Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi hock kỳ II vật lý 6(có ma trận đề)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.53 KB, 4 trang )

Đề kiểm tra học kỳ II
Môn Vật Lý 6
Năm học 2009 – 2010
I.Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Kiểm tra các kiến thức trong chương II, sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. Ứng dụng sự nở vì nhiệt,
nhiệt kế - nhiệt giai. Sự nóng chảy và sự đông đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ, sự sôi.
* Kỹ năng:
- Tính toán chính xác hợp lý, trình bày, vận dụng, khả năng tư duy.
* Thái độ:
Nghiêm túc, tự giác, độc lập suy nghĩ, trung thực trong kiểm tra.
II. Ma trận đề.
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
TNKQ
Thông hiểu
TNKQ
Vận dụng
TN
Tổng
Sự nở vì nhiệt
của các chất
( 3t)
Câu 7 0,5 Câu 1 0,5

Câu 6 0,5
3 1,5
Ứng dụng sự
nở vì nhiệt ( 1t)
Câu 10 0,5 1 0,5


Nhiệt kế -
nhiệt giai ( 1t)
Câu 9 0,5 1 0,5
Sự nóng chảy
và sự đông đặc
Câu 5 0,5 Câu 2 0,5
Câu 11 1,25
Câu 14 2,5 4 4,75
Sự bay hơi và
sự ngưng tụ
Câu 3 0,5 Câu 4 0,5
Câu 12 0,75
3 1,75
Sự sôi Câu 8 0,5 Câu 13 0,5 2 1
Tổng Tổng 6 3 7 4,5 1 2,5 14 10
III. Đề kiểm tra.
Câu 1.(0,5đ) Ở nhiệt độ 4
o
C một lượng nước xác định sẽ có:
a. Trọng lượng lớn nhất.
b. Trọng lượng riêng lớn nhất.
c. Trọng lượng nhỏ nhất.
d. Trọng lượng riêng nhỏ nhất.
Câu 2. (0,5 đ) Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự đông đặc?
a. Ngọn nến vừa tắt c. Ngọn nến đang cháy
b Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh. d. Ngọn đèn dầu đang cháy
Câu 3 (0,5đ) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
a. Nhiệt độ của chất lỏng. c. Diện tích mặt thóang chất lỏng.
b. Lượng chất lỏng. d. Gió trên mặt thoáng chất lỏng
Câu 4. (0,5đ) Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

a. Khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước. c. Phơi quần áo cho khô.
b. Nước trong cốc cạn dần d. Sự tạo thành hơi nước.
Câu 5. (0,5đ) Thủy ngân trong phòng có nhiệt độ nóng chảy là -39
o
C và nhiệt độ sôi là 357
o
C. Khi phòng có
nhiệt độ 30
o
C thì thủy ngân tồn tại ở:
a. Chỉ ở thể lỏng.
b. Chỉ ở thể hơi.
c. Ở cả thể lỏng và thể hơi.
d. Ở cả thể rắn, thể lỏng và thể hơi.
Câu 6. ( 0,5đ) Khi đưa nhiệt độ từ 30
o
C xuống 5
o
C, thanh đồng sẽ:
a. Thanh đồng sẽ co lại. c. Thanh đồng sẽ giảm thể tích
b. Thanh đồng sẽ giãn nở ra. d. a và c đúng
Câu 7. ( 0,5 đ) Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?
a. Rắn, lỏng, khí c. Khí, lỏng, rắn.
b. Rắn, khí, lỏng d. Khí, rắn, lỏng
Câu 8. (0,5đ) Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng:
a. Tăng dần lên c. Khi tăng khi giảm.
b. Giảm dần đi. d. Không thay đổi.
Câu 9. ( 0,5đ) Để đo nhiệt độ sôi của nước ta phải dùng nhiệt kế nào?
a. Nhiệt kế rượu c. Nhiệt kế thủy ngân.
b. Nhiệt kế y tế. d. Nhiệt kế nào cũng được

Câu 10. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép?
a. Băng kép được cấu tạo từ 2 thanh kim lọai có bản chất khác nhau.
b. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng.
c. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng.
d. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm.
II.Điền khuyết :(3đ)Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống :
Cau 11. Trong khi đang nóng chảy nhiệt độ của chất ………………… mặc dù ta tiếp tục ………………
Tương tự, trong khi đang đông đặc ………… của chất ………………… mặc dù ta tiếp
tục…………………………….
Cau 12b. Sự chuyển từ thể ……… sang thể ……… gọi là sự bay hơi. Sự bay hơi xảy ra ở ………………
của chất lỏng.
Cau 13 d. Sự sôi là sự ………… diễn ra ở cả trên mặt thóang lẫn …………………chất lỏng
III.Tự luận và bài tập:(3đ)
Vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt
độ theo thời gian.
Qui ước vẽ:
Trục nằm ngang là trục thời gian, mỗi cạnh của ô vuông là 1 phút.
Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ, mỗi cạnh của ô vuông là 1 độ.
Gốc nhiệt độ là -5
0
C .Gốc thời gian là 0 phút
Thời
gian(phút)
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nhiệt độ(
0
C) -5 -4 -3 -1 0 0 0 1 2 4



×