Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.48 KB, 39 trang )


Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

79
BÀI 4: PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

Nội dung
• Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh
• Các khái niệm kinh tế cơ bản liên quan
đến Luật Cạnh tranh
• Vi phạm pháp luật cạnh tranh và trách
nhiệm pháp lý



Mục tiêu Hướng dẫn môn học
• Sử dụng kiến thức kinh tế vi mô để giúp
học viên nắm được cơ sở lý thuyết của
pháp luật cạnh tranh
• Trang bị cho người học những khái niệm
cơ bản về cạnh tranh, độc quyền và thị
trường liên quan.
• Giúp học viên biết sử dụng các công cụ để
xác định thị trường liên quan trong một vụ
việc cạnh tranh cụ thể.


Thời lượng
• 10 tiết

Để học tốt bài này, học viên cần thực hiện


các công việc sau:
• Đọc kỹ Bài 4 Pháp luật cạnh tranh trong
giáo trình Luật Kinh tế của Chương
trình TOPICA.
• Tích cực thảo luận với giáo viên và học
viên qua mạng Internet.
• Tham khảo thông tin có trên trang web
của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ
Công thương www.vcad.gov.vn
• Đọc Luật Cạnh tranh 2004.



Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

80
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống
Siêu thị của công ty BTN nhận thấy nhu cầu xe máy hiệu
WZ của thị trường đang tăng cao. BTN đề nghị hãng sản
xuất xe máy nhãn hiệu nói trên ký hợp đồng mua 100 xe.
Biết đây là loại xe đang được thị trường ưa chuộng nên
hãng này đã hạn chế số lượng hàng bán ra nhằm tăng giá
bán. Đối với đề nghị của BTN, hãng xe này chấp nhận
bán 100 xe WZ với điều kiện BTN phải chấp nhận trong
hợp đồng mua thêm 100 mũ bảo hiểm do hãng này sản
xuất. BTN đã nhập về rất nhiều mũ bảo hiểm của hãng
khác và thị trường mũ bảo hiểm đã bắt đầu trở nên bão
hòa, do vậy BTN không có nhu cầu mua thêm mũ bảo hiểm. Do không chấp nhận yêu cầu mu
a

kèm mũ bảo hiểm nên hợp đồng giữa BTN và hãng xe máy không được ký kết.

Câu hỏi gợi mở
Theo anh (chị), yêu cầu buộc phải mua kèm mũ bảo hiểm của hãng xe máy nói trên có vi phạ
m
pháp luật không? Vì sao?

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

81
4.1. Cơ sở lý thuyết của pháp luật cạnh tranh
4.1.1. Hiệu quả kinh tế
Bất cứ nền kinh tế nào cũng phải hướng tới hiệu
quả. Nếu các hoạt động của nền kinh tế không đạt
hiệu quả hoặc đạt hiệu quả thấp thì sẽ dẫn đến sự
lãng phí nguồn lực và kém phát triển. Hơn nữa,
nguồn lực xã hội không phải là dồi dào mà ở dạng
khan hiếm so với nhu cầu vô tận của con người,
chính vì vậy sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả
luôn là vấn đề đặt ra trong quản lý kinh tế và quản
lý xã hội.
Lý thuyết cấu trúc – hành vi – kết quả (S – C – P)
của nhà kinh tế học Joe Bain đã chỉ ra mối liên hệ
giữa hiệu quả kinh tế và cấu trúc thị trường. Theo lý thuyết này cấu trúc thị trường sẽ
quyết định hành vi của doanh nghiệp. Thông qua hành vi thực hiện trên thực tế, thị
trường sẽ cho kết quả tốt hoặc xấu.
Joe Bain chỉ ra bốn dạng cấu trúc thị trường phổ biến là thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền, thị trường độc quyền nhóm và thị
trường độc quyền. Hai loại thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền và độc quyền
nhóm được gọi chung là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Cấu trúc thị trường được xác định dựa trên các tiêu chí:
• Số lượng người bán,
• Số lượng người mua,
• Sự khác biệt về sản phẩm
• Sự tồn tại của rào cản gia nhập thị trường. Cấu trúc thị trường được thể hiện qua
bảng sau:
Hình thái
thị trường
Số người mua Số người
bán
Sự khác biệt sản
phẩm
Rào cản
gia nhập
Cạnh tranh
hoàn hảo
Rất lớn Rất lớn
Không khác,
giống hệt nhau
Không có
Cạnh tranh manh
tính độc quyền
Rất lớn Lớn Khác chút ít Không có
Độc quyền nhóm Rất lớn Ít Khác nhiều Lớn
Độc quyền Rất lớn Một
Sản phẩm
đơn nhất
Rất lớn
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét hiệu quả kinh tế tương ứng với từng cấu trúc thị trường.


Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

82
4.1.1.1. Hiệu quả phân bổ nguồn lực
Trước hết, chúng ta xem xét hình thái thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hình thái thị
trường này dựa trên các giả định sau:
• Người tiêu dùng muốn tối đa hóa giá trị sử dụng;
• Các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận và doanh nghiệp có được tự do cũng
như dễ dàng tiếp cận mọi thông tin cần thiết để đánh giá những giao dịch nào có
thể tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác doanh nghiệp có được thông tin hoàn hảo;
• Sản phẩm trên thị trường là giống nhau;
• Số lượng người bán đủ lớn do vậy không doanh nghiệp nào có khả năng chi phối
giá cả trên thị trường;
• Không có rào cản gia nhập thị trường.
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tỷ suất lợi
nhuận cân bằng trên tất cả các thị trường. Không
doanh nghiệp nào có được tỷ suất lợi nhuận lớn hơn
doanh nghiệp khác. Vì vậy, mỗi người tiêu dùng sẽ
đạt được hiệu quả tốt nhất về hàng hóa và dịch vụ
đối với chi tiêu của họ.
Độc quyền là hình thái thị trường đối lập của cạnh
tranh hoàn hảo. Trong thị trường độc quyền, chỉ có một người bán và tồn tại rào cản
thị trường để ngăn cản việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp khác. Doanh
nghiệp độc quyền sẽ ấn định giá sản phẩm cao hơn so với điều kiện của thị trường
cạnh tranh. Điều này có thể làm giảm số lượng bán ra nhưng tổng lợi nhuận của nhà
độc quyền vẫn cao hơn. Vì vậy, người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn cho sản phẩm.
Nói tóm lại, độc quyền dẫn tới sự phân bổ không hiệu quả các nguồn lực của xã hội.
Mô hình dưới đây sẽ chứng minh cho tính không hiệu quả này.
Pc 50
Giá/

Chi phí
Chi phí
Sản lượng
Q
m
700
L
D
Cầu
Q
c
1000

P
m
80

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

83
Giả thiết rằng, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, chi phí sản xuất một sản phẩm
nhất định là 50 đồng (Pc). Nếu một doanh nghiệp thực hiện tăng giá trên chi phí, giá
sẽ bị kéo về bằng với chi phí do áp lực thị trường và tổng sản phẩm được sản xuất sẽ
là 1.000 (Qc). Khi đó tổng chi phí là 50 x 1.000 = 50.000 đồng và cân bằng với tổng
doanh thu.
Trong điều kiện độc quyền, chỉ có một người bán và doanh nghiệp độc quyền là người
ấn định giá. Do đó, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng việc hạn chế sản lượng.
Giả sử doanh nghiệp độc quyền giảm sản lượng còn 700 sản phẩm (Qm) và giá tăng
lên 80 đồng cho một sản phẩm (Pm). Tổng chi phí lúc này là 50 x 700 = 35.000 đồng
và tổng doanh thu là 80 x 700 = 56.000 đồng. Do đó lợi nhuận là 21.000 đồng.

Giá cả độc quyền làm ng
ắt quãng đường cầu từ Qc xuống Qm và dẫn tới sự phân bổ
không hiệu quả nguồn lực. Xét trên toàn nền kinh tế, chỉ có 35.000 đồng được phân bổ
cho sản xuất trong khi đó dưới điều kiện cạnh tranh sẽ có 50.000 đồng được phân bổ
cho sản xuất. Bản thân người tiêu dùng cũng bị thiệt hại bởi họ không có cơ hội được
sử dụng sản phẩm do giá cả
tăng cao. Tam giác D trong đồ thị thể hiện phần thiệt hại
đối với người tiêu dùng. Trong kinh tế học, hiện tượng này được gọi là “thiệt hại mất
trắng về của cải”.
4.1.1.2. Hiệu quả sản xuất
Các doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh thường có xu hướng hạn
chế sản lượng và tăng giá sản phẩm. Hơn nữa, các doanh nghiệp này cũng sẽ ít đầu tư
vào việc đổi mới sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Ngược lại, trong các thị
trường cạnh tranh, doanh nghiệp buộc phải đổi mới để nâng cao hiệu quả sản xuất bởi
vì người tiêu dùng có sự lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm để mua với giá thấp và chất
lượng cao. Như vậy, cạnh tranh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phải chú ý đến hiệu quả
sản xuất, qua đó góp phần làm tăng hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế cũng như mang
lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Chi phí sản xuất thấp là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất. Chi phí
sản xuất trong nhiều trường hợp sẽ được hạn chế nhờ vào “tính kinh tế của quy mô”
và “tính kinh tế của phạm vi”.
“Tính kinh tế của quy mô” là khái niệm được dùng để chỉ sự thay đổi về chi phí sản
xuất một sản phẩm nếu sản phẩm được sản xuất ở quy mô lớn. Chi phí sản xuất một
đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống theo mức độ tăng lên của quy mô sản xuất. Chẳng hạn
như trong lĩnh vực may mặc, việc sản xuất hàng loạt có thể làm cho giá thành sản


Bài 4: Pháp luật cạnh tranh


84
phẩm hạ xuống rất nhiều nhờ tiết kiệm chi phí vận hành máy móc, chi phí nhân công
và nhờ vào việc được hưởng những ưu đãi về giá sản phẩm đầu vào do mua với số
lượng lớn.
“Tính kinh tế của phạm vi” là khái niệm để chỉ việc giảm chi phí sản xuất một đơn vị
sản phẩm do việc kết hợp sản xuất hai hay nhiều hàng hóa trong cùng một doanh
nghiệp thay vì phải sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác nhau. Chẳng hạn như các
hãng vận tải thường bán vé khứ hồi rẻ hơn vé một chiều hoặc nếu các nhà máy đóng
tàu sản xuất được động cơ tàu thủy thì sản phẩm sẽ có giá thành thấp hơn trường hợp
nhà máy chỉ đóng vỏ tàu và phải nhập động cơ từ nhà máy sản xuất khác.
4.1.2. Quan điểm xây dựng chính sách và pháp luật cạnh tranh
Cạnh tranh có tác dụng duy trì hiệu quả phân bổ
nguồn lực, vì vậy, pháp luật cạnh tranh có vai trò
quan trọng trong việc tạo lập và duy trì môi trường
cạnh tranh bình đẳng cho nền kinh tế. Tuy nhiên,
phân tích về hiệu quả phân bổ nguồn lực cho thấy
rằng, pháp luật cạnh tranh không nên đặt tham vọng
quá lớn vào việc điều chỉnh cấu trúc thị trường trở
về với cạnh tranh hoàn hảo.
Lý do là vì mô hình cạnh tranh hoàn hảo dựa trên những giả định đã được đơn giản
hóa và không thể đạt được trên thực tế.
Chẳng hạn như giả định các sản phẩm trên thị trường là đồng nhất nhưng trong
thực tế các nhà sản xuất luôn luôn có xu hướng tạo ra những khác biệt về sản phẩm
của chính mình.
Giả định tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận cũng
không phù hợp với thực tế, bởi trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường
chỉ dừng ở mục đích tìm kiếm lợi nhuận ở mức độ thỏa mãn.
Bên cạnh đó, giả thiết về việc có một số lượng rất lớn các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ trên thị trường cũng cần xem xét. Trong nhiều trường hợp, “tính kinh tế của quy
mô” đòi h

ỏi chỉ cần một hoặc một vài doanh nghiệp trên thực tế. Chẳng hạn trên phạm
vi một tỉnh, thành phố chỉ cần một hoặc hai tờ báo được phát hành là đủ. Các ngành
dịch vụ hạ tầng cơ sở như mạng điện thoại, đường truyền tải điện, hệ thống đường dẫn
khí gas, cảng biển, sân bay thuộc dạng độc quyền tự nhiên bởi vì chỉ cần một nhà cung
cấp là có khả năng thỏa mãn được toàn bộ nhu cầu của xã hội.
Chính vì những lý do này mà chúng ta không thể
đạt được cạnh tranh hoàn hảo. Các nhà kinh tế học
đã đưa ra lý thuyết cạnh tranh hiệu quả với mục
đích mang tính thực tế hơn khi xây dựng chính
sách và pháp luật cạnh tranh.
Quan điểm này đặt cơ sở cho việc xây dựng pháp
luật cạnh tranh theo hướng không nên thay đổi
nhữ
ng đặc điểm của cấu trúc thị trường, tức là
không nên chia nhỏ các doanh nghiệp đang tồn tại
trong thị trường độc quyền hoặc độc quyền nhóm

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

85
mà chỉ điều chỉnh các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp đó.
Xét về phương diện hiệu quả sản xuất, cạnh tranh và hợp tác giữa các doanh nghiệp
đều có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong những trường hợp nhất định. Điều đó
đặt ra yêu cầu là luật cạnh tranh sẽ điều tiết các hoạt động tập trung kinh tế như thế
nào để sao cho thỏa mãn được nhu cầu sử dụng “tính kinh tế của quy mô” và “tính
kinh tế của phạm vi” trong khi vẫn kiểm soát được các hành vi lạm dụng sức mạnh thị
trường của các doanh nghiệp có quy mô lớn. Nói cách khác, có những hành vi gây hạn
chế cạnh tranh như sáp nhập hay thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh làm tăng sức
mạnh thị trường vẫn có thể được phép thực hiện nếu xét về tổng thể nó mang lại hiệu
quả kinh tế.

Quan điểm này cho thấy khi xem xét bất cứ một hành vi gây hạn chế cạnh tranh nào
cũng phải tính đến nó có tác động ra sao đến người tiêu dùng và nền kinh tế nói
chung. Nếu hiệu quả kinh tế mà nó mang lại lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra thì
hành vi đó vẫn nên được thừa nhận.
4.2. Các khái niệm kinh tế cơ bản liên quan đến luật cạnh tranh
4.2.1. Cạnh tranh trong kinh doanh và thị trường liên quan
4.2.1.1. Cạnh tranh trong kinh doanh
Cạnh tranh trong kinh doanh là hành vi của các doanh nghiệp đối lập với nhau và là
đối thủ của nhau cung ứng hàng hoá, dịch vụ, nhằm làm thoả mãn nhu cầu giống
nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một
lượng khách hàng thường xuyên.
Cạnh tranh trong kinh doanh có 3 đặc trưng sau:
• Phải tồn tại thị trường để ở đó cạnh tranh diễn ra
• Có sự tham gia của ít nhất hai hoặc nhiều người
cung cấp hoặc có nhu cầu
• Những người này có ít nhất một số mục đích đối
kháng, việc đạt được mục đích của người này là
tương ứng với sự thất bại của người kia.
Như vậy, để xác định có cạnh tranh xảy ra giữa hai hoặc nhiều sản phẩm thì điều đầu
tiên cần xác định được là giữa những sản phẩm đó cùng tồn tại một thị trường chung.
Thị trường chung đó được gọi là thị trường liên quan. Đây là khái niệm cơ bản và đòi
hỏi phải được xác định trong mọi vụ việc cạnh tranh bởi vì các hành vi chỉ được coi là
cạnh tranh với nhau nếu chúng xảy ra trên cùng một thị trường. Chẳng hạn như các
nhà sản xuất giầy chỉ có thể cạnh tranh với nhau trên thị trường sản phẩm giầy hoặc ít
nhất là trên thị trường sản phẩm gần với nó như dép hoặc guốc chứ không thể cạnh
tranh với các sản phẩm như túi xách hoặc quần áo…
Chính vì lý do này mà trong mọi vụ việc cạnh tranh, nguyên đơn luôn cố gắng lập
luận để đi đến một định nghĩa về thị trường theo nghĩa r
ộng, ngược lại bị đơn thường
tìm mọi cách để thuyết phục tòa án bằng việc đưa ra một định nghĩa thị trường theo

nghĩa hẹp.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

86
4.2.1.2. Thị trường liên quan
Thị trường liên quan là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau một cách hợp lý trong một khu vực địa lý nhất định.
Xác định thị trường liên quan là một công việc quan trọng nhưng không đơn giản.
Thông thường thị trường liên quan được xác định dựa trên hai yếu tố thị trường về
mặt sản phẩm và thị trường về mặt địa lý.
• Thị trường về mặt sản phẩm:
Để được coi là tồn tại trong một thị trường liên quan thì các hàng hoá phải có khả
năng thay thế cho nhau một cách hợp lý. Hàng hóa "có khả năng thay thế cho
nhau" là một khái niệm trừu tượng, được xác định dựa vào các yếu tố định tính,
định lượng và dựa trên suy đoán của cơ quan giải quyết tranh chấp. Có nhiều tiêu
chí để xác định khả năng thay thế cho nhau của sản phẩm, trong đó có ba yếu tố cơ
bản là thay thế về đặc tính, về mục đích sử dụng và về giá cả.
o Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác
định dựa vào các yếu tố tính chất vật lý, hóa
học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ và khả
năng hấp thụ đối với người sử dụng. Nếu các
sản phẩm có nhiều đặc tính giống nhau thì
được coi là có khả năng thay thế cho nhau về
đặc tính.
o Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định bằng mục đích sử dụng
chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó. Nếu mục đích sử dụng của hàng hóa,
dịch vụ giống nhau thì chúng được coi là có khả năng thay thế cho nhau về mặt
sản phẩm. Chẳng hạn như các sản phẩm cùng thoả mãn một nhu cầu như giầy,
guốc, dép thì được coi là thuộc một thị trường liên quan.

o Giá cả của sản phẩm được xác định là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy
định của pháp luật. Khả năng thay thế về mặt giá giữa các sản phẩm với nhau
thường được xác định dựa trên độ co giãn chéo về giá.
• Thị trường về mặt địa lý:
Thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý
cụ thể trong đó có các hàng hoá, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh
tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu
vực địa lý lân cận.
Khu vực địa lý của thị trường thường được xác
định dựa trên các yếu tố sau :
o Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản
phẩm liên quan
o Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ
gần với khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp để có thể tham
gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

87
o Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý
o Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý
o Rào cản gia nhập thị trường.
Quy tắc SSNIP
Quy tắc SSNIP, hay còn gọi là quy tắc “tăng giá ít nhưng kéo dài” thường được sử
dụng để xác định độ co giãn chéo về giá. Quy tắc này được hiểu như sau “giả sử một
doanh nghiệp có vị trí độc quyền tăng giá sản phẩm lên khoảng từ 5% đến 10% trong
một thời gian đủ dài (từ 6 tháng đến 1 năm) thì những sản phẩm được người tiêu dùng
chuyển sang mua sẽ được coi là sản phẩm thay thế”. Quy tắc SSNIP được áp dụng
đối với doanh nghiệp có sức mạnh thị trường. Trong trường hợp doanh nghiệp không

có sức mạnh thị trường thì phải giả định doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền hoặc vị
trí thống lĩnh để xác định sự thay thế về giá giữa các sản phẩm.
Pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng sử dụng quy tắc SSNIP để xác định thị
trường sản phẩm liên quan. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nội dung của
nguyên tắc này như sau: hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau
về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh
sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch
vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử
dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên
quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp. Trường hợp số người tiêu dùng sinh
sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng
mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó. (Điểm
C, Khoản 5, Điều 4 Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh).
Quy tắc SSNIP có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc xác định khả năng thay thế về
giá giữa các sản phẩm, qua đó xác định được thị trường liên quan. Tuy nhiên, quy tắc
này có hạn chế ở chỗ nó có thể dẫn đến “hội chứng giấy bóng kính”. Đây là hiện
tượng doanh nghiệ
p đã lạm dụng vị trí độc quyền để định giá sản phẩm rất cao so với
giá trị thực tế trước khi vấn đề xác định thị trường liên quan được đặt ra. Vì vậy, nếu
doanh nghiệp tiếp tục nâng giá thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang mua những sản
phẩm thực sự không tương đồng về mặt mục đích. Trong trường hợp đó, về mặt lý
thuyết, s
ản phẩm của doanh nghiệp và sản phẩm người tiêu dùng chuyển sang mua
được coi là có thể thay thế cho nhau về giá nhưng về mặt thực tế, những sản phẩm đó
có tính năng sử dụng quá khác xa nhau nên việc khẳng định chúng tồn tại trên cùng
một thị trường là khó thuyết phục. Điều đó dẫn đến kết quả là thị trường liên quan sẽ
được hiểu quá rộng so với thực tế
. Hệ quả nguy hại của nó là sẽ xác định không chính
xác vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền của một doanh nghiệp bởi vì nếu thị trường

được xác định ở phạm vi hẹp thì doanh nghiệp đã có thể bị rơi vào trường hợp có
sức mạnh thị trường nhưng trên thị trường có phạm vi rộng hơn, thị phần của
doanh nghiệp giảm đi và do đ
ó doanh nghiệp thoát khỏi vị trí độc quyền hoặc vị trí
thống lĩnh.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

88

Để khắc phục tình trạng này, trong trường hợp cần thiết, pháp luật cho phép xác định
thêm cả những người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể
chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với
hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá
của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 6 tháng liên tiếp.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này chỉ trong trường hợp thật cần thiết, nếu không
sẽ có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc xác định thị trường liên quan và khả năng dẫn
đến sai lệch trong giải quyết vụ việc cạnh tranh là rất lớn.
4.2.2. Rào cản thị trường
Rào cản được coi là đặc trưng quan trọng nhất của
một thị trường độc quyền, bởi lẽ nếu không có rào
cản, các doanh nghiệp khác sẽ lập tức tham gia vào
thị trường kinh doanh khi nhà độc quyền thực hiện
chính sách tăng giá bán hoặc giảm chất lượng và số
lượng sản phẩm. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh
khi muốn trở thành độc quyền đều cần phải có một
rào cản và nhờ vào đó để cản trở các đối thủ khác.
Rào cản thị trường được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, trong đó có các hình thức phổ biến
như quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh,

doanh nghiệp thực hiện cắt giảm giá bán hàng hóa
hoặc rào cản hình thành do độc quyền tự nhiên.
4.2.2.1. Các quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh
Đây là loại rào cản rất thường gặp, nó tạo ra sự độc quyền hợp pháp cho các doanh
nghiệp. Rào cản thị trường do pháp luật tạo ra có thể mang tính hợp lý hoặc bất
hợp lý.
• Trong trường hợp Chính phủ của các quốc gia sử dụng pháp luật để đảm bảo phát
triển kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo hộ sản xuất trong nước thì những
quy định mang tính chất rào cản đó là cần thiết.
Ví dụ
Điển hình cho “hội chứng giấy bóng kính” là trường hợp của công ty E.I. du Pont de
Nemours. Đây là doanh nghiệp sản xuất giấy bóng kính. Nếu giấy bóng kính được coi là có
thị trường riêng biệt thì công ty này có vị trí độc quyền trên thị trường đó. Tuy nhiên, lạm
dụng vị trí này, DuPont đã ấn định giá bán sản phẩm rất cao ngay từ đầu khiến cho khi giá
bán tăng thêm 5%, người tiêu dùng chuyển sang mua các loại giấy khác như giấy ráp, giấy
nhôm, giấy poly… Dự
a vào tiêu chí độ co giãn về giá, DuPont cho rằng giấy bóng kính
không có thị trường riêng mà có thị trường liên quan với các loại giấy thay thế như đã nói ở
trên. Vì lý do này, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã khẳng định DuPont không có sức mạnh thị
trường nên không phải chịu phán quyết lạm dụng sức mạnh thị trường. Đây là quyết định
không thuyết phục của tòa án và sau đó được thừa nhận là “hội chứng giấy bóng kính”.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

89
Chẳng hạn như pháp luật trao cho chỉ một hoặc
một số doanh nghiệp nhất định được hoạt động
trong các lĩnh vực mà Nhà nước cần giữ độc
quyền như các ngành thuộc an ninh, quốc phòng
hay những ngành dịch vụ công ích hoặc những

lĩnh vực có tác động mạnh và ảnh hưởng đến
đời sống của toàn bộ xã hội như cấp, thoát nước,
nắm giữ mạng lưới truyền tải điện quốc gia,
mạng lưới đường sắt, tàu hỏa…

Ngoài ra, trong các trường hợp để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể sáng
tạo, Nhà nước sẽ cấp bằng phát minh sáng chế - patăng cho các chủ thể đó. Bằng
phát minh sáng chế này sẽ tạo ra sự độc quyền tạm thời cho một chủ thể nhất định
phù hợp với thời gian sáng chế đó được bảo hộ.
Các quy định của pháp luật về hạn chế cạnh tranh còn tồn tại trong những trường
hợp để bảo hộ sản xuất trong nước, chẳng hạn như việc quy định đánh thuế cao đối
với một số mặt hàng nhập khẩu nhất định.

• Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những quy định của pháp luật lại tạo ra rào cản
bất hợp lý và cần phải được loại bỏ.
Chẳng hạn như ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định buộc các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn tỉnh chỉ được mua xi măng do tỉnh nhà sản xuất, hay việc sở giáo
dục của một địa phương yêu cầu các trường học của địa phương đó chỉ được mua
bút bi của một doanh nghiệp nhất định.
Một ví dụ khác liên quan đến rào cản pháp luật bất hợp lý là việc trước khi có
Pháp lệnh số 43/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về Bưu chính viễn thông, pháp luật quy định chỉ các doanh
nghiệp nhà nước mới được hoạt động trong lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa là pháp
luật đã đưa ra một quy định cản trở tất cả các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế
nhà nước tham gia kinh doanh trên thị trường bưu chính viễn thông.
Ví dụ
Một số nước như Mỹ và các nước phương Tây có các quy định về bảo hộ hay trợ giá
các mặt hàng nông sản. Chính phủ Australia thì “trao quyền độc quyền cho các nhà
xuất khẩu một số mặt hàng nhất định như đường, lúa mì, bởi họ cho rằng quyền độc
quyền sẽ giúp Australia có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới”. Nhìn chung bất cứ

quốc gia nào cũng thừa nhận sự
tồn tại của rào cản thị trường do pháp luật tạo ra, bởi lẽ
đây là một trong các điều kiện để đảm bảo lợi ích xã hội và lợi ích quốc gia.
Ví dụ
Ở Australia, để đảm bảo an toàn cho xã hội, Chính phủ một số bang chỉ cho phép vận
chuyển than đá, gỗ, xi măng, xăng dầu bằng đường sắt. Ở nước ta, chỉ một số doanh
nghiệp nhà nước nhất định mới được tham gia vào việc sản xuất vũ khí, đạn dược và vật
liệu nổ.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

90
Bên cạnh đó, những quy định của Chính phủ về việc đấu thầu hay chỉ định quota
trong một số trường hợp cũng là biểu hiện của các rào cản do pháp luật tạo ra trong
nền kinh tế thị trường.
4.2.2.2. Cắt giảm giá bán hàng hóa
Nhờ vào sức mạnh tài chính và kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp
giảm giá tới mức làm cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường cũng như các
doanh nghiệp khác là đối thủ đang kinh doanh trên thị trường không đủ sức cạnh tranh
và phải rút lui khỏi thị trường đó. Kết quả là doanh nghiệp sẽ giành phần thắng trong
cuộc đua về giá.


4.2.2.3. Độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là hiện tượng xảy ra trên thị
trường khi toàn bộ sản phẩm của thị trường đó nếu
được cung cấp bởi một doanh nghiệp thì sẽ ở mức
giá thấp hơn so với việc có hai hay nhiều doanh
nghiệp cùng cung cấp sản phẩm đó.
Điều này là do tính chất của sản phẩm hàng hóa

hoặc dịch vụ được cung cấp quyết định. Nói cách
khác độc quy
ền tự nhiên là mô hình tối ưu trong
những lĩnh vực nhất định, khi mà chỉ cần một nhà
sản xuất là đủ khả năng cung cấp sản phẩm cho thị
trường với hiệu quả kinh tế cao nhất. Vì thế nếu cho
phép các nhà cung cấp khác tham gia vào thị trường
sẽ dẫn tới “sự cạnh tranh lãng phí”.

Ví dụ
Sau khi tham gia vào thị trường nước uống có ga của Việt Nam, Coca Cola đã giảm giá bán
bằng cách tăng dung tích chai từ 207ml tới 300ml và giữ nguyên giá. Hơn thế nữa, công ty
này đã thực hiện khuyến mại bằng cách tặng thêm một thùng khi mua 3 thùng Coca Cola.
Trong thực tế, giá bán loại sản phẩm này đã giảm tới 25%. Coca Cola có thể làm như vậy
bởi vì so với các công ty của Việt Nam kinh doanh cùng lĩnh vực thời kỳ đó thì công ty này
có sức mạnh tài chính v
ượt trội. Kết quả là tất cả công ty nước uống có ga của Việt Nam đã
phải đóng cửa và Coca Cola trở thành độc quyền trên thị trường nước uống có ga ở Việt
Nam. Sau khi có được vị trí độc quyền, Coca Cola thực hiện tăng giá bán sản phẩm và
khách hàng vẫn phải chấp nhận vì không có sản phẩm khác thay thế.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

91
Ví dụ
Trong ngành sản xuất và kinh doanh điện, việc có nhiều nhà sản xuất điện cạnh tranh sẽ
làm giảm giá bán điện và nâng cao chất lượng điện được cung cấp. Tuy thế, trong một quốc
gia thì không nhất thiết mỗi nhà sản xuất điện phải xây dựng một hệ thống dây truyền tải
riêng biệt. Đó là điều không thể làm được đối với tất cả các doanh nghiệp vì nó đòi hỏi chi
phí rất lớn cũng như gây ra sự lãng phí không cần thiết. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản

xuất điện chỉ cần cùng sử dụng một hệ thống đường truyền tải là đủ. Khi đó doanh nghiệp
nắm giữ hệ thống truyền tải điện sẽ trở thành nhà độc quyền và hiện tượng này được gọi là
độc quyền tự nhiên. Những ví dụ khác về độc quyền tự nhiên có thể tìm thấy trong các
ngành như vận tải đường sắt, đường hàng không hay viễn thông. Trong các trường hợp này
độc quyền tự nhiên tồn tại ở chỗ chỉ cần một nhà cung cấp hệ thống đường ray, một nhà
cung cấp nhà ga sân bay và tương tự như vậy chỉ cần một doanh nghiệp cung cấp đường
trục viễn thông là đủ.
Các yếu tố mà ở đó độc quyền tự nhiên tồn tại được gọi là các “phương tiện thiết
yếu”. Hiện tượng này được gọi là độc quyền tự nhiên bởi vì có một lý do “tự nhiên”
cho độc quyền tồn tại, đó là bản thân sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải có một quy
mô kinh tế đủ lớn mới có thể cung cấp được sản phẩm ở hiệu quả cao nhất. Và do vậy,
độc quyền tự nhiên là một rào cản được hình thành tự nhiên trong thị trường.
Việc xác định rõ ranh giới của độc quyền tự nhiên là điều rất quan trọng trong việc
quy định độc quyền của một số ngành nhất định. Ở nước ta việc chưa phân định rõ
ràng đã dẫn đến độc quyền của các ngành như điện lực, đường sắt, hàng không.
Ngoài các loại rào cản phổ biến như trên, trong thực tế còn tồn tại nhiều loại rào cản
khác như: quảng cáo và tiếp thị sản phẩm để xây dựng nhãn hiệu hàng hóa khiến cho
các doanh nghiệp mới tham gia thị trường không thể đưa sản phẩm của mình tới khách
hàng; hay một loại rào cản khác là việc doanh nghiệp nắm giữ độc quyền về nguồn tài
nguyên là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất v.v
Như vậy, không phải mọi rào cản thị trường đều là xấu và cần phải loại bỏ, bởi vì có
những rào cản là do nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp tạo nên (như đẩy mạnh
quảng cáo tiếp thị, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu hạ giá thành sản phẩm và đưa ra sản
phẩm mới). Chính vì thế trong những trường hợp này pháp luật không thể cấm doanh
nghiệp trở thành độc quyền được mà chỉ có thể đưa ra các quy định để doanh nghiệp
đó không thể lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền của mình gây
hạn chế cạnh tranh và làm tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng.
4.3. Vi phạm luật cạnh tranh và trách nhiệm pháp lý
4.3.1. Vi phạm pháp luật cạnh tranh
4.3.1.1. Các hành vi được pháp luật cạnh tranh điều chỉnh

Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng đến giải quyết
hai vấn đề, đó là kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh. Tuy
nhiên, xét về mặt kỹ thuật lập pháp, hai vấn đề này có thể được quy định trong một
hoặc nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

92
Luật cạnh tranh của một số nước như Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc chỉ điều chỉnh các hành vi gây
hạn chế cạnh tranh, trong khi đó hành vi cạnh tranh
không lành mạnh được quy định trong các văn bản
pháp luật khác. Điều này lý giải vì sao ở một số
nước văn bản pháp luật quy định về cạnh tranh chỉ
gọi là luật chống độc quyền. Ngược lại, các quốc
gia như Hàn Quốc, Bungari, Việt Nam lại ban hành
luật cạnh tranh điều chỉnh đồng thời cả vấn đề chống độc quyền và cạnh tranh không
lành mạnh.
Sự khác biệt này chỉ mang ý nghĩa về kỹ thuật lập pháp, còn về nội dung, dù các quy
định của pháp luật cạnh tranh nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác
nhau nhưng chúng đều bao gồm 2 bộ phận cấu thành, đó là kiểm soát hành vi gây hạn
chế cạnh tranh và điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Mục đích của luật cạnh tranh đều là hướng đến tạo lập môi trường cạnh tranh bình
đẳng và bảo vệ người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực kinh tế xã
hội có hiệu quả nhất.
Luật Cạnh tranh Việt Nam được mô hình hóa theo sơ đồ như sau:










4.3.1.2. Cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh
Cũng giống như mọi vi phạm pháp luật khác, vi
phạm pháp luật cạnh tranh gồm 4 yếu tố cấu thành là
chủ thể, khách thể, mặt chủ quan và mặt khách quan.
• Chủ thể của vi phạm pháp luật cạnh tranh
Chủ thể của vi phạm pháp luật cạnh tranh là các
tổ chức, cá nhân kinh doanh. Luật Cạnh tranh
2004 gọi chung những chủ thể này là doanh
nghiệp. Xét về nội dung, việc gọi như vậy là
chưa chính xác. Tuy nhiên, có lẽ nhà làm luật sử
dụng cách gọi này để tiện cho việc trích dẫn về
sau, còn về bản chất khái niệm doanh nghiệp
được dùng trong Luật Cạnh tranh trùng với khái
niệm chủ thể kinh doanh của Luật Thương mại.
Lạm dụng vị trí
thống lĩnh, vị trí
độc quyền
Các hành vi được pháp luật cạnh tranh điều chỉnh
Thoả thuận về
hạn chế cạnh
tranh
Các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh
Các hành vi gây
hạn chế cạnh tranh

Tập trung
kinh tế

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

93
Như vậy, mọi chủ thể kinh doanh đều có thể trở thành chủ thể của vi phạm pháp
luật cạnh tranh. Lẽ đương nhiên, chủ thể kinh doanh theo quy định của Luật Doanh
nghiệp phải là những cá nhân, tổ chức thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi và khả
năng nhận thức để có được năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
• Khách thể của vi phạm pháp luật cạnh tranh
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
Pháp luật cạnh tranh hướng đến bảo vệ trật tự kinh tế bình đẳng và hiệu quả kinh
tế của toàn xã hội. Môi trường bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, không kể đó
là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, có kinh nghiệm hay mới gia nhập thị trường là đòi
hỏi quan trọng để thúc đẩy hiệu quả phân bổ nguồn lực, hiệu quả sản xuất kinh
doanh và hiệu quả xã hội.
Nguồn lực tự nhiên và xã hội luôn có hạn trong khi nhu cầu của con người là vô
tận, bởi vậy cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ giúp cho việc phân bổ các
nguồn lực đó đạt hiệu quả tối ưu. Xét trên phương diện xã hội, cạnh tranh góp
phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc thúc đẩy doanh nghiệp
phải không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển và hạ giá thành sản phẩm.
Như vậy, pháp luật cạnh tranh hướng đến bảo vệ những quan hệ cạnh tranh bình
đẳng cũng như bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Hành vi cạnh tranh xâm hại những
quan hệ này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
• Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật cạnh tranh
Trong mặt chủ quan của vi phạm pháp luật, lỗi là yếu tố quan trọng đầu tiên cần
phải được xác định. Khoa học pháp lý phân biệt hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
o Lỗi cố ý trong vi phạm pháp luật cạnh tranh là trường hợp chủ thể vi phạm

nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra tác hại phản cạnh tranh cho nền
kinh tế nhưng vẫn mong muốn thực hiện hoặc tuy không mong muốn nhưng để
mặc cho hậu quả phản cạnh tranh xảy ra.
o Lỗi vô ý trong vi phạm pháp luật cạnh tranh là
trường hợp chủ thể vi phạm nhận thức được
hành vi của mình có thể gây tác hại phản cạnh
tranh cho nền kinh tế nhưng tin là hậu quả đó
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được hoặc
chủ thể không nhận thức được tác hại phản
cạnh tranh của hành vi mặc dù có thể thấy hoặc
buộc phải thấy trước.
Lỗi trong vi phạm pháp luật cạnh tranh là yếu tố
bắt buộc phải được chứng minh khi khẳng định chủ
thể có vi phạm pháp luật hay không.
Quan hệ pháp luật cạnh tranh có thể phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh với
nhau hoặc giữa chủ thể kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, dù bên khiếu nại vụ việc cạnh tranh
(nguyên đơn) là chủ thể kinh doanh hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ
quan quản lý cạnh tranh vẫn là chủ thể có trách nhiệm tiến hành điều tra, thu thập
chứng cứ và chứng minh tính có lỗi của hành vi.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

94
Hành vi trái pháp luật cạnh tranh không mặc nhiên bị coi là có lỗi mà cần phải
được chứng minh trên thực tế. Nếu không chứng minh được yếu tố lỗi thì hành vi
đó không bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
• Mặt khách quan của vi phạm pháp luật cạnh tranh
Yếu tố quan trọng nhất cần phải được xác định trong mặt khách quan của bất kỳ vi
phạm pháp luật nào là hành vi trái pháp luật. Ngoài ra, mặt khách quan của vi

phạm pháp luật còn bao gồm yếu tố hậu quả thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả thực tế.
o Hành vi trái pháp luật là yếu tố bắt buộc phải xác định trong mọi vi phạm pháp
luật, hành vi trái pháp luật cạnh tranh trong thực tế rất đa dạng và thay đổi theo
thời gian. Tuy nhiên, các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp có thể được phân
thành hai nhóm như sau:
 Hành vi gây hạn chế cạnh tranh: Là những hành vi được thực hiện bởi các
chủ thể kinh doanh nhằm làm giảm áp lực cạnh tranh trên thị trường. Thông
thường, hành vi gây hạn chế cạnh tranh tồn tại dưới dạng thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh, lạm dụng sức mạnh thị trường nhờ vào việc doanh nghiệp
có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh trên thị trường ấy và hành vi tập
trung kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm có được sức mạnh thị trường để
loại bỏ cạnh tranh.
 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Là những hành vi được thực hiện bởi
các chủ thể kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức
kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích
của các đối thủ cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng.
o Trong khi đó yếu tố hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
không nhất thiết phải xác định trong mọi vi phạm pháp luật. Nếu theo quy định
của pháp luật, trong cấu thành chỉ cần mô tả hành vi thì trường hợp đó gọi là
cấu thành hình thức. Trong trường hợp cấu thành đòi hỏi phải xác định được cả
hành vi, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa chúng thì gọi là cấu
thành vật chất. Như vậy, cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh có thể tồn tại
dưới dạng cấu thành hình thức hoặc cấu thành vật chất.
 Trong pháp luật cạnh tranh, việc áp dụng
cấu thành hình thức đối với một vi phạm
pháp luật còn được gọi là áp dụng quy
tắc cấm đoán tự thân. Theo quy tắc này,
pháp luật sẽ quy định những hành vi bị
cấm tuyệt đối, không có ngoại lệ. Chủ

thể kinh doanh chỉ cần thực hiện hành vi
đó là bị coi vi phạm pháp luật cạnh tranh
mà không cần xác định thiệt hại do hành vi đó gây ra là gì. Quy tắc này
được áp dụng đối với một số hành vi như thông đồng để thắng thầu hoặc
ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập thị trường.
 Bên cạnh quy tắc cấm đoán tự thân, pháp luật cạnh tranh còn sử dụng quy
tắc lý do để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

95
Quy tắc này được áp dụng đối với một số
hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường,
tập trung kinh tế. Quy tắc lý do đòi hỏi
phải xem xét vì lý do nào mà hành vi trái
pháp luật cạnh tranh được thực hiện. Nếu
các hành vi đó được thực hiện để thúc
đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ
và lợi ích mà hành vi đó mang lại lớn
hơn những thiệt hại do tính hạn chế cạnh tranh của nó gây ra thì không bị
coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Như vậy, ở một chừng mực nhất định, quy tắc lý do đòi hỏi phải xác định thiệt hại
do hành vi phản cạnh tranh mang lại, tức là đòi hỏi phải xác định được cấu thành
vật chất. Tuy nhiên, những thiệt hại đó không nhất thiết là đã phải xảy ra mà có thể
sẽ xảy ra trong tương lai. Chính vì vậy, cấ
u thành vật chất trong trường hợp này chỉ
mang tính giả định. Như vậy, với quy tắc lý do, một hành vi trái pháp luật cạnh
tranh không mặc nhiên bị coi là vi phạm pháp luật mà đòi hỏi phải xác định được
tại sao hành vi đó được thực hiện. Nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho xã hội và
cho nền kinh tế lớn hơn những thiệt hại xảy ra hoặc có thể xảy ra thì lý do thực

hiện hành vi được coi là tình tiế
t loại trừ tính phản cạnh tranh của hành vi đó. Quy
tắc lý do xuất phát từ cơ sở kinh tế của luật cạnh tranh đó là cạnh tranh phải hướng
đến hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Vì vậy, yếu tố hiệu quả luôn phải được xem
xét khi giải quyết các vụ việc cạnh tranh.
4.3.2. Các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
4.3.2.1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là trường hợp các
chủ thể kinh doanh cùng nhau thỏa thuận những
cách thức để làm giảm bớt hoặc triệt tiêu cạnh tranh
giữa họ trong hoạt động kinh doanh. Như vậy, trong
trường hợp này, thay vì phải nỗ lực cạnh tranh để
giành được phần thắng trong cuộc đua, các doanh
nghiệp đi đến thỏa hiệp với nhau để giảm đến mức
tối đa sức ép cạnh tranh. Hệ quả của hoạt động này
là các doanh nghiệp lẽ ra cạnh tranh với nhau lại trở
thành các chủ thể thông đồng với nhau.
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể tồn tại dưới hai dạng là thỏa thuận ngang và
thỏa thuận dọc.
Thỏa thuận ngang là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được thực hiện giữa các doanh
nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường
liên quan. Thông thường, thỏa thuận ngang tồn tại dưới các dạng sau đây:
• Thỏa thuận ấn định giá. Các doanh nghiệp cùng nhau ấn định giá mua hoặc giá bán
hàng hóa, dịch vụ nhằm triệt tiêu cạnh tranh về giá.
• Thỏa thuận kiểm soát sản lượng. Các doanh nghiệp cùng nhau thỏa thuận về số lượng,

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

96
khối lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ được cung cấp trên thị trường nhằm hạn chế về

mặt cung, qua đó tác động đẩy giá sản phẩm lên cao.
• Thỏa thuận phân chia thị trường. Toàn bộ thị trường được chia nhỏ thành nhiều
phần và mỗi doanh nghiệp sẽ độc quyền kinh doanh trên phần thị trường của mình.
• Thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu. Các doanh nghiệp cùng nhau thông đồng
để một hoặc một số chủ thể nhất định thắng thầu.
Trong nhiều trường hợp, để thực hiện được những thỏa thuận nói trên, các doanh
nghiệp cùng nhau lập ra một tổ chức chỉ đạo và giám sát thực hiện các thỏa thuận đó.
Những tổ chức này được gọi là các-ten (cartel) hoặc tờ-rớt (trust). Tuy nhiên,
không nhất thiết mọi thỏa thuận ngang đều phải thành lập các-ten mà chỉ cần có
hợp đồng thỏa thuận dưới dạng văn bản hoặc thỏa thuận ngầm giữa các bên là đủ.
Những thỏa thuận không thành lập các-ten tồn tại trong một số trường hợp
như các doanh nghiệp liên kết cùng sản xuất một sản phẩm hoặc cùng phát
triển thị trường…
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn tồn tại dưới
dạng thỏa thuận dọc. Đây là trường hợp các doanh
nghiệp trong cùng một chuỗi sản xuất và cung ứng
hàng hóa, dịch vụ thỏa thuận với nhau để thực hiện
hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan. Chẳng
hạn như, các hãng bia thỏa thuận với cửa hàng bia
không được quảng cáo sản phẩm của hãng khác.
Trong thực tế, thỏa thuận ngang thường có mức độ
gây hạn chế cạnh tranh lớn hơn nhiều so với thỏa
thuận dọc. Chính vì vậy, pháp luật cạnh tranh của
các nước đều chú ý nhiều hơn đến việc điều chỉnh các thỏa thuận ngang. Luật Cạnh
tranh của Việt Nam quy định 8 loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều thuộc trường
hợp thỏa thuận ngang, bao gồm các thỏa thuận về:
• Ấn định giá
• Phân chia thị trường
• Hạn chế, kiểm soát số lượng, khối lượng
• Hạn chế đầu tư

• Ấn định các điều kiện thương mại không liên quan
• Kìm hãm doanh nghiệp khác gia nhập thị trường;
• Loại bỏ doanh nghiệp không phải là các bên của
thỏa thuận
• Thông đồng để thắng thầu.
Trong tám loại hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh ở trên, các hành vi thỏa thuận để kìm hãm
doanh nghiệp khác gia nhập thị trường, loại bỏ
doanh nghiệp khác và thông đồng để thắng thầu có
cấu thành hình thức. Nói cách khác, quy tắc cấm đoán tự thân được sử dụng để xác
định các hành vi này có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. Theo quy định của

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

97
pháp luật, bản thân những hành vi này khi được thực hiện sẽ mang lại những thiệt hại
phản cạnh tranh mà không thể giải thích bằng bất cứ lý do nào khác. Chính vì vậy,
những hành vi này bị cấm tuyệt đối. Chủ thể kinh doanh chỉ cần thực hiện các hành vi
nói trên là được xem như là đã dủ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh và
phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Đối với các thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế và kiểm soát số
lượng và khối lượng, hạn chế đầu tư và ấn định các điều kiện thương mại không liên
quan sẽ sử dụng quy tắc lý do và thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia vào
thỏa thuận để xác định tính hợp pháp của chúng. Bản thân những hành vi này tiềm ẩn
nguy cơ gây hạn chế cạnh tranh nhưng chúng chỉ bị coi là vi phạ
m pháp luật nếu thị
phần kết hợp của các doanh nghiệp đủ lớn để chi phối thị trường và việc thực hiện
những hành vi đó không nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và hướng đến thu lợi
cho các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Thị phần sản phẩm của một doanh nghiệp được xác

định bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của
doanh nghiệ
p đó với tổng doanh thu của tất cả các
doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch
vụ trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm
giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp đó với
tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp
kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường liên quan theo tháng, quý hoặc năm. Thị
phần kết hợp của các doanh nghiệp là tổng thị phần
trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh hoặc tập trung kinh tế.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham
gia thỏa thuận nhỏ hơn 30% thì thỏa thuận đó vẫn được phép thực hiện. Nếu thị phần
kết hợp vượt ngưỡng 30% thì quy tắc lý do tiếp tục được sử dụng để xác định tính hợ
p
pháp của hành vi. Nếu lợi ích mà hành vi thỏa thuận mang lại lớn hơn những thiệt hại
do tác động phản cạnh tranh của nó gây ra thì hành vi đó được phép thực hiện do được
hưởng các yếu tố miễn trừ.
ĐIỀU 10 LUẬT CẠNH TRANH
Điều 10 Luật Cạnh tranh đưa ra điều kiện chấp nhận thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các
doanh nghiệp thực hiện thỏa thuận nhằm hạ giá thành, khiến cho người tiêu dùng được
hưởng lợi thông qua các biện pháp sau:
• Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
• Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
• Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của
chủng loại sản phẩm;
• Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đ
ế
n

giá và yếu tố của giá;
• Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

98
Pháp luật một số nước trên thế giới còn xác định một lý do khác trong việc loại trừ
tính phản cạnh tranh của hành vi thỏa thuận là một thỏa thuận được thực hiện nhằm
mục đích phục vụ cho thỏa thuận chính. Bản thân thỏa thuận chính được thực hiện
mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn những hạn chế cạnh tranh thì cả thỏa thuận chính và
thỏa thuận bổ trợ đều không bị coi là bất hợp pháp. Lý do này được gọi là quy tắc hạn
chế cạnh tranh bổ trợ. Tuy nhiên, hiện nay Luật Cạnh tranh của Việt Nam chưa quy
định lý do này là trường hợp miễn trừ tính phản cạnh tranh của hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh.
Mô hình dưới đây miêu tả quá trình xác định các hành vi thỏa thuận vi phạm pháp luật
cạnh tranh:












CẠNH TRANH THEO LUẬT

Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 1-7-2005. Đến nay, hầu như chưa có vụ việc nào đáng
kể được đưa ra ánh sáng công luận. Suy cho cùng, Luật Cạnh tranh ra đời là để bảo vệ
người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Vậy mà luật gần như “vắng
mặt” trước hàng loạt sự kiện đang gây bức bối dư luận như giá xăng dầu, giá điện, giá sắt
thép, giá vốn (lãi suất ngân hàng). Có thể nói, có luật nhưng chưa… cạnh tranh.
Làm sao có thể giải thích hiện tượng thị trường có tới 11 đầu mối kinh doanh xăng dầu với
bộ máy nhập khẩu, chi phí, quy mô khác nhau nhưng đều “đồng tâm” giảm giá giống hệt
nhau? Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là thỏa thuận “ngầm” giữa các đại gia? Nếu đúng thế
thì hành vi này rõ ràng là đã vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh bị cấm.
Theo đó, nếu chứng minh có việc thỏa thuận và các bên tham gia thỏa thuận ấn định giá cả
hàng hóa chiếm thị phần kết hợp trên 30% là đã đủ yếu tố để xử lý vi phạm. Trong khi
những câu hỏi về giá xăng dầu giảm… từng giọt chưa có ai đứng ra trả lời, thì lại “đẻ” ra
vụ việc dính dáng đến giá thép.
Trong một cuộc họp mới đây của Hiệp hội Thép Việt Nam, các thành viên đã thống nhất giữ
giá thép ở mức 13,5-14 triệu đồng/tấn với cái lý “không để cho thị trường tụt dốc” nhằm…
giải cứu các nhà sản xuất trong nước đang hoạt động cầm chừng vì nguồn cung dư thừa,
không tiêu thụ nổi. Thỏa thuận này có thể giúp một số doanh nghiệp, thậm chí cả ngành thép
vượt qua cơn “hoạn nạn”, nhưng bản chất hành vi đó là triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường.
Thoả thuận được miễn trừ
trong một thời gian
nhất định
Thỏa thuận về:
1. Ấn định giá cả
2. Phân chia thị trường
3. Hạn chế, kiểm soát số lượng,
khối lượng
4. Hạn chế đầu tư
5.Ấn định các điều kiện thương mại không
liên quan


6. Kìm hãm doanh nghiệp khác gia nhập
thị trường
7. Loại bỏ doanh nghiệp khác
8. Thông đồng để thắng thầu
Cấm đoán tự thân
Xác định thị phần của
thị trường liên quan
Thoả thuận được
chấp nhận
Xác định xem thoả thuận
có được miễn trừ không
Thoả thuận
bị cấm
<30%
>30%

Không

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

99
Do vậy quyền được mua hàng hóa giá rẻ, chất lượng cao của đại bộ phận người tiêu dùng
đã bị xâm hại. Hiện tượng liên kết, thỏa thuận cản trở cạnh tranh ở nước ta đang ở mức
báo động và trở nên phổ biến mặc dù được che đậy tinh vi dưới hình thức này hay chiêu
thức khác.
Cách đây chưa lâu, việc Hiệp hội ngân sách thỏa thuận ấn định lãi suất trần tiền gửi tiết
kiệm là một trong những bằng chứng nóng hổi. Soi vào Luật Cạnh tranh, người tiêu dùng
không thể bỏ qua hành vi áp đặt giá bán xăng dầu, điện, phân bón, sắt thép… bất hợp lý của
một số doanh nghiệp Nhà nước độc quyền hoặc giữ vị trí thống trị thị trường.

Cục Quản lý cạnh tranh, được coi là “tấm lá chắn” bảo vệ người tiêu dùng, có vẻ như “bất
động”. Theo một quan chức của Cục là do nhân lực quá yếu và quá thiếu. Cả Cục có 50 cán
bộ thì Ban điều tra vụ việc chỉ có 4 người. Song, cái khó lớn nhất chính là một số chính
sách, pháp luật thiếu sự tương thích, khiến cho luật chưa thể phát huy tính “cạnh tranh” như
tên gọi của nó.
(Nguồn: Báo An ninh thủ đô điện tử

4.3.2.2. Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền (lạm dụng sức mạnh thị trường)
Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền là trường hợp doanh nghiệp có sức mạnh
chi phối thị trường sử dụng sức mạnh của mình để gây hạn chế cạnh tranh.
Trong cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến hành vi lạm dụng sức
mạnh thị trường, yếu tố chủ thể là điều cần chú ý. Những hành vi này chỉ bị coi là vi
phạm pháp luật nếu được thực hiện bởi những chủ thể có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí
độc quyền.
• Theo quy định của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là
doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị
trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể. Hai doanh nghiệp
kết hợp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu có
tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên
quan. Đối với nhóm 3 và 4 doanh nghiệp thì tiêu
chí tổng thị phần được xác định để có vị trí
thống lĩnh lần lượt là 65% và 75%.
• Doanh nghiệp có vị trí độc quyền là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh một hoặc
một số loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường mà không có đối thủ cạnh tranh nào.
Các hành vi cấu thành vi phạm pháp luật dưới hình thức lạm dụng sức mạnh thị
trường bao gồm:
• Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh.
• Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối

thiểu gây thiệt hại cho khách hàng.
• Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng.
• Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất
bình đẳng trong cạnh tranh.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

100
• Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch
vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng.
• Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
• Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng.
• Đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do
chính đáng.
Điều cần lưu ý là chủ thể thực hiện hai loại hành vi
áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và đơn
phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết
mà không có lý do chính đáng phải là doanh nghiệp
có vị trí độc quyền. Nếu doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường thực hiện các hành vi này thì
không bị coi là vi phạm pháp luật.
Cấu thành vi phạm pháp luật trong trường hợp lạm
dụng sức mạnh thị trường tồn tại dưới dạng cấu thành hình thức, nghĩa là bản thân
hành vi khi được thực hiện đã chứa đựng yếu tố phản cạnh tranh, do vậy không cần
phải xác định hậu quả do hành vi gây ra trên thực tế trong cấu thành vi phạm. Như
vậy, quy tắc cấm đoán tự thân được áp dụng để xác định hành vi vi phạm pháp luật
trong trường hợp lạm dụng sức mạnh thị trường.
Mô hình dưới đây miêu tả quá trình xác định các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường:




1. Bán dưới giá
2. Ấn định giá mua, bán bất hợp lý hoặc ấn định
giá bán lại tối thiểu
3. Hạn chế sản xuất, phân phối, cản trở sự phát
triển kỹ thuật, công nghệ
4. Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong
giao dịch như nhau
5. Áp đặt điều kiện thương mại không liên quan
khi ký kết hợp đồng
6. Ngăn cản việc gia nhập thị trườ
ng của đối thủ
cạnh tranh mới
7. Áp đặt điều kiện thương mại bất lợi
8. Đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng
mà không có lý do chính đáng
Doanh nghiệp có vị trí
thống
lĩnh hay độc
quyền không?
Hành vi lạm
dụng bị cấm
Hành vi
được
chấp
nhận
Doanh nghiệp có vị
trí độc quyền

không?

Không

Không

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

101

4.3.2.3. Tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế là trường hợp các doanh nghiệp cùng nhau thỏa thuận tích tụ vốn và
tài sản để hình thành nên doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Tập trung kinh tế có thể
tồn tại dưới các dạng như sau:
• Sáp nhập doanh nghiệp là biện pháp được áp
dụng với tất cả các loại hình công ty, theo đó
một hoặc một số công ty cùng loại sáp nhập vào
một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang
công ty nhận sáp nhập đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của công ty bị sáp nhập.
• Hợp nhất doanh nghiệp là biện pháp được áp dụng đối với tất cả các loại hình công
ty, theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại hợp nhất thành một công ty mới bằng
cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp
nhất đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
• Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản
của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một phần ngành
nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
• Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau
góp một phần tài sản, quyền, nghĩa v

ụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành
một doanh nghiệp mới.
Việc xác định hành vi tập trung kinh tế có phải là vi phạm pháp luật hay không phải
xác định hậu quả mà hành vi này mang lại. Nói cách khác, vi phạm pháp luật cạnh
tranh liên quan đến tập trung kinh tế có cấu thành vật chất. Tuy nhiên, cấu thành vật
chất ở đây mang tính giả định bởi vì hậu quả của hành vi này có thể chưa xảy ra trên
thực tế mà chỉ là sự tính toán mang tính giả
định trong trường hợp có tập trung kinh tế
xảy ra. Hậu quả giả định của hành vi này chính là khả năng gây tổn hại cạnh tranh của
doanh nghiệp sau khi đạt được quy mô lớn hơn nhờ tập trung kinh tế.
Chính vì vậy, để xác định xem sau khi tập trung kinh tế doanh nghiệp có khả năng gây
hạn chế cạnh tranh hay không thì điều trước tiên phải xác định quy mô doanh nghiệp
sau tập trung kinh tế:
Nếu sau khi thực hiện tập trung kinh tế mà doanh nghiệp vẫn ở quy mô vừa và nhỏ thì
hành vi tập trung đó được phép thực hiện bởi với quy mô này, doanh nghiệp khó có
Ví dụ
Công ty Microsoft là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường phần mềm máy tính.
Lạm dụng vị trí này, Microsoft đã yêu cầu khách hàng mua máy tính của mình phải mua
kèm cả hệ điều hành Microsoft Windows và phần mềm truy cập Internet Explorer. Trong
thực tế, người tiêu dùng có thể sử dụng phần mềm tốt hơn như Netscape để truy cập
Internet. Tuy nhiên, với quy định bán kèm như trên nên khách hàng buộc phải mua phần
mềm của Microsoft thì mới có thể mua được máy tính cá nhân c
ủa hãng này. Bộ tư pháp
Hoa Kỳ cho rằng công ty Microsoft đã có hành vi vi phạm luật chống độc quyền khi thực
hiện hành vi bán kèm nói trên.

Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

102
khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, pháp luật trao cho các chủ

thể kinh doanh quyền được tự do hợp tác kinh doanh trong trường hợp này.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp sau tập trung kinh tế đạt được ở quy mô lớn thì khả năng
gây ra tác động phản cạnh tranh là lớn hơn doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ. Khi
đó, tiêu chí thị phần sẽ được sử dụng để đánh giá khả năng doanh nghiệp có thể gây ra
hậu quả đối với cạnh tranh, cụ thể như sau:
• Nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung nhỏ hơn 50% thì
hành vi tập trung kinh tế được pháp luật cho phép vì với thị phần kết hợp như vậy,
doanh nghiệp sau tập trung kinh tế chưa bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nên
chưa có khả năng gây hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sau tập
trung kinh tế có thị phần từ 30% đến 50% thì việc tập trung kinh tế đó phải được
thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh biết trước khi thực hiện.
• Nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế lớn hơn 50%
thì hành vi tập trung kinh tế có thể bị cấm vì trong trường hợp này doanh nghiệp
sau tập trung kinh tế trở nên có vị trí thống lĩnh thị trường. Đến đây, quy tắc lý do
sẽ được áp dụng để xác định hành vi tập trung kinh tế có bị cấm hay không. Theo
quy tắc này, tập trung kinh tế sẽ được phép thực hiện nếu doanh nghiệp đưa ra
được một trong các lý do sau:
o Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể
hoặc lâm vào tình trạng phá sản.
o Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Nếu việc tập trung kinh tế không dựa trên hai lý do này thì hành vi đó sẽ bị cấm.
Những phân tích trên cho thấy rằng pháp luật không cấm một doanh nghiệp nỗ lực
kinh doanh để đạt được vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường mà chỉ cấm việc
doanh nghiệp đạt được các vị trí đó nhờ vào tập trung kinh tế. Trong trường hợp vị trí
thống lĩnh thị trường có được nhờ kết quả kinh doanh thì pháp luật chỉ ngăn cấm việc
doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó để thực hiện các hành vi phản cạnh tranh.
MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TĂNG GẤP ĐÔI
Công bố khảo sát chi tiết về hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp tại VN của
Hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Pricewaterhouse Coopers (PWC) cho biết số vụ mua bán

giữa các công ty VN trong năm 2008 đã tăng gấp đôi so với năm 2007. Lý do của các hợp
đồng mua bán này, theo PWC là do các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoặc đối phó
với tình hình khó khăn vì suy giảm kinh tế.
Theo PWC, tổng số vụ mua bán, sáp nhập năm 2008 của VN đã tăng lên 146 vụ với tổng
giá trị trên 1 tỉ USD, gấp ba giá trị các giao dịch dạng này trong năm 2006. Trong đó, đáng
lưu ý là những vụ sáp nhập lớn: Hãng Societé Génerale của Pháp mua 15% cổ phần Ngân
hàng Đông Nam Á (Seabank), Ngân hàng HSBC tăng số cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng
Techcombank từ 14,4% lên 20%, Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) bán 20% cổ phần
cho Tập đoàn Dầu khí VN, Viettel mua 15% cổ phần của Ngân hàng Quân đội
(Nguồn: Báo Tuổi trẻ điện tử


Bài 4: Pháp luật cạnh tranh

103
Mô hình dưới đây miêu tả quá trình xác định các hành vi tập trung kinh tế vi phạm
pháp luật cạnh tranh:

4.3.2.4. Cạnh tranh không lành mạnh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh
tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông
thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Như vậy, bất cứ cá nhân, tổ chức kinh doanh nào
cũng có thể trở thành chủ thể của vi phạm pháp
luật cạnh tranh dưới hình thức cạnh tranh không
lành mạnh.
Hành vi cạnh tranh chỉ bị coi là không lành mạnh
nếu hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu sau:
• Trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức

kinh doanh
• Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.
Như vậy, trong cấu thành vi phạm pháp luật cạnh tranh do hành vi c
ạnh tranh không
lành mạnh gây ra không đòi hỏi phải xác định thiệt hại thực tế do hành vi mang lại.
- Sáp nhập
- Hợp nhất
-Mua lại doanh nghiệp
- Liên doanh
- Các hình thức khác
Doanh nghiệp sau khi tập
trung có là doanh nghiệp vừa
và nhỏ hay không?
Hành vi tập trung được
phép thực hiện
Xác định thị phần trong thị tr
ư
ờng liên quan
Hành vi tập trung
được phép thực
hiện
Hành vi tập trung được
phép nhưng phải thông
báo tới cơ quan quản lý
cạnh tranh
Hành vi
tập trung
có thể bị
cấm

Có được miễn
trừ hay không
T
ập trung kinh tế bị cấm
Tập trung kinh tế được tiến hành sau
khi có quyết định miễn trừ
Không

<30% >50%
(30%- 50%)

Không

×