Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghĩ khác, làm khác Tư duy đột phá ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.57 KB, 5 trang )

Nghĩ khác, làm khác
Tư duy đột phá (TDĐP) là một phương pháp tư duy mới, là “phần
mềm” để cài đặt vào tư duy mỗi con người phương pháp làm việc
tổng thể, giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Những công ty
lớn như AIG, Toyota, Canon, Mitshibishi, NEC, TOTO và Fuji
Xerox đều áp dụng TDĐP trong quản trị và đã thành công.

TDĐP sử dụng tương lai để nhìn lại hiện tại, chứ không phải
dùng hiện tại và quá khứ để suy đoán tương lai. Chính vì điều cốt
lõi này mà nó có thể được gọi là một cuộc cách mạng trong nhận
thức, một triết lý kinh doanh mới. Hệ thống tư duy này đang bắt
đầu được phổ biến rộng rãi tại Mỹ, Nhật, nhiều nước châu Âu, Ấn
Độ, Isarel, Trung quốc và Thái Lan.
Nguyên lý cơ bản của TDĐP là tuyệt đối cấm bắt chước. Nhiều
DN có thể mô phỏng mô hình kinh doanh thành công nào đó trên
thế giới như Google hay Microsoft để thành lập công ty riêng,
nhưng điều cơ bản là họ không phải là Google hay Microsoft.
Mục tiêu của TDĐP là tìm ra mục đích căn nguyên chứ không
phải mục đích theo từng vấn đề, từ đó giải quyết vấn đề theo
hướng tiếp cận bản chất chứ không theo lớp vỏ sự kiện. Để tìm
được mục đích này, DN luôn phải tự hỏi“mục đích của mục đích
này là gì?” và mở rộng không gian, thời gian xem xét vấn đề. Từ
đó đưa ra những giải pháp trọn vẹn cho vấn đề mà có thể gọi là
giải pháp - sau - giải pháp (solutions after - next). Một ví dụ đơn
giản là nếu nắp bình xăng xe lội nước lâu ngày bị vô nước thì
phải thay nó, nếu không, động cơ sẽ chết. Được như vậy, thì mọi
việc sẽ tiếp tục mà không có giải pháp triệt để. Chỉ đến khi khai
triển được mục đích cao hơn là “xe di chuyển được liên tục trong
mọi môi trường” thì mọi việc sẽ được xử lý khác hẳn và đơn giản
hơn nhiều. Ví dụ như dùng chất đốt khác thay cho xăng.
Ngoài ra, TDĐP còn nêu ra hướng tư duy “siêu dẫn đầu”, tức


không cạnh tranh với những cái sẵn có mà cạnh tranh với cái
tuyệt đối. Khi DN chỉ so sánh để đưa ra hành vi cạnh tranh thì
cũng chỉ đảm bảo khoảng cách tương đối mỏng manh với những
DN khác. Còn khi những DN như Toyota lập ra mục tiêu tuyệt đối
“tất cả bằng không - tồn kho bằng không, thời gian chờ bằng
không, chi phí phát sinh bằng không” thì nó đã mặc nhiên trở
thành dẫn đầu.
Thực hiện được TDĐP trong DN không phải là việc cá nhân,
thậm chí ngay cả khi người đó là lãnh đạo cao nhất. Do đó, phải
lôi cuốn mọi người tham gia và xây dựng phương thức thông tin,
khuyến khích sự trao đổi hợp tác và tận dụng được mọi hạt giống
sáng tạo. Không phải hạt giống nào cũng có thể phát triển thành
cây đại thụ nhưng nếu không có một mầm cây nào được nuôi
dưỡng thì chắc chắn không có cây đại thụ nào được hình thành.
Nhiều DN VN cũng đã bắt đầu thực hiện TDĐP. Chẳng hạn, nó
được phản ánh trong triết lý quản lý của Đồng Tâm theo lời ông
Võ Quốc Thắng: “Khi quản lý một công ty nhỏ, người ta có thể
quản lý bằng cơ chế và chính sách. Còn khi quản lý một công ty
lớn, phải quản lý bằng một nền văn hóa”.

×