Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG (Kỳ 3) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.75 KB, 5 trang )

CHỬA NGOÀI TỬ CUNG
(Kỳ 3)
5.3. Thể huyết tụ thành nang.
Khối thai lớn dẫn vòi trứng bị nứt dần hoặc bọc thai bị xẩy, bong dần
nếu máu chảy ít và chậm vào hố chậu thì các tạng như ruột, mạc nối lớn, mạc treo
ruột đến bao bọc lại và máu có thẻ cầm lại được tạo thành khối máu tụ, khối này
lâu ngày bị lớp ngoài bao bọc có vỏ -> huyết tụ thành nang.
5.3.1 Triệu chứng lâm sàng :
- Chậm kinh, có nghén.
- Đau bụng vùng hạ vị, có lần đau trội lên sau giảm đi và đau âm ỉ
- Ra máu âm đạo ít một dai dẳng, máu đen.
- Toàn thân thiếu máu nhẹ, mệt mỏi nhưng không suy sụp. Cảm giác nặng
bụng, đôi khi có dấu hiệu chèn ép, đái khó, táo bón.
- Khám thực thể vùng hạ vị có một khối nổi gồ lên, ấn đau. Thăm âm đạo
kết hợp nắn bụng có khối u, ranh giới không rõ dính với TC, mật độ mềm, ấn đau,
cùng đồ Douglas đau.
5.3.2 Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu HC, HCT giảm.
- Siêu âm thấy khối u tiểu khung tăng âm nhẹ , hoặc khối hỗn hợp âm
- Chọc cùng đồ Douglas hút ra máu đen, quánh.
- Thử nước tiểu HCG (+).
- Cần phân biệt với các khối u buồng trứng, ứ nước buồng trứng, viêm
phần phụ ( cần hỏi kĩ tiền sử kinh nguyệt)
5.3.3 Điều trị :
- Cần phải mổ để tránh vỡ thứ phát và nhiễm khuẩn trong ổ máu tụ.
- Khi vào ổ bụng lấy hết khối máu tụ, khâu cầm máu tốt ,lau rửa sạch
và dẫn lưu ổ bụng khi cần thiết

5. 4 . Chửa trong ổ bụng.

Nếu chửa trong ổ bụng hoặc ở buồng trứng hoặc ở phần loa của vòi


trứng thai có thể phát triển đến đầy tháng, thai có làm tổ ở trong ổ bụng, rau thai
bám lan rộng vào mạch, treo ruột hoặc các mạch máu lớn rất hiếm gặp tỷ lệ
1/15000.
5.4.1 Triệu chứng lâm sàng :
- Cơ năng có tiền sử doạ sảy thời kỳ đau: đau bụng vùng hạ vị, đau âm ỉ,
có lúc đau trội.
- Ra huyết đường âm đạo, số lượng ít.
- Đôi khi có triệu chứng tắc ruột , buồn nôn, nôn bí trung đại tiện
- Khi thai nhỏ sờ thấy một khối ranh giới không rõ ràng, đau, khó di động.
- Khi thai lớn đủ tháng hoặc gần đủ tháng sờ nắn thấy thai nhi ngay dưới da
bụng, không thấy hình tử cung.
- Thăm dò âm đạo thấy tử cung nhỏ.
5.4.2 Cận lâm sàng
- Siêu âm thấy tử cung thể tích bình thường, thấy khối thai nằm ngoài tử
cung.
5.4.3 Điều trị:
- Khi thai nhỏ hơn 32 tuần phẫu thuật ngay đề lấy thai dù thai còn sống vì
nếu chờ đợi sẽ rất nguy hiểm cho mẹ mà khó có thể tiên lượng diễn biến của bệnh.
- Nếu tuổi thai > 32 tuần có thể chờ đợi thai đủ tháng mổ lấy thai. Khi mổ
cặp cắt và buộc cuống rốn sát bánh rau. Tuyệt đối không được bóc bánh rau, trừ
khi có thể cầm máu thật thật chắc mới được bóc. Đóng bụng lại kháng sinh liều
cao.

6. Chẩn đoán phân biệt

6.1 Sẩy thai và doạ sẩy thai
6.2 Viêm phần phụ
6.3Vỡ nang hoang thể
6.4Khối u nang buồng trứng xoắn
6.5 Viêm ruột thừa cấp

Kết luận : CNTC là một cấp cứu sản khoa có nguy cơ đến tính mạng của
người bệnh vì vậy cần có biện pháp chẩn đoán chính xác, xử trí kịp thời để bảo
toàn tính mạng cho người bệnh.


×