm nhỏ do quá trình tăng trưởng của xây dựng.
Nghề cá cũng tự tiêu tan, giá đất thì tăng lên, chẳng bao lâu nữa người dân bản xứ
cũng chẳng đủ tiền để mua đất xây nhà khi chính họ đã từng là chủ sở hữu của khu
này.
Chính vì vậy, cần giành mối quan tâm lớn tới việc lập quy hoạch và quản lý du lịch để
có thể tránh được điều mà ta đã biết “giết con ngỗng mà nó đẻ ra trứng vàng”. Trong
hầu hết các quốc gia có đường bờ biển thì yêu cầu ngày càng cao về vị trí phát triển du
lịch. Những người làm chính sách thì đang phải đương đầu với những thách thức chính
giữa yêu cầu và bảo vệ chất lượng môi tr
ường. Nhiều bài học xương máu từ việc sử
dụng bãi biển vùng Địa Trung Hải và khu vực châu Á chất lượng môi trường đã bị
giảm nghiêm trọng, lợi nhuận du lịch cũng bị giảm theo. Danh tiếng khu vực bị mất
dần, khó có thể quyến rũ du khách quay trở lại.
Nghề cá
Nghề đánh bắt hải sản là nghề truyền thống của người dân ven biển. Cu
ộc sống của họ
gắn liền với sự ổn định và tồn tại của vùng này. Hiện nay có khoảng 200 triệu người
mà cuộc sống của họ phụ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào nghề đánh bắt hải sản.
Nghề cá có vị trí rất quan trọng đối nhiều quốc gia trong chiến lược an toàn lương
thực. Cá là món ăn mang lại cho họ lượng dinh dưỡng nhiều nhấ
t. Trong số 40 quốc
gia đựơc xếp vào mức sử dụng cá làm thức ăn giầu đạm thì có một quốc gia là nước
đang phát triển. Sản lượng đánh bắt cá đạt kỷ lục vào năm 1989 với 85 triệu tấn, trong
khi đó cá nước ngọt chỉ chiếm 6,4 triệu tấn, chiếm 7% trong tổng số ( FAO, 1993).
Chính vì vậy theo đánh giá hiện nay sản lượng hàng năm có thể đạt khoảng 100 triệu
tấn (Hoozemans, et al 1996
). Số lượng của các loài giá trị cao đang có xu thế giảm đi
vì sự khai thác quá mức. Từ những nhận xét này nhiều công trình nghiên cứu quốc gia
đã chỉ ra rằng cũng nên giữ mức độ khai thác tăng lên từ từ. Năm 2000 yêu cầu về cá
biển vượt quá 20 triệu tấn, giá cả tăng lên, giảm đi nguốn dinh dưỡng từ cá đối rất
nhiều quốc gia đang phát triển (Burbridge, 1995).
Theo nghiên cứu c
ủa Burbridge (1995), hiện nay có 3 khuynh hướng cơ bản phân biệt
trong phát triển đánh cá ở cả các nước đang phát triển và nước phát triển. Trước tiên,
số lượng người tham gia đánh cá bằng thủ công đã giảm đi ở rất nhiều nước. Điều này
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
11
dẫn đến đầu tư tăng lên để mua sắm những tầu thuyên chuyên dụng trang bị máy móc
công suất lớn. Hai là khai thác quá tải một số nguồn do nâng cao hiệu quả đánh bắt và
khả năng vận tải thiết bị. Ba là khuynh hướng chung môi trường sống bị giảm đi sự
sinh nở, nuôi dưỡng chăm sóc của một số loài cá không vảy, giáp xác đang bị khai
thác hiện nay.
Khuynh hướng thứ tư là tổ
ng lượng đánh bắt hải sản trên toàn thế giới giảm. Số liệu
chưa thật đầy đủ trong tài liệu dẫn này. Nhưng theo số liệu của tổ chức FAO có
khoảng 13 trong 15 vùng đánh cá chính có trên mức sản lượng khai thác ổn định và
bền vững. Số lượng của tầu thuyền cập bờ cũng đang bị giảm.
Một lý do có thể giải thích cho sự giảm nhỏ
nghề đánh bắt hải sản là môi trường sinh
thái bị thay đổi theo xu thế giảm dần nguyên do quá trình ô nhiễm biển xảy ra và sự
chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản khu vực bãi sát bờ. Có rất nhiều nước như Thái
Lan, Philipin đã có trên 70% các bãi sú vẹt bị tàn phá sạch, thay thế vào đó là các vụng
nuôi tôm. Có khá nhiều áp lực kinh tế xã hội do việc nuôi trồng thuỷ sản ven bờ, làm
thay đổi khá rõ nét môi trường sinh thái biển vùng này. Một loạt các bãi sú vẹ
t và hệ
sinh thái khác bị mất đi, có nhiều tác động tương phản xảy ra, ví như đất ngập nước,
cằn cỗi hoá đất đai và ô nhiễm nước vùng cửa sông, nước ngầm và đất nông nghiệp bị
nhiễm mặn, kéo theo hậu quả thiên giảm môi trường, kinh tế, dịch vụ vùng này. Kết
quả là sản lượng nông nghiệp giảm đi, thu nhập người dân giảm theo, nguồn nứơc
cung cấp bị
ảnh hưởng. Thu nhập từ nghề cá, nghề rừng đều bị giảm theo, và ngược lại
tai hoạ thiên nhiên thì tăng lên. Một trong những vấn đề kinh tế xã hội bắt nguồn từ
phát triển nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn là tỉ lệ dịch bệnh tăng lên, kể cả các loài tảo
cũng bị ảnh hưởng mà ta hiểu như “thuỷ triều đỏ”, nó làm cho cá bị chết, thu nhập
hi
ển nhiên bị giảm đi và kéo theo tai hoạ cho sức khoẻ cộng đồng.
Bảo tồn thiên nhiên
Qua nhiều thế kỷ, quá trình phát triển vùng ven biển đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển
kinh tế cho người sử dụng và sản xuất. Nhưng ngay chính nơi đây người ta thường
không nhận ra chức năng của vùng đã cung cấp những điều kiện thiên nhiên quý giá
xác định tiềm năng to lớn (s
ản lượng ổn định tôí đa) cho quá trình sản xuất và sử
dụng. Nói một cách khác, đặc tính cơ học của hệ thống bờ biển tự nhiên không nhận ra
được, trong một giời hạn nhất định, việc khai thác các nguồn từ biển, chúng làm thay
đổi cơ bản hệ thống tự nhiên có thể ảnh hưởng ngược trở lại nguồn có sẵn hoặc sự tái
tạo từ những nguồ
n này. Như ví dụ mô tả ở trên, sự tàn phá và ô nhiễm vùng đất trũng
đã giảm đi khả năng đồng hoá chất thải của nước biển, dẫn tới điều kiện kém thuận lợi
cho cá sinh sản, cũng như nguồn thu từ du lịch.
Một trong những lí do chính sự tổn thất của môi trường sống tự nhiên do các hoạt
động của con người tạo ra nó có vị trí rất quan trọng
đối tự nhiên và sức khoẻ con
người. Cái gọi là phúc lợi thì chưa được làm rõ trong quy hoạch phát triển kinh tế và
làm ra quyết định (Hoozemans và những người khác, 1996). Thật là khó khăn trong
việc thêm giá trị đồng tiền vào trong thể hiện chức năng “thay đổi”, không giống như
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
12
chức năng sản xuất và sử dụng. Từ kết quả này, giá thành và lợi ích từ việc xây dựng
công trình ven bờ phải được đánh giá, hậu quả tiềm năng tổn thất của chức năng thay
đổi thường chưa được tính toán. Vì vậy những thiệt hại này sẽ giảm đi cơ hội tương lai
phát triển nguồn (De Groot 1992). Để làm được điều này công tác ra quyết định phải
đựợc phải xem xét kỹ các vấn đề như : bảo tồn và khai thác ổn định bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và tự nhiên, giá trị kinh tế của hệ sinh thái tự nhiên, các
loài động thực vật hoang dã, kế hoạch sử dụng đất.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá trị kinh tế của vùng đất trũng ven bờ và
chỉ ra rằng: Giá trị này thay đổi từ 1,5 triệu đô la / km
2
đến 13 triệu đô la/ km
2
. Nhưng
trung bình nó vào khoảng 2-5 triệu đô la/ km
2
trong khối OECD (tổ chức phát triển và
hợp tác kinh tế), và khoảng 1,25 triệu đô la/km
2
đối các nước đang phát triển
(Fankhauser, 1995-Hoozemans, và nnk 1996).
Chính vì thế nhận thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống tự nhiên ven biển
đã được nâng lên, đặc biệt là sự thay đổi mang tính toàn cầu. Khi hệ thống tự nhiên
ven biển đưa ra chức năng thay đổi quyết định. Ví dụ như bảo vệ chống lại xói mòn và
sự phân huỷ chất thải phải được thể hiện chi ti
ết. Những đặc điểm này có liên quan
trực tiếp đến vấn đề mực nước biển dâng lên và ô nhiễm. Có thể đưa ra đây ví dụ điển
hìng về một công trình ở Boston (Mỹ). Qua kết quả tính toán cho thấy nếu giữ nguyên
phần đất trũng gần vùng Boston thì có thể tiết kiệm được 17 triệu đô la hàng năm cho
công trình chống lũ, trong đó các lợi ích kinh tế khác ví như giảm bớt quá trình bồ
i
lắng còn chưa kể vào đây (Hoozemans, và nnk 1996).
1.4 Chiến lược phát triển kinh tế vùng ven bờ ở Viêt Nam
1.4.1. Phạm vi và định nghĩa biên giới đường bờ
Căn cứ vào tuyên bố 12/5/ 1977, nước ta có các vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, vùng
tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hệ thống đường trên được định vị
từ đường cơ sở.
+ Đường cơ sở:
Đường cơ sở thường là đường ngấn triều thấp nhất dọc theo đường
bờ biển hoặc hải đảo. Đường cơ sở thẳng là đoạn nối liền các đỉnh nhô ra xa nhất
của đảo tính với điểm nước triều thấp nhất khi có các chuỗi đảo.
+ Vùng nội thuỷ: Vùng biển nằm phía trong đường cơ sở và bờ gọi là vùng nội thuỷ
.
+ Vùng lãnh hải: Chủ quyền của Việt Nam được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội
thuỷ đến một vùng biển tiếp liền gọi là lãnh hải. Tuyên bố của Chính phủ quy
định lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường
cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các
đảo ven bờ Việt Nam tính từ ngấ
n nước triều thấp nhất trở ra.
+ Đường biên giới quốc gia trên biển: Phạm vi ngoài đường lãnh hải.
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
13
+ Vùng tiếp giáp: Là vùng biển tiếp liền với lãnh hải và có bề rộng 12 hải lý tính từ
ranh giới ngoài của lãnh hải. Trong vùng biển này nước ta có hai quyền là ngăn
ngừa và trừng trị đối với các vi phạm trong ba lãnh vực nhập cư, thuế khoá, y tế
xảy ra trong lãnh hải của mình. Đồng thời nước ta có quyền chủ quyền đối tài
nguyên và các hoạt động kinh tế cũng như quyền tài phán đối hoạt động l
ắp đặt
thiết bị và đảo nhân tạo, bảo vệ môi trường và nghiên cứu khoa học biển trong
vùng tiếp giáp.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Đường tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý là đường biên
của vùng đặc quyền kinh tế quốc gia. Việt Nam có quyền chủ quyền đối việc
thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không
sinh vật, ở vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy,
đối với mọi hành vi thăm
dò khai thác vì mục đích kinh tế vùng ĐQKT. Trên vùng ĐQKT các quốc gia
khác được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp và ống dẫn
ngầm nhưng không làm ảnh hưởng đến các quyền chủ quyền và quyền tài phán
của ta như đã được công ước quy định.
+ Thềm lục địa: Là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy thuộc phần kéo dài tự nhiên
của lục địa Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa
lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục địa được mở rộng ra
đến 200 hải lý. Việt Nam có toàn quyền trên thềm lục địa của mình.
1.4.2. Xây dựng các địa bàn và trung tâm kinh tế biển
Quy hoạch để hình thành từng bước các trung tâm kinh tế.
Khu vực phía bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quả
ng Ninh, trong đó thành phố cảng Hải
Phòng và Hạ Long là đô thị trung tâm kinh tế biển.
Khu vực phía nam: Vùng trọng điểm thành phố Hồ Chí Minh- Biên Hoà- Vũng Tầu.
Thành phố tiền duyên hải Bà Rịa – Vũng Tầu.
Miền Trung: Cụm Huế- Đà Nẵng- Quy Nhơn và Nha Trang – Cam Ranh đóng vai trò
cửa ngõ ra biển đông đối miền Trung, Tây Nguyên, đối với Thái Lan và Căm Pu Chia.
Nâng cấp xây dựng mới theo hướng hiện đại hoá cảng biển trong m
ột quy hoạch hợp
lý liên kết với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông.
Cụm cảng phía bắc trọng tâm là cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng.
Cụm cảng phía nam: trọng tâm là Vũng Tầu, Thị Vải, Sài Gòn. Xem xét cảng Cần Thơ
và Hòn Châu ở miền Tây Nam Bộ.
Cụm cảng miền Trung: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh. Cùng Lào và
Thái Lan nghiên cứu để có chủ trương về cảng Hòn La.
Tổ chức
đưa dân cư ra đảo
Đưa dân ra các đảo như : Bạch Long Vĩ, Trường Sa, Thổ Chu, Hòn Khoai.
Xây dựng các đảo, khai thác kinh tế du lịch: Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
14
Cồn Cỏ, Hòn Mê, Cát Bà, Hạ Long – Cô Tô.
1.4.3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
• Dầu khí
Đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí, đây là thế mạnh trong phát triển kinh
tế của đất nước. Bên cạnh với công tác khai thác, chúng ta cần xây dựng các nhà máy
lọc dầu để nâng cao thu nhập của ngành này. Hiện nay ta đang xây dựng khu nhà máy
lọc dầu Dung Quất lớn nhất tại Quảng Ngãi. Bên cạnh Dung Quất ta sẽ xây dựng một
s
ố nhà máy lọc dầu khác nhằm khai triệt để nguồn tài nguyên và sức lao động của
nhân dân. Khai thác dầu khí cần một lượng vốn đầu tư lớn, chúng ta đang tranh thủ sự
đầu tư của nước ngoài vào ngành kinh tế này. Việc khai thác và vận chuyển dầu khí
cần tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường. Có biện pháp ngăn ngừa và xử lý sự
cố tràn ngập dầu gây ô nhiễm biển ở nơi khai thác và trên
đường vận chuyển sản
phẩm.
• Thuỷ sản
Thuỷ sản cần phát triển thành một ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn, có sức
cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường khu vực. Phát triển năng lực đánh bắt
cá và các loại hải sản khác, nâng dần tỷ trọng đánh bắt xa bờ. Có biện pháp bảo vệ
làm giầu nguồ
n hải sản. Nghiêm cấm các hình thức đánh bắt mang tính chất phá hoại
ngư trường. Mở rộng nuôi trồng thuỷ sản đi dần vào chiều sâu với công nghệ mới.
Phát triển cân đối khai thác, nuôi trồng với chế biến thuỷ sản và dịch vụ trên bờ. Tăng
nhanh đầu tư phát triển bằng nguồn vốn trong nước đi đôi với mở rộn g hợp tác liên
doanh với nước ngoài .
• Vận tải
Vận tải biển cần phát triển đồng bộ về cảng, đội tầu, dịch vụ hàng hải, công nghiệp sửa
chữa và đóng tầu. Nâng cấp và xây mới các cảng biển lớn để phát huy thế mạnh. Hiện
nay ta đang xây dựng các cảng biển phía Bắc phía Nam và khu vực miền Trung. Tổ
chức lại hợp lý việc quản lý các cảng biển, phân biệt v
ới hoạt động kinh doanh của các
hãng vận tải biển.
Phát triển các đội tầu viễn dương và cận dương, kể cả tầu biển pha sông. Tăng tỷ lệ
vận chuyển hàng nhập khẩu cho đội tầu Việt Nam. Phát triển dịch vụ hàng hải, hợp
tác với nước ngoài mở thêm các tuyến và hình thức vận tải biển, tăng việc chở thuê
cho nước ngoài. Ngoài ra cần đầu tư chi
ều sâu để cải tạo và nâng cao năng lực sửa
chữa và đóng tầu.
• Du lịch
Chương 1: Giới thiệu chung về quản lý và xây dựng công trình ven biển
15
Du lịch biển cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển đồng bộ, hợp tác liên
doanh với nước ngoài, hình thành các quần thể du lịch kết hợp nhiều mặt: nghỉ ngơi
giải trí, tham quan, điều dưỡng. Chú trọng các địa bàn có điều kiện đầu tư chiều sâu
sớm đem lại hiệu quả như vùng Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Lăng Cô, Đà Nẵ
ng, Nha
Trang, Vũng Tàu, Long Hải. Phát triển các loại hình du lịch hỗn hợp biển và đất liền,
tổ chức các hành trình du lịch liên kết nhiều nước.
• Quai đê lấn biển
Đẩy mạnh công tác lấn biển ở những nơi có điều kiện mở thêm diện tích đất nông,
lâm nghiệp ven biển. Việc này cần tiến hành trên cơ sở khoa học phù hợp với điều
kiện sinh thái bi
ển, tránh các hình thức khai thác bất lợi cho sự phát triển ngập mặn tự
nhiên, kiên quyết đình chỉ những hoạt động khai thác bừa bãi gây hại cho sinh thái môi
trường. Việc nuôi trồng hải sản ở vùng ngập mặn phải có quy hoạch bảo đảm cân bằng
sinh thái cho sự phát triển lâu dài .
• Khai thác chế biến khoáng sản ven bờ
Thế mạnh của vùng ven bờ là ngoài thuỷ hải sản khai thác từ biển ta còn có nguồn tài
nguyên khoáng sản thiên nhiên rất quý giá. Nhưng việc khai thác chưa thật có quy
hoạch và hiệu quả còn thấp. Cần có kế hoạch nâng cao chất lượng chế biến nguồn xuất
khẩu này khi hiện nay ta còn còn tạm thời xuất thô. Đề phục vụ cho việc thực hiện các
nhiệm vụ đó các ngành sẽ tiến hành xây dựng các loại công trình kỹ thuật như:
- Đê biển để lấn đất và chống xói mòn;
- B
ến cảng và các công trình giao thông thuỷ, bộ kèm theo các công trình
bảo vệ công trình chính;
- Công trình khai thác du lịch như bảo vệ tôn tạo bờ, bồi cát nhân tạo cho
các bãi tắm
- Nhà ở và các công trình phục vụ các khu dân cư;
- Công sự, trạm gác, và công trình quân sự quốc phòng khác;
- Công trình ngăn mặn vùng cửa sông ra biển;
- Các công trình khai thác nguồn năng lượng ven biển như triều, gió
Đó là những điểm cơ bản trong kế hoạch phát triể
n kinh tế ven biển của nhà nước ta.
Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch
-
16
Chương 2
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LẬP QUY HOẠCH
2.1 Mở đầu
Để có thể nắm được kỹ thuật lập quyết định, giáo trình sẽ giới thiệu từng phần đi từ dễ
đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Trong mục này một số định nghĩa cơ bản và khái
niệm chuyên môn chính liên quan đến quá trình lập quy hoạch sẽ được giới thi
ệu.
- Lập Quy Hoạch là một môn học giới thiệu về các phương pháp, kỹ thuật, thủ
tục và các bước trong quá trình xây dựng quy hoạch hoặc xây dựng dự án.
Ngoài ra ta có thể hiểu một cách đơn giản theo cách nói khác nó là phương tiện
để thể hiện các công việc.
- Lập quy hoạch là phần việc tổng hợp nó phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cơ sở
liên quan, hệ thống lu
ật pháp hiện hành, loại dự án, chính sách quy định của nhà
nước và chính phủ, công ước quốc tế liên quan và cơ cấu tổ chức hành chính.
- Phân loại quy hoạch, theo khuynh hướng sử dụng hiện nay các quốc gia trên thế
giới quy hoạch nói chung có thể phân ra thành các loại chính sau:
Phân theo lãnh thổ, hành chính:
a) Cấp quốc gia
b) Cấp tỉnh, thành, khu vực, đặc khu
Phân theo thời gian :
a) Quy hoạch dài hạn,
b) Quy hoạch ngắ
n hạn
Phân loại Quy hoạch theo các quá trình lập :
Quy hoạch chính: Quy hoạch được lập ra cho một vùng cụ thể nào đó để việc xây
dựng được thực hiện trên cơ sở giá thành thấp, hiệu quả cao.
Quy hoạch cấp trung: Quy hoạch được lập với quy mô nhỏ hơn quy hoạch chính
và chi tiết hoá một số điểm dựa trên quy hoạch chính( tổng)
Quy hoạch dự án: Quy hoạch lậ
p cho xây dựng một (hoặc nhiều nhóm dự án) cho
một khu vực cụ thể theo mục tiêu cụ thể.
Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch
-
17
Quy hoạch phối hợp hoạt động: Quy hoạch được lập với sự tham gia của nhiều
nhóm, tổ chức khi có chung một mục tiêu.
Quy hoạch bộ phận: Quy hoạch được lập cho một bộ phận chuyên môn chuyên
ngành nào đó ví dụ như hệ thống cấp thoát nước hoặc vệ sinh.
2.2. Các bước lập Quy hoạch
2.2.1. Giới thiệu chung
Quy hoạch được hiểu như một công cụ
nhằm thể hiện sắp xếp và chuẩn bị các hoạt
động sẽ diễn ra. Khái niệm hoạt động được sử dụng ở đây có hàm ý chỉ các công việc
sẽ diến ra trong tương lai theo yêu cầu và tất nhiên nó cũng sẽ có thể được hiệu chỉnh.
Quy hoạch được lập theo một quy trình chung, toàn bộ các thông tin liên quan được
phân tích xem xét đánh giá, các phương án được nêu ra, tính toán phân tích và cuối
cùng phương án điển hình được lựa chọn. Nh
ư vậy Quy hoạch được xác lập cho một
tình huống cụ thể, sáu câu hỏi sau đây cần được giải quyết khi lập Quy hoạch cho
phương án chọn:
(1) Có bao nhiêu bước trong quá trình lập Quy hoạch ?
(2) Quy mô và tầm cỡ Quy hoạch ở mức nào?
(3) Phương pháp luận của Quy hoạch là như thế nào?
(4) Kế hoach lựa chọn như thế nào, kết quả của nó?
(5) Ai lập ?
(6) Thời gian thực hiện là bao lâu?
2.2.2. Các bước lập Quy hoạch
Vấn đề quan trọng ở đây cần quan tâm trứơc khi lập quy hoạch là phương pháp luận
tiến hành. Phương pháp luận tốt sẽ mang lại hai điều sau: Chất lượng của phương án
khả thi sẽ được nâng lên và việc lựa chọn Quy hoạch là hoàn toàn chuẩn xác. Lý do
quan trọng nhất về phương pháp luận thể hiện ở quá trình lậ
p Quy hoạch là:
• Phương pháp luận đưa ra một cách nhìn tổng quan về tất cả công việc và
mối liên hệ của nó liên quan trong quá trình lập.
• Cung cấp một bộ các tiêu chuẩn, nguyên tắc để làm cơ sở đánh giá chung,
các giả thiết của người lập trong quá trình thực thi Quy hoạch. Từ cách làm
này các sửa đổi của quyết định sẽ được làm rõ đối tất cả các thành phần
tham gia lập.
• Nâng cao hiệ
u quả của người điều hành Quy hoạch.
• Chuẩn mực các báo cáo, tạo thuận lợi cho người quản lý Quy hoạch.
Mỗi Quy hoạch đều có tính đặc thù riêng trong những điều kiện ràng buộc của nó, vì
vậy người lập Quy hoạch trước tiên phải nắm được các bước chung trong quá trình
lập. Lập quy hoạch phải đi qua nhiều bước, các bước này sẽ được giới thiệu và được
minh ho
ạ qua hình 2.1.
Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch
-
18
Các bước chính trong khi lập quy hoạch
Bước 1: Phát hiện vấn đề và các yêu cầu hiện tại
Bước 2: Thu thập và phân tích số liệu
Hình 2.1 : Mô hình tổng quan các bước lập quy hoạch
Bước 3: Xác định mục tiêu và mục đích
Phát hiện vấn đề và yêu cầu
Thu th
ậpsố liệu, t
ài li
ệuc
ơ b
ản
Đưa ra mục tiêu chuính và mục đích
Các vấn đề
khó khăn trở
Phân loại đối tượng
Đề xuất các phương án
Phân tích ưu nhược điểm các phương án đưa ra,
đánh gía tác động chung
Lựa chọn phương án
K
ế hoạch thựchiệnph
ương án l
ựachọn
Quản lý vận hành và đánh giá hiệu quả dự án
Du
y
tu bảo d
ư
ỡn
g
Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch
-
19
Bước 4: Phân loại và nắm vấn đề
Bước 5: Xây dựng các phương án
Bước 6: Phân tích các phương án
Bước 7: Lựa chọn phương án tối ưu
Bước 8: Triển khai quy hoạch
Bước 9: đánh giá dự án
Để hiểu được các bước lập, ví dụ sau đây sẽ minh hoạ cho lý thuyết trên.
Ví dụ : Các bước lập quy hoạch
Khu vực Foxton cần đầu tư xây dựng dự án để phát triển sản xuất nâng cao
đời sống
người dân. Số liệu cơ bản khu vực được khảo sát như sau :
Dân số: Tốc độ tăng dân số khu vực đang ở mức cao, hiện nay có khoảng 300.000
người sinh sống trong phạm vi dự án. Do tốc độ tăng dân số quá nhanh nên việc nâng
cấp và xây dựng công trình chưa thể đáp ứng được.
Tình hình chung : Hiện tại còn có rất nhiều hộ đói nghèo phân bố dọ
c theo đường biên
của vùng dự án này. Trong vùng của người nghèo chất lượng nước cho sinh hoạt còn
rất thấp, công trình vệ sinh thiếu nhiều và không đảm bảo sức khoẻ cho người dân.
Hình 2.2 : Mặt bằng khu vực Forxton
Bước 1: Phát hiện vấn đề và các yêu cầu hiện tại
Quá trình lập quy hoạch thường được bắt đầu khi một hoặc nhóm người đã phát hiện
được các yêu cầu hoặc các vấn đề gay c
ấn, bức xúc xảy ra. Vấn đề quan trọng ở giai
đoạn này là những vấn đề cần giải quyết lại có thể là những nguyên nhân sâu xa
không liên quan đến cơ sở của việc lập. Chính vì lẽ đó điều quan trọng là phải mô tả
chính xác vấn đề càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt cho công việc tiến hành sau này
bấy nhiêu. Mỗi một vấn đề đều là bộ phận quan trọng của vấn đề l
ớn hơn xét quy mô
cao hơn. Vấn đề càng lớn thì tầm quan trọng càng cao. Điều quan trọng là người lập
quy hoạch phải phát hiện được vấn đề, tổng hợp yêu cầu thì mới chủ động trong giải
quyết về nội dung yêu cầu quy hoạch.
Rừn
g
Đường
Khu công nghiệp
Sông
Nông nghiệp
Chương 2: Các khái niệm cơ bản về lập quy hoạch
-
20
Các vấn đề sau đây có liên quan đến lập quy hoạch:
• Các khiếm khuyết kỹ thuật
• Phạm vi của vấn đề
• Chất lượng sử dụng không đáp ứng
• Không đảm bảo an toàn
• Ảnh hưởng xấu đến môi trường
Ở ví dụ này bước đầu tiên của lập quy hoạch là nhà chức trách địa phương đã phát
hiện ra rằng điều ki
ện sống trong vùng bị giảm mạnh. Nước sinh hoạt không cung cấp
đủ cho người dân trong vùng nghèo. Nước thải và chất thải rắn đã xả bừa bãi trong khu
vực hộ nghèo và đang ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng. Đây chính là một trong
những nguyên nhân của sự gia tăng dân số quá nhanh của khu vực dự án. Sự gia tăng
này có thể bắt nguồn từ sản xuất công nghiệp cuả thành ph
ố bên bị gián đoạn hoặc do
quá trình di dân của vùng nông thôn tới – một xu thế hiện nay của đất nước này. Còn
có thể có nguyên nhân nào khác ? Người lập quy hoạch phải nắm được nội dung vấn
đề để từ đây các khái niệm của quá trình lập mới thực hiện được. Vấn đề mấu chốt có
thể là: “ sự thiếu nhà ở tại khu vực Foxton”. Ta cần hiểu rộng thêm khái niệm nhà ở
trong hoàn cảnh này là tổng hợp các yếu tố cấu thành bao gồm chỗ ở và hạ tầng cơ sở
tốt.
Bước 2: Thu thập và phân tích số liệu
Trên cơ sở của việc phát hiện vấn đề, việc thu thập và phân tích số liệu có tác dụng
làm rõ hơn phạm vi vấn đề cần giải quyết. Trong bước này kĩ thuật thu thập số liệu
được sử dụng trong tính toán: S
ố liệu thống kê, phỏng vấn với một số người quan
trọng, sử dụng câu hỏi có mẫu in sẵn, số liệu kinh nghiệm, chỉ số kinh tế, quy hoạch
hiện tại v.v Phương pháp ngoại suy và kỹ thuật dự báo có thể áp dụng trong tính
toán ở giai đoạn này. Ví dụ vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn nguyên do từ vấn đề
tăng số dân. Kỹ thuậ
t dự báo dân số được trình bày chi tiết và cụ thể ở chương 3.
Bước 3: Mục tiêu và mục đích
Điều quan trọng là phân biệt mục tiêu của mục đích và mục đích từ các mục tiêu tương
ứng. Mục tiêu là cái tổng quan nhất trong tự nhiên, ví dụ: “phương tiện nhà ở tốt hơn
cho người dân thành thị”. Mục đích thì chi tiết cụ thể hơn và mong muốn đạt được.
Những vấn đề này phải được kiểm tra cẩn thận, quy hoạch sẽ được lập để thu được
mục đích. Mục tiêu cũng có thể chi tiết, nó thể hiện tất cả các yêu cầu định lượng.
Việc xây dựng mục tiêu và mục đích nên dựa trên các thảo luận rộng rãi, thông qua
các nhóm thảo luận, có thể xuất hiện các yêu cầu trái ngược nhau qua các nhóm thảo
luận. Để nắm được khái ni
ệm này ta đi vào ví dụ cụ thể sau.
Mục tiêu: Xây dựng một khu dân cư mới nằm trong thành phố hay ngoại ô với cơ sở
hạ tầng có đủ đường sá và công trình vệ sinh.