Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.84 KB, 6 trang )
Tìm hiểu về Bệnh túi thừa và
Viêm túi thừa đại tràng
(Kỳ 2)
D- TRIỆU CHỨNG BỆNH TÚI THỪA
Khi các túi thừa bắt đầu hình thành, thường rất ít triệu chứng, ngoại trừ
thỉnh thoảng có những cơn co thắt ở vùng hố chậu trái. Khi bệnh túi thừa tiến triển
xa, đại tràng thấp có thể trở nên ít di động, biến dạng, và hẹp lại. Lúc đó, phân
thường mỏng và có dạng viên nhỏ, táo bón, đôi khi kèm những đợt tiêu chảy. Khi
đó sẽ nảy sinh những vấn đề về cơ học và cấu trúc, việc điều trị trở nên khó khăn
hơn.
E- BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TÚI THỪA
Tỉ lệ biến chứng của bệnh túi thừa tương đối khá thấp. Tuy nhiên các biến
chứng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra. Viêm túi thừa là biến chứng thường gặp
nhất.
Biến chứng tắc miệng túi thừa đại tràng
F- VIÊM TÚI THỪA - biến chứng thường gặp nhất của bệnh túi thừa
Như một trái bóng, túi thừa dãn nở ra, thành trở nên mỏng hơn so với phần
còn lại của đại tràng. Đại tràng là nơi cư trú của nhiều loại vi trùng có ích khi
chúng còn ở trong đại tràng. Tuy nhiên, các vi trùng này có thể thâm nhập qua
thành mỏng của túi thừa và gây ra nhiễm trùng, tình trạng này gọi là viêm túi thừa.
Viêm nhẹ chỉ gây hơi đau ở vùng hố chậu trái. Nếu viêm nặng sẽ gây đau nhiều và
sốt. Viêm túi thừa cần được điều trị. Cần phải dùng kháng sinh và nhịn ăn, đôi khi
cần nhịn cả uống để giúp đại tràng được nghỉ ngơi. Trong những trường hợp nặng,
bệnh nhân cần nhập viện điều trị.
G- XUẤT HUYẾT
Biến chứng xuất huyết xảy ra do vỡ một mạch máu ở túi thừa đại tràng.
Máu tươi chảy ra nhiều từ hậu môn hoặc có khi tiêu phân sậm, màu gỗ gụ khi xuất