Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.92 KB, 5 trang )

BỆNH HẮC VÕNG MẠC TRUNG TÂM THANH DỊCH
(Central serous chorioretinopathy)
(Kỳ 1)
Đây là một bệnh đã được biết tới từ lâu. Từ trước đến nay bệnh được gọi
với nhiều tên khác nhau:
- Viêm võng mạc trung tâm tái phát (Von Graefe, 1866).
- Viêm võng mạc trung tâm (Asayama, 1898).
- Viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: Uhthoff (1912); Hasuda
(1914), Fuchs (1916); Kitahara (1932).
+ Bong võng mạc dẹt nguyên phát vùng hoàng điểm (Walsh và Sloan,
1934).
+ Bệnh võng mạc trung tâm thanh dịch (Dorne, 1971 và Coscas, 1972).
Do bệnh ảnh hưởng cả hắc mạc và võng mạc thuật ngữ thường được sử
dụng hơn ngày nay là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch đặc trưng bằng sự xuất hiện một
bọng thanh dịch của võng mạc cảm thụ do biến đổi hàng rào hoặc các chức năng
bơm ở biểu mô sắc tố võng mạc.
I. LÂM SÀNG.
Đây là bệnh của người trẻ và trung niên (từ 30 – 50 tuổi) nam gặp nhiều
hơn nữ với tỷ lệ nam/nữ là 10/1; đại bộ phận bị một mắt, song cũng có một tỷ lệ
nhất định bị cả hai mắt. Bệnh có tính tái phát, nhiều tác giả báo cáo tỷ lệ tái phát là
30% trong vòng 2 năm.
Người ta chia bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch thành 4 thể chủ yếu
dựa vào hình ảnh chụp mạch huỳnh quang võng mạc
- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch điển hình
- Thể bong biểu mô sắc tố đơn thuần
- Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch không điển hình
- Bệnh biểu mô sắc tố võng mạc toả lan
1.1. Triệu chứng cơ năng.
Các hình thái lâm sàng có triệu chứng cơ năng gần giống nhau. Chỉ biểu
hiện những triệu chứng cơ năng khi bọng bong thanh dịch đã lan tới vùng trung


tâm biểu hiện bằng hội chứng hoàng điểm.
Hội chứng hoàng điểm: Nhìn mờ: Thị lực giảm không hoàn toàn giống
nhau, thường giảm còn 5/10 – 6/10; giai đoạn đầu, dùng kính viễn + 0,5D – 1 +
1,5D thị lực tăng. Có hiện tượng giả viễn thị do võng mạc bị đội lên bởi dịch rỉ
dưới võng mạc.
Ở những bệnh nhân tái phát nhiều lần thị lực có thể chỉ còn 1/10 hoặc thấp
hơn.
- Ám điểm trung tâm: Bệnh nhân thấy có đám mờ hoặc tối trước mắt. Ám
điểm xuất hiện do rối loạn cơ năng của tế bào nón, nó bị tách ra khỏi biểu mô sắc
tố bởi dịch rỉ và trao đổi dinh dưỡng giữa tế bào nón với mao mạch hắc mạc bị ảnh
hưởng.
- Nhìn vật biến dạng, méo, cong, thu nhỏ và xa ra. Dùng lưới Amsler khám
sẽ thấy các đường thẳng bị cong, méo mó, thường có cả ám điểm.
- Rối loạn sắc giác: Rối loạn sắc giác trục xanh – vàng là triệu chứng sớm
nhất của bệnh, tồn tại lâu, khi bệnh đã ổn định, rối loạn sắc giác vẫn còn trong
khoảng 2 – 3 tháng. Nó có giá trị trong chẩn đoán, theo dõi tiến triển và tiên lượng
của bệnh: khi bệnh giảm rối loạn sắc giác cũng giảm, nếu bệnh tái phát nhiều lần,
rối loạn sắc giác trục xanh – vàng sẽ tồn tại mãi mãi.
- Thích ứng sáng tối giảm sút: Test loá hoàng điểm: Chiếu sáng vùng hoàng
điểm trong 30 giây với máy soi đáy mắt thông thường. Đo thị lực trước và sau khi
làm test. Bình thường sau 30 – 50 giây, thị lực hồi phục bằng trước khi làm test.
Trong các bệnh hoàng điểm, thị lực hồi phục chậm hơn người bình thường 4 – 5
lần.
1.2. Triệu chứng thực thể và cận lâm sàng.
1.2.1. Bệnh hắc võng trung tâm thanh dịch điển hình.
* Đáy mắt.
- Hoàng điểm sẫm màu, giảm hay mất ánh trung tâm.
- Dấu hiệu chính là bong thanh dịch võng mạc vùng hoàng điểm (bọng giữa
lớp võng mạc cảm thụ và biểu mô sắc tố bởi một lớp dịch trong) kích thước
thường khoảng 2 – 3 đường kính đĩa thị, bờ của vùng bong nghiêng và hoà nhập

dần với vùng võng mạc xung quanh còn nguyên vẹn.
- Soi lập thể với đèn khe, kính Goldmann, kính Hruby hoặc kính Volk 60D
– 90D giúp nhìn thấy vùng bong rõ hơn, ngoài ra nó còn giúp loại trừ màng tân
mạch hắc mạc cũng xảy ra đồng thời.
Trên bọng bong này có thể thấy những chấm tủa màu vàng nhạt, nhỏ như
đầu kim, tách biệt nhau, ranh giới rõ ràng, không có khuynh hướng kết nhập lại.
Các chấm tủa không có ngay từ những ngày đầu bị bệnh mà xuất hiện sau
vài tuần tiến triển (theo Dorne, 1971: thường là sau 4 tuần).
Chú ý: Nếu có lẫn rối loạn sắc tố, tân mạch hay xuất huyết nên nghĩ đến
phối hợp bệnh khác của vùng hoàng điểm.

×