Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Năm phương pháp dùng người ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.24 KB, 6 trang )

Năm phương pháp dùng người
Tận dụng phương pháp dùng người phát huy sở trường, tránh sở
đoản trọng điểm là phát huy đầy đủ sở trường. Song phát huy sở
trường chính là mặt chủ đạo phát huy tác dụng có tính quyết
định. Vì sở trường quyết định giá trị của con người ta, có thể chi
phối các nhân tố cấu thành giá trị con người khác.
Phát huy sở trường không những có thể tránh sở đoản, hạn chế
sở đoản mà chủ yếu là thông qua việc phát huy sở trường tăng
cường tài năng và năng lực của người ta, làm cho tài năng, năng
lực ấy không ngừng phát triển.
1. Sử dụng người theo lĩnh vực sở trường
Tính hạn chế của chủ quan và khách quan quyết định bất kỳ
người nào cũng chỉ có thể hiểu biết, tinh thông tri thức, kỹ năng
một lĩnh vực nào đó. Vì vậy sở trường đặc biệt về kỹ năng hiểu
biết có đặc trưng rất rõ. Một người dù có phát triển đột xuất bao
nhiêu, trác việt bao nhiêu về tri thức và kỹ năng, cũng có thể thích
ứng với một lĩnh vực nào đó. Hễ rời khỏi lĩnh vực mà anh ta thích
ứng đến lĩnh vực anh ta không thích ứng thì sở trường đặc biệt
về tri thức kỹ năng này sẽ không còn là ưu thế nữa, mất đi ý
nghĩa của sở trường đặc biệt.
Dùng người nhất thiết phải căn cứ vào tính lĩnh vực của sở
trường đặc biệt của người ta, kiên trì nguyên tắc đối đãi riêng, tuy
người mà dùng. Khi dùng người nên chú ý phải làm rõ sở trường
đặc biệt của đối tượng sử dụng là gì? Sở trường nào thích hợp
với lĩnh vực nào? Làm sao để lĩnh vực công tác và sở trường đặc
biệt của người đó phải trùng khớp. Tuỳ người mà dùng, không để
người ta phải từ bỏ sở trường đặc biệt của mình để cố gắng thích
ứng với công việc một cách miễn cưỡng. Lãnh đạo giỏi dùng
người luôn nhằm vào sở trường đặc biệt về lĩnh vực nào đó, sắp
xếp công việc thích hợp cho họ, giao cho họ nhiệm vụ thích hợp,
để họ phát huy ưu thế sở trường đặc biệt.


2. Dựa vào sự thay đổi sở trường đặc biệt mà sử dụng
Sở trường đặc biệt còn có tính chuyển dịch, có thể phát triển từ
lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Kết quả là sở trường lĩnh vực
mới thường vượt qua sở trường lĩnh vực cũ. Hiện tượng chuyển
dịch sở trường đặc biệt này có thể tìm thấy rất nhiều vị trí trong
hoạt động phát minh sáng tạo trong lịch sử? Như nhà báo Hughs
phát minh lò điện. Bác sĩ thú y Đặng Lạc Phổ phát minh ra tầu
biển, luật sư Karsen phát minh ra sách in, …Những người
chuyển dịch sở trường đặc biệt này thường thường là những
nhân tài ưu tú hiếm có. Sở dĩ họ nảy sinh sự chuyển dịch sở
trường đặc biệt này là vì tư duy sáng tạo của họ rất năng động,
dám phá bỏ những dàng buộc tập quán cũ, giỏi tiến hành các
hoạt động sáng tạo, biết khai thác năng lực sáng tạo mà người
bình thường không có.
Sau khi phát hiện sở trường đặc biệt của người ta đã chuyển
dịch, lãnh đạo phải kịp thời điều chỉnh phải bằng mọi khả năng
chuyển người đó sang một lĩnh vực thích hợp với sở trường đặc
biệt của anh ta, để phát huy vai trò tốt nhất của họ, bảo đảm cho
sở trường đó phát triển, tạo điều kiện tốt nhất thúc đẩy sở trường
đó phát triển.
3. Nắm chắc trạng thái tốt nhất, sử dụng đúng lúc
Sở trường đặc biệt của người ta thay đổi theo tuổi tác, sự thay
đổi ấy cũng có khả năng tăng lên, những cũng có khả năng suy
thoái. Sự thay đổi này tăng theo một đường gấp khúc.
Thông thường sự tăng trưởng hướng lên trên,khi tăng lên đỉnh
cao, thì dừng lại và giữ nguyên tại một thời gian, rồi suy thoái đi
xuống.
Do hoàn cảnh mỗi người không giống nhau, tốc độ thay đổi của
sở trường nhanh chậm khác nhau. Sự suy thoái có điểm cũng có
dài, có ngắn. Hiểu rõ sự thay đổi này của sở trường thì dùng

người phải chú ý đúng thời kỳ, phải căn cứ vào thời kỳ lên xuống
đỉnh cao của sở trường là để trọng dụng, phát huy đầy đủ nhất
sở trường của họ, không nên chờ người ta bước vào thời kỳ suy
thoái mới sử dụng. Lúc đó, rất khó phát huy sở trường của họ.
4. Giỏi gợi mở, bồi dưỡng sở trường đặc biệt
Sở trường đặc biệt của con người có tính chất dùng cái tiến bộ,
bỏ cái lạc hậu. Sở trường càng được dùng thì càng phát triển,
càng tăng thêm ưu thế của nó. Ngược lại, không dùng nó, vứt bỏ
nó sang một bên, thì nó không có cơ hội phát triển. Lâu dần sẽ
mai một đi, dùng người cũng phải hiểu được cái lý này, giỏi gợi
mở, bồi dưỡng thì nó sẽ phát triển. Thông qua sử dụng, sở
trường được bồi dưỡng thì rất có lợi. Ngược lại, phát hiện nhìn
thấy sở trường của người ta mà không sử dụng, không những
lãng phí nhân tài mà còn là một kiểu hạn chế đáng sợ đối với
nhân tài.
5. Kẻ mạnh còn kẻ cao tay hơn
Sở trường của một người, đối với người khác mà nói phải thông
qua so sánh mới được thừa nhận. Nói người ta có tài, ưu thế một
mặt nào đó chỉ là tương đối, nó chỉ biểu hiện tốt hơn người khác
một chút. Không thể coi sở trường của người nào đó là cai hoàn
mỹ nhất về một mặt nào đó. Cho nên nói kẻ mạnh còn có kẻ
mạnh hơn, cao tay hơn. Đây chính là tính tương đối của sở
trường.
Sau khi hiểu được tính chất này, khi lựa chọn đối tượng để sử
dụng thì phải kiên trì nguyên tắc cái ưu, cái tốt. Dùng đúng người
chính là biết sở trường của ai bộc lộ nhất, ai tài năng nhất, ai
mạnh nhất thì dùng người ấy.

×