Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH MẮT HỘT (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.98 KB, 5 trang )

BỆNH MẮT HỘT
(Kỳ 2)

2.2.3. Giác mạc :
* Hột và lõm hột trên giác mạc: Cùng với kết mạc sụn mi trên, giác mạc
cũng là vị trí đặc hiệu của bệnh mắt hột.
- Hột có màu hơi xam xám, hình bầu dục, nằm dọc theo vùng rìa phía cực
trên giác mạc.
- Lõm hột: Là di chứng của hột, thấy rất rõ vì xung quanh là nền trắng, ở
giữa trong.
- Màng máu mắt hột (pannus): Pannus đi từ vùng rìa phía 12h hướng về
phía trung tâm giác mạc. Giới hạn dưới của nó là một vòng cung mà đỉnh của
vòng cung này hướng về phía 6h. Thành phần của pannus gồm :
* Mạch mới (tân mạch).
* Thẩm lậu giác mạc.
* Hột.
Các yếu tố này tạo thành một lớp màng dày che mờ mống mắt ở phía sau.
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Hột trên kết mạc sụn mi trên (có 5 hột trở lên).
- Hột hoặc lõm hột ở vùng rìa (dấu hiệu rất có giá trị).
- Màng máu giác mạc cực trên.
- Sẹo điển hình trên kết mạc.
- Cận lâm sàng:
* Thấy thể vùi CPH (Corpuspul de Prowazek - Hanberstedter) bắt màu
Giemsa đỏ tím nằm ở một phía của nhân tế bào.
* Nạo hột nhuộm thấy tế bào hoại tử .
Cứ có 2 trong 4 tiêu chuẩn lâm sàng trên là chẩn đoán chắc chắn. Ở
những vùng mắt hột lưu hành thì chỉ cần có một tiêu chuẩn là đủ.
III. PHÂN LOẠI
Trên phương diện lâm sàng và nghiên cứu, người ta vẫn sử dụng
phân loại cũ của WHO mà cơ sở là phân loại của Mac Callan:


3.1. Tr D: Mắt hột nghi ngờ (Trachoma dubium)
3.2. Tr I: Trachoma sơ phát.
- Xuất hiện pannus: một nền mờ của giác mạc cực trên với một vài tân
mạch.
- Hột non trên kết mạc sụn mi trên, hột nhỏ và chưa có trung tâm sáng.
- Phì đại gai nhú lấm tấm đỏ.
- Thẩm lậu kết mạc nhẹ, vẫn còn thấy rõ đủ các nhánh mạch máu kết mạc.
3.3. Tr II: Trachoma toàn phát
- Hột chiếm ưu thế. Hột mềm, dễ vỡ và đã có trung tâm sáng.
- Phì đại gai nhú.
- Thẩm lậu mạnh che mờ tất cả các mạch máu.
- Pannus: Rộng và nhiều hột.
- Có thể thấy tổn thương trên giác mạc do hột vỡ gây loét
3.3. Tr III: Làm sẹo
- Tình trạng sẹo và hột xen kẽ cho đến hết hột.
- Nhiều đám, ổ thẩm lậu.
- Còn nhú gai.
- Còn màng máu giác mạc nhưng có biểu hiện bắt đầu thoái lui.
Giai đoạn này còn được chia ra:
Tr IIIa: hột ưu thế hơn sẹo.
Tr IIIb: sẹo ưu thế hơn hột.
Tr IIIc: hết hột nhưng còn thẩm lậu, cương tụ
3.4. Tr IV : Thành sẹo.
Hết hột, hết thẩm lậu, hết nhú gai, sẹo hoá hoàn toàn.
Năm 1987, Tổ chức y tế thế giới đưa ra một bảng phân loại nhanh
bệnh mắt hột để phục vụ cho công tác phòng chống bệnh trên diện rộng. Các dấu
hiệu của mắt hột được tập trung vào 5 tiêu chuẩn:
- T.F. (Trachomatous inflammation - Follicule): Viêm mắt hột mức độ
vừa, tổn thương chủ yếu là hột (có ³ 5 hột trên kết mạc sụn mi trên) kèm theo thẩm
lậu mức độ vừa.

- T.I. (Trachomatous inflammation - Intense): Viêm mắt hột nặng,
thâm nhiễm dầy và toả lan che lấp ³ 50% các nhánh sâu của hệ thống mạch máu
kết mạc sụn mi trên.
- T.S. (Trachomatous scarring): Sẹo trên kết mạc sụn mi trên.
- T.T. (Trachomatous trichiasis): Lông xiêu, quặm.
- C.O. (Corneal opacity): Sẹo đục trên giác mạc.
Với bảng phân loại đơn giản này người ta có thể huấn luyện nhanh cho
những người không phải nhân viên y tế cũng có thể tham gia điều tra bệnh mắt hột
để phục vụ cho công tác phòng chống bệnh trên diện rộng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×