Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nền tảng của sự phát triển toàn diện potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.56 KB, 4 trang )

Nền tảng của sự phát triển toàn diện

Thật kỳ diệu khi ngay ở tháng
đầu tiên sau khi thụ thai, các
tế bào thần kinh (nơ-ron) đã
được hình thành với tốc độ cực
nhanh, có thể lên đến hàng
trăm ngàn tế bào mới được tạo
ra trong mỗi phút. Đến khi bé
ra đời thì đã có hàng tỉ tế bào
thần kinh được hình thành
trong não. Trong những tháng
cuối thai kỳ và hai năm tiếp
theo, trọng tâm phát triển là
sự liên kết hay kết nối giữa các tế bào não với nhau.
Quá trình này sẽ có thể hỗ trợ cho sự phát triển sức khỏe,
tính cách, trí nhớ và khả năng học hỏi trong suốt cuộc đời
của bé. Vì thế, chế độ dinh dưỡng đúng cách, đúng thời
gian cho trí não của bé cực kỳ quan trọng. Việc này sẽ giúp

Trong những tháng cuối thai
kỳ và hai năm tiếp theo, trọng
tâm phát triển là sự liên kết
hay kết nối giữa các tế bào
não với nhau.
bé tối đa hóa tiềm năng phát triển trí tuệ khi lớn lên.

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến các chức năng của não
Chẳng hạn, axít docosahexaenoic (DHA) là một thành phần
quan trọng của chức năng não vì tác động của nó đến màng
xináp giúp sự truyền tín hiệu giữa các tế bào não hiệu quả


hơn. Xináp là bộ phận điều khiển sự phóng thích và tiếp
nhận chất dẫn truyền thần kinh. Các nghiên cứu trên động
vật cho thấy thiếu hụt DHA có thể gây ra những thay đổi về
liều lượng chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực
đến chức năng não bộ.
Cơ thể có thể tổng hợp DHA từ axít alpha-linolenic (tiền
chất của DHA) nhưng hiệu quả rất kém. Do đó, trẻ cần
được cung cấp DHA tạo sẵn trong chế độ ăn giúp đảm bảo
hàm lượng DHA cần thiết cho não bộ. Hơn nữa, nhiều
nghiên cứu khoa học đã chứng minh DHA có thể cải tiến
sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.
Ngoài DHA, còn có một số dưỡng chất khác cũng quan
trọng cho trí não như choline, sắt, kẽm, iốt, protein…
Ảnh hưởng của tác động từ môi trường đến phát triển
trí não
Trong các giai đoạn phát triển sớm của não, các tế bào thần
kinh thường có kết nối với hàng ngàn tế bào khác. Tuy
nhiên, những kết nối không được sử dụng thường xuyên sẽ
bị loại trừ hay “cắt tỉa” bớt trong não. Ví dụ, bé sẽ giữ lại
những kết nối thần kinh được kích thích bởi các âm thanh
trong tiếng mẹ đẻ, lâu dần sẽ được lưu giữ và kết quả là bé
nhớ được tiếng của mẹ. Nếu các kích thích này không được
lập lại thì sự kết nối sẽ bị loại trừ, hệ quả là bé sẽ không lưu
giữ được tiếng mẹ đẻ trong ký ức.
Hơn nữa, khi các kết nối được “sử dụng” nhiều lần, chúng
sẽ “mạnh” hơn, vì thế có khả năng dẫn truyền tín hiệu tốt
hơn. Sự củng cố các kết nối tế bào não có tác dụng giúp
não lưu trữ các trải nghiệm và hỗ trợ hàng loạt các hành vi
mà chúng ta gọi là trí nhớ và học hỏi.
Các bậc cha mẹ nên tạo ra các kích thích này thông qua

những hoạt động khác nhau như trò chuyện với bé, âu yếm,
chơi đùa với bé và cho bé các vật hay đồ chơi để bé nhìn,
nghe và khám phá. Tất cả những trải nghiệm này sẽ giúp
kích thích các kết nối thần kinh trong não, thúc đẩy sự học
hỏi và phát triển của trí nhớ của trẻ.

Hãy giúp bé phát triển tối đa các tiềm năng sẵn có
Các bậc cha mẹ cần tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với các
hình thức vui chơi thông minh, những trải nghiệm thích
hợp trong cuộc sống nhằm tăng cường khả năng học hỏi
cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đảm bảo cho bé một
chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp. Cũng cần lưu ý
rằng trong suốt những năm tháng đầu đời, não của bé rất
nhạy cảm với những tổn thương. Chính vì thế, sự thiếu hụt
dinh dưỡng trong chế độ ăn ở giai đoạn này có thể để lại
những hậu quả tiêu cực đối với phát triển trí tuệ của bé về
sau.

×