Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và bài học kinh nghiệp cho Việt Nam.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.59 KB, 16 trang )

Tiểu luận 1:
Đề tài:
Người làm:
1
Lời mở đầu
Thập kỷ mới được mô tả như là thời điểm mà tại đó các nền kinh tế mới nổi
lớn nhất bắt kịp và chuẩn bị vượt qua các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nổi bật
hơn cả là hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ khi mà sự tăng trưởng ấn tượng của
họ đang là tâm điểm theo dõi của toàn cầu. Sự tăng trưởng cùng với sự lớn mạnh
trong mạng lưới thương mại và quan hệ đầu tư đang tạo ra những thay đổi lớn
trong nền kinh tế thế giới. Nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu và đưa ra nhận
định cho rằng, hai nền kinh tế này sẽ trở thành siêu cường kinh tế vào năm 2020.
Khi đó một trật tự kinh tế mới sẽ được thiết lập, làm thay đổi cục diện phân chia
như hiện nay và tác động tới không chỉ những quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh
mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới những nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt
Nam.
Dự báo thế kỷ XXI được coi là kỷ nguyên châu Á – Thái Bình Dương. Sự
trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ cùng với Mỹ được xem là những nhân
tố quan trọng hàng đầu để nói đến điều đó. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu, châu Á – Thái Bình Dương được Liên hợp quốc đánh giá là khu vực dẫn đầu
thế giới về phục hồi kinh tế. Hiện dân số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới; châu Á – Thái Bình Dương là khu vực có trữ
lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn và tập trung sự trỗi dậy kinh tế của nhiều nước
(Trung Quốc, Ấn Độ…). Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới và là
những nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, tất yếu có vị thế chính trị lớn trong việc giải
quyết các vấn đề cấp thiết của cộng đồng quốc tế
Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng đi phân tích những điểm nổi bật trong
nền kinh tế hai quốc gia này và sự tác động tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng
cũng như nền kinh tế thế giới nói chung.
2
Mục đích nghiên cứu


Qua sự tìm hiểu về hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chúng ta sẽ thấy được quá trình
phát triển và đặc biệt là sự “nổi dậy” của hai nền kinh tế đó. Tìm ra được nguyên nhân của
sự tăng trưởng ấy và những mặt tiêu cực và tích cực đi kèm theo đó.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ thấy được sự tác động của hai nền kinh tế trên tới các nước
trong khu vực và nền kinh tế trên thế giới. Qua đó nhận ra được xu hướng dịch chuyển của
kinh tế thế giới trong tương lai tới đây.
Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, bài tiểu luận sẽ đưa ra những tác động của sự tăng
trưởng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ tới Việt Nam. Từ đó rút ra được những bài học kinh
nghiệm quý báu cho chúng ta, để định hướng những bước phát triển tiếp theocủa nước nhà.
Mục lục
I. Tổng quan về sự phát triển của hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian
qua.
1. Trung Quốc
2. Ấn Độ
II. Đánh giá sự tác động của tăng trưởng Trung Quốc và Ấn Độ lên nền kinh tế thế giới
1.Tác động vào các tập đoàn lớn trên thế giới
2. Quan hệ hai nước trong tổ chức WTO và quan hệ với Hoa Kỳ
3.Đánh giá sự phát triển của hai quốc gia và những tác động đi kèm
III. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt Nam và
bài học kinh nghiệp cho Việt Nam.
1. Tác động của sự phát triển của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ lên Việt
Nam
2. Bài học dành cho Việt Nam trước ngưỡng cửa phát triển
IV. Kết luận
3
Nội dung
I. Tổng quan về sự phát triển của hai quốc gia Trung Quốc và
Ấn Độ trong thời gian qua.
1. TRUNG QUỐC
Trong suốt lịch sử phát triển của mình, Trung Quốc là một quốc gia hùng

mạnh. Bởi lẽ trong thời kỳ phong kiến, khi mà chưa có sự phát triển của Công
nghiệp, thợ thủ công và nông dân đã là nguồn chủ yếu của sự đổi mới. Với dân số
lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc đã là một nước dẫn đầu trong đổi mới công nghệ
và phát triển kinh tế suốt hầu hết lịch sử của mình bởi vì nó đã có một khối lượng
lớn các thợ thủ công và nông dân.
Khi chuyển đổi thị trường của Trung Quốc bắt đầu năm 1979, Đặng Tiểu
Bình đã chấp nhận một cách tiếp cận thực dụng, hai-tuyến, hơn là theo công thức
“Đồng thuận Washington” về tư nhân hóa nhanh và tự do hóa thương mại. Một
mặt, chính phủ đã tiếp tục tạo sự bảo hộ quá độ cho các hãng của các khu vực ưu
tiên; mặt khác, nó đã tự do hóa toàn bộ các doanh nghiệp tư nhân và đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào các khu vực thâm dụng-lao động phù hợp với lợi thế so sánh
của Trung Quốc mà lợi thế đó đã bị kìm hãm trong quá khứ.
Cách tiếp cận này đã cho phép Trung Quốc đạt đồng thời sự ổn định và tăng trưởng
năng động. Quả thực, các lợi ích của sự lạc hậu đã thật ngoạn mục: sự tăng trưởng
GDP bình quân hàng năm 9.9% và sự tăng trưởng thương mại hàng năm 16.3%
trong suốt 32 năm qua – một thành tích xuất sắc chứa đựng các bài học đáng giá
cho các nước đang phát triển. Bây giờ Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế
giới và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và hơn 600 triệu người đã được kéo ra
khỏi cảnh nghèo nàn.
4
Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc
(giai đoạn 1995-2010)
Cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1998-2003
5
2. ẤN ĐỘ
Ấn Độ là một quốc gia có lịch sử phát triển từ rất lâu đời với nền văn minh sông
Hằng nổi tiếng thế giới. Nằm trong khu vực Nam Á, Ấn Độ được coi là nền kinh tế
lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực. Sau khi giành được độc lập năm
1947, Ấn Độ xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường trên cơ sở kế hoạch hóa.
Cuối những năm 1980, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng kinh tế. Từ năm 1991, nước

này tiến hành cải cách kinh tế toàn diện và sâu rộng theo hướng tự do hóa và mở
cửa, tích cực hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, trong đó chú trọng cải cách
cơ cấu, nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính, ngân hàng, nâng cấp cơ sở hạ
tầng và tăng đầu tư vào những khu vực có khả năng tạo nhiều việc làm, phi đầu tư
hóa các cơ sở hoạt động kém hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong một thập kỷ vừa qua là khoảng trên
6%/năm. Năm 2008-2009, GDP tăng 6,7%, dự kiến năm 2009-2010 tăng 6,5-7%.
Một số chỉ số kinh tế của Ấn Độ
Các chỉ số Đơn vị tính
2003
-2004
2004
-2005
2005
-2006
2006
-2007
2007
-2008
2008
-2009
Mức tăng GDP
Tỷ lệ tiết kiệm
%
%
8,5
29,8
7,5
31,7
9,5

34,2
9,7
35,7
9,0
37,7
6,7
-
Sản xuất
- Lương thực
- Chỉ số Công nghiệp
- Phát điện
Triệu tấn
%
%
213,2
7,0
5,1
198,4
8,4
5,1
208,6
8,2
5,2
217,3
11,6
7,3
230,8
8,5
6,3
229,9

2,6
2,7
Giá cả
- Lạm phát (WPI)
- Lạm phát (CPI)
%
%
5,5
3,9
6,5
3,8
4,4
4,4
5,4
6,7
4,7
6,2
8,4
9,1
Ngoại thương
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
- Dự trữ ngoại tệ
%
%
Tỷ $
21,1
27,3
113,0
30,8

42,7
141,5
23,4
33,8
151,6
22,6
24,5
199,2
28,9
35,4
309,7
3,6
14,4
252,0
Nguồn: Bộ Tài chính Ấn Độ
Khác với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ không lệ thuộc quá lớn vào
công nghiệp cũng như xuất khẩu mà phụ thuộc phần quan trọng vào lĩnh vực dịch
vụ. Nhờ những lợi thế này, Ấn Độ đang trở thành quốc gia thu hút sự chú ý của
giới kinh doanh toàn cầu.

6

×