Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC VIÊM NHIỄM CỦA MI MẮT (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.58 KB, 5 trang )

CÁC VIÊM NHIỄM CỦA MI MẮT
(Kỳ 2)
1.3.2 Viêm bờ mi tăng tiết bã nhờn (seborrheic blepharitis).
- Có thể đơn độc.
- Có thể phối hợp với viêm bờ mi do tụ cầu vì nhiều khi bã làm tắc tuyến.
Tụ cầu rất ưa những nơi có nang lông, nhiều tuyến bã nên dễ gây viêm, có
thể thành nhọt (viêm nang lông sâu).
- Viêm chủ yếu khu trú ở bờ mi phía trước:
Triệu chứng: Nóng, rát, ngứa, sợ ánh sáng, nặng mi, đôi khi có cảm giác dị
vật. Thường kèm tăng tiết bã nhờn ở da đầu, trán, vùng mặt, tai hoặc vùng xương
ức.
Dạng khô gồm: Viêm mi, vảy gầu khô ở mi.
Dạng ướt: Gồm tiết nhờn và lắng đọng chất mỡ nhờn ở lông mi, những
chất này có thể khô đi tạo thành vảy.
+ Thường kèm viêm da bã nhờn.
+ 15% có viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc phối hợp. Viêm giác mạc đặc
trưng bằng tróc biểu mô dạng chấm ở 1/3 dưới giác mạc, khoảng 1/3 bệnh nhân
có khô mắt.
Pityrosporum Ovale và Orbiculare là những bào tử nấm men có rất nhiều ở
những vảy gầu, nhưng giá trị của chúng vẫn đang được bàn cãi.
Điều trị: Vệ sinh mi, cọ sạch vảy với xà phòng trung tính, massage bờ mi.
Nếu có tắc tuyến, cần nặn tuyến, dùng kháng sinh…
Đây là bệnh mãn tính, điều trị rất nan giải.
Thể vừa nhẹ có thể đáp ứng với vệ sinh mi
1.3.3. Loạn năng tuyến Meibomius.
Tuyến Meibomius là những tuyến hình ống, tiết ra chất bã nhờn với thành
phần chính gồm Sterol ester, ester sáp và một phần ít hơn là Triglyceride.
Những biến đổi ban đầu trong loạn năng tuyến Meibomius là sừng hoá biểu
mô ống tuyến và lỗ tuyến dẫn tới tắc tuyến. Tuyến bị giãn, biến đổi thành phần
lipid của chất tiết. Các vi khuẩn như: P.acnes, Staphylococcus… tiết ra men hủy
lipid, làm biến đổi các acid béo, gây mất ổn định màng film nước mắt.


Triệu chứng: Đau, rát, cảm giác dị vật, đỏ mi và kết mạc, nhìn lờ mờ và
chắp tái phát. Trong bệnh này, viêm chủ yếu giới hạn ở bờ mi phía sau, kết mạc và
giác mạc mặc dù đôi khi bệnh nhân có thể có những biểu hiện tăng tiết bã nhờn ở
phía trước bờ mi.
* Bờ mi phía sau thường không đều và có hình “vết bút lông” do các mạch
máu nổi lên và đi từ phía sau đến phía trước bờ mi.
* Các lỗ tuyến Meibomius có thể giãn ra hoặc biểu hiện dị sản với một nút
Protein sừng màu trắng lan rộng qua lỗ tuyến.
* Có thể có bọt ở liềm nước mắt dọc theo mi dưới.
* Thường bị mất ổn định màng nước mắt, giảm thời gian phá vỡ màng film
nước mắt (BUT).
* Viêm kết mạc, tróc biểu mô giác mạc dạng chấm.
* Trong 60% các trường hợp loạn năng tuyến Meibomius, có thể thấy một
hoặc nhiều biểu hiện của bệnh trứng cá đỏ ở mặt bao gồm: Giãn mao mạch, ban
đỏ dai dẳng, sần, mụn mủ, phì đại tuyến bã nhờn và mũi sư tử.
Điều trị:
+ Chườm nóng mi và cọ sạch bờ mi bằng dầu gội đầu dịu để làm sạch lipid
và chất viêm.
+ Uống kháng sinh nhóm cyclin như Tetracyclin 250mg x 4 lần/ngày hoặc
Doxycyclin 100mg/ngày trong 4 tuần.
+ Có thể phải dùng Corticosteroid tra mắt ít ngày trong những trường hợp
viêm vừa đến viêm nặng.
1.3.4 Viêm bờ mi do Demodex (Demodicosis).
Demodex folliculorum là một loài côn trùng sống ở chân lông mũi và mi,
chui vào nang lông đẻ trứng.
Khám trên sinh hiển vi thấy viêm bờ mi phía trước, các vẩy ở bờ mi giống
như một ống bao quanh chân lông mi. Nhổ lông mi soi trên phiến kính có thể thấy
Demodex bám ở chân lông mi.
Điều trị: Cọ chải vệ sinh bờ mi, nhổ bỏ bớt những lông mi đã có vảy vì
trong vảy có trứng của Demodex. Tra thuốc mỡ kháng sinh Bacitracin,

Erythromycin hoặc Sulfacetamid.
1.3.5. Viêm bờ mi do rận bẹn (Phthiriasis).
Rận bẹn Phthirus pubis thường thấy ở lông bộ phận sinh dục, tuy nhiên
chúng có thể di cư đến râu, lông mày, lông mi. Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp với
bệnh nhân hoặc qua đồ dùng cá nhân (khăn mặt, đồ vải).
Khám lâm sàng thấy có viêm mi, kết mạc. Soi đèn khe thấy rận hút máu
vùng chân lông mi và nhiều trứng bám trên lông mi.
Điều trị: Hớt hết lông mi để loại bỏ trứng rận, vệ sinh bờ mi, lau bờ mi
bằng dầu gội đầu có chứa Benzene hexachloride 1% và bôi mỡ Oxyt thuỷ ngân
1% trong 14 ngày.

×